Kết quả mong đợi trong nghiên cứu khoa học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHƯƠNG 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 1 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  2. 1. KHÁI NIỆM ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Là một kế hoạch được viết ra nhằm hướng dẫn thực hiện một nghiên cứu. TẠI SAO PHẢI VIẾT ĐỀ CƯƠNG NC? Nhận được sự chấp thuận của người tài trợ nghiên cứu Cho phép nhà nghiên cứu hoạch định và đánh giá các bước của quá trình nghiên cứu. Là một chỉ dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu. Cơ sở cho hoạch định nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu (thời gian và ngân sách). 2 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  3. 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thiết. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7. Kết quả mong đợi. (8. Kết luận và kiến nghị.) 9. Tài liệu tham khảo. (10. Ngân sách nghiên cứu.) 3 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  4. LỰA CHỌN TÊN ĐỀ TÀI - Tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. (hiểu theo nghĩa đen, không ẩn dụ, không hiểu theo nhiều nghĩa, …) Không nên: Thử bàn về…, Chống lạm phát – hiện tượng, nguyên nhân, giải pháp Hội nhập – thách thức và cơ hội 4
  5. Tên đề tài cần xác định được Đối tượng nghiên cứu Không gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Nội dung nghiên cứu 5
  6. 1. Giới thiệu tổng quan (LÝ DO NGHIÊN CỨU) -Xuất phát từ thực tế: Quy mô, diễn tiến, hậu quả của vấn đề hiện nay và tương lai. Câu hỏi đặt ra là gì? Xuất phát từ lý thuyết: Lịch sử của vấn đề. Khúc mắc hiện nay là gì? Nêu bật được lý lẽ chọn vấn đề (cấp bách, thiết thực). TẠI SAO LẠI CHỌN ĐỀ TÀI NÀY? 6 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  7. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Thường là tên của đề tài nghiên cứu. Thể hiện ý tưởng tổng hợp các mục tiêu cụ thể. 2.2 Mục tiêu cụ thể Giải quyết các vấn đề cấp thiết đặt ra của mục tiêu chung. Mục tiêu cụ thể đề ra phải có khả năng thực hiện được. (Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp) 7 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  8. 2. Mục tiêu nghiên cứu (tt) + Hiện trạng nào nổi bật + Nguyên nhân chủ yếu nào? + Hậu quả kinh tế-xã hội-môi trường + Đề xuất giải pháp 8
  9. TÊN ĐỀ TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NỘI DUNG 1 NỘI DUNG 2 NỘI DUNG 3 THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNG TIN VÀ PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH 9
  10. Vd: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Phân tích tình hình sản xuất và lợi thế so sánh trong chăn nuôi heo; và đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Phân tích các yếu tố sản xuất trong chăn nuôi heo; - Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm heo; - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh của chăn nuôi heo ở ĐBSCL. 10 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  11. Một số lưu ý khi xác định mục tiêu NC Nên bắt đầu bằng động từ. Mục tiêu phải diễn đạt được kết quả mong đợi mà nó có thể quan sát được và đo lường được. không nên có quá nhiều mục tiêu cụ thể. Mục tiêu có thể được thay đổi và xác định lại trong tiến trình xây dựng đề cương NC hoặc tiến trình thực hiện NC. 11 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  12. 3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thiết 3.1 Câu hỏi nghiên cứu Là cơ sở để đưa ra các giả thiết NC. Làm rỏ vấn đề NC. Là cơ sở để xây dựng mô hình NC và phương pháp NC. Dựa vào các vấn đề NC cụ thể để đặt câu hỏi NC và được cụ thể hóa trong bảng câu hỏi để thu dữ liệu. 12 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  13. 3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thiết (tt) 3.2 Kiểm định giả thiết Dùng để kiểm chứng lại các kết quả mong đợi của câu hỏi NC. Dùng để định hướng quá trình thu thập số liệu. Các giả thiết liên quan đến vấn đề NC được đặt ra và được kết luân thông qua việc kiểm định hay thực nghiệm. 13 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  14. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Giới hạn lại nội dung n/c xoay quanh vấn đề quan tâm. 4.2 Giới hạn địa điểm nghiên cứu Nêu phạm vi không gian và thời gian của nghiên cứu. Nêu địa điểm cụ thể. 14 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  15. 5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 5.1 Khảo lược các nghiên cứu trong nước 5.2 Khảo lược các nghiên cứu ngoài nước Tác giả (thời gian); “nơi nghiên cứu, vấn đề n/c có liên quan”; mục tiêu cụ thể 1, mục tiêu cụ thể 2,…; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu. 15 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  16. Lợi ích của lược khảo tài liệu Hỗ trợ cho việc xác định rõ mục tiêu NC và làm cơ sở cho việc kiểm định các giả thuyết trong mô hình NC. Gợi ý tốt cho việc đề xuất các câu hỏi và vấn đề NC chuyên sâu, mang tính thực tế, tránh trùng lắp với các vấn đề NC trước đó. Gián tiếp thể hiện tính nghiêm túc và chất lượng của dự án NC. 16 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  17. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận Lý thuyết sử dụng phân tích 6.2 Phương pháp nghiên cứu 6.2.1 Phương pháp phân tích Phương pháp sử dụng để phân tích, trình bày theo từng mục tiêu cụ thể 6.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 17 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  18. 7. Kết quả mong đợi Dự kiến kết quả đạt được của nghiên cứu Đề tài đem lại những lợi ích gì? Ai là người hưởng lợi? 8. Kết luận và kiến nghị (dựa trên kết quả nghiên cứu) Không xuất hiện trong đề cương nghiên cứu 18
  19. 9. Tài liệu tham khảo Liệt kê danh mục các tài liệu tham khảo (kể cả danh mục nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng) theo tên Tác giả - xếp theo trình tự ABC. Lưu ý liệt kê đủ các tài liệu tham khảo kể cả các nội dung đã trích dẫn (nguồn trích dẫn). 19 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  20. Cooper, Donald R and Schindler, Pamela S. , Business Cooper, Research Methods, McGraw-Hill (7th Ed.), Philippines. Research Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, TP.HCM. Trung Nguyên (2005), Phương pháp luận nghiên cứu, Nhà Trung Ph Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, TP.HCM. xu Varian, Hal R. (1997), How to build an economic model in Varian, your spare time, University of Michigan Press, Michigan. your University Tên tác giả (năm xuất bản), tên bài nghiên cứu hoặc tên Tên giáo trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản giáo nhà 20 KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Page 2

YOMEDIA

Tài liệu tham khảo về này sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm nghiên cứu là gì? và vì sao phải viết đề cương nghiên cứu? trong quá trình xây dựng phương pháp nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo

05-03-2011 605 132

Download

Kết quả mong đợi trong nghiên cứu khoa học

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đây là loạt bài hướng dẫn viết một bài báo khoa học (Cơ bản nhất) được copy từ trang web của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. BTC Giải thưởng Khoa học Euréka xin giới thiệu để các bạn tham khảo.

Tiếp theo phần phương pháp là phần trình bày kết quả nghiên cứu.  Một khó khăn mà phần lớn nghiên cứu sinh mắc phải là không biết trình bày kết quả ra sao và như thế nào trong đống rừng dữ liệu thí nghiệm thu thập và phân tích.  Vì thế, trong phần này, tôi sẽ chỉ cho các bạn một vài mẹo nhỏ và cách thức viết phần kết quả sao cho thuyết phục và nhất là phải ăn khớp với phần dẫn nhập. Đây là phần 4 của loạt bài này, mà tôi đã "mắc nợ" với rất nhiều bạn nghiên cứu trên thế giới vì trót hứa là phải "ra lò" mỗi bài một tuần!

Chỉ dẫn chung

Về nguyên tắc, trong phần kết quả, tác giả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện những gì?” (Tức là trả lời câu hỏi "What did you find?")  Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ.  Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản.  Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục đích nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) mà tác giả đã nêu ra trong phần dẫn nhập.

Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần dẫn nhập.  Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được chú thích rõ ràng; tất cả những kí hiệu phải được đánh vần hay chú giải một cách cụ thể để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của những dữ kiện này.  Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật (facts), kể cả những sự thật mà nhà nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với điều mình mong đợi).  Tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ  được đề cập đến trong phần thảo luận (Discussion).

Chỉ dẫn cụ thể

Phần kết quả có thể ví von là “trái tim” của một bài báo khoa học.  Cái khó khăn lớn nhất là làm sao trình bày rất nhiều dữ liệu và phân tích trong vòng vài trang giấy.  Thông thường, tác giả có thể bắt đầu trình bày những dữ liệu đơn giản nhất, những dữ liệu dễ hiểu nhất, và dần dần cung cấp những dữ liệu phức tạp hơn.  Sau đây là một số chỉ dẫn cụ thể để các bạn có thể trình bày phần kết quả một cách thuyết phục:

1.  Trước hết, sắp xếp những kết quả quan trọng trong một loạt bảng số liệu và biểu đồ mà tác giả muốn đưa vào bài báo khoa học.  Tác giả nên viết xuống giấy những kết quả được xem là thú vị, là quan trọng, nhưng chưa có cơ sở vững vàng.  Những kết quả này sẽ là đầu đề để bàn luận sau này.  Nếu kết quả nghiên cứu đơn giản (như bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, độ tuổi trung bình, v.v…), thì không cần phải trình bày trong bảng số liệu, mà chỉ cần mô tả trong bài báo là đủ.  Nhưng những kết quả mang tính phức tạo thì cần phải cần đến bảng số liệu và biểu đồ.

Làm sao biết nên chọn cách trình bày bằng bảng số liệu hay biểu đồ?  Kinh nghiệm của tôi cho thấy nếu số liệu chính xác là quan trọng cho bài báo, thì nên dùng bảng số liệu; nếu xu hướng (pattern) là quan trọng hơn là độ chính xác thì nên trình bày bằng biểu đồ.  Dù là bảng số liệu hay biểu đồ, cần phải cẩn thận đặt tên và ghi chú cẩn thận, sao cho người đọc không cần đọc phần chi tiết trong bài báo vẫn có thể nắm được ý nghĩa của dữ liệu.

Ví dụ: bảng số liệu sau đây có tiêu đề rõ ràng, chỉ ra năm thu thập dữ liệu, địa điểm, và nội dung của dữ liệu:

Kết quả mong đợi trong nghiên cứu khoa học

Biểu đồ dưới đây, tác giả giải thích các kí hiệu trong biểu đồ một cách ngắn gọn mà người đọc có thể nắm lấy những nét chính của mô hình:

 

Kết quả mong đợi trong nghiên cứu khoa học

Cố nhiên, những bảng số liệu và biểu đồ bắt buộc phải đề cập trong phần kết quả.  Dùng chữ số để đề cập đến biểu đồ hay bảng số liệu.  Ví dụ, nên viết: "An exponential increase in egg production of Acartia tonsa was found for algal concentrations between 10 and 1,000 cells per ml r2 =0.779, p= 0.05 (Figure 1)", thay vì viết "Figure 1 shows an exponential increase in egg production of Acartia tonsa was found for algal concentrations between 10 and 1,000 cells per ml r2 =0.779, p= 0.05."

2.  Phần kết quả nên trình bày những dữ liệu để “yểm trợ” cho các mục tiêu đề ra trong phần dẫn nhập. Phần kết quả chính là nơi để tác giả trình bày cái “ca” của mình.  Do đó, sự khúc chiết ở đây rất quan trọng.  Tác giả cần phải thuyết phục người đọc rằng lí giải của mình là logic.  Nếu người đọc cảm thấy lẫn lộn do dữ liệu trình bày, hoặc không thể nào theo dõi những diễn giải của tác giả, họ có thể không chấp nhận kết luận của tác giả (và đó là một điều nguy hiểm).

Chẳng hạn như tác giả đặt câu hỏi “chiều cao của nam sinh viên bằng chiều cao của nữ sinh viên theo học ngành sinh học”, thì việc đầu tiên tác giả phải thu thập chiều cao từ một nhóm sinh viên được chọn ngẫu nhiên trong các khoa sinh học.  Sau đó tác giả tính toán các chỉ số thống kê (trung bình, độ lệch chuẩn, v.v…) và thể hiện các dữ liệu này bằng biểu đồ.  Giả dụ rằng sau khi phân tích tác giả phát hiện nam sinh viên cao hơn nữ sinh viên 12.5 cm, và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Cần phải nhìn vào dữ liệu và suy nghĩ cẩn thận về ý nghĩa của chúng là gì.  Nếu tác giả mà không biết dữ liệu mình nói gì, thì người đọc cũng khó có thể hiểu được ý nghĩa của dữ liệu.  Một khi tác giả đã biết dữ liệu của mình nói lên ý gì, thì mới có thể thiết kế một cách trình bày cho thích hợp và rõ ràng.

3.  Khi mô tả kết quả nghiên cứu, cần phải đề cập đến xu hướng khác biệt (directionality) và mức độ khác biệt  (magnitude).  Trong phần kết quả, tác giả nên cung cấp thông tin quan trọng về mối liên hệ, và khác biệt.  Hai đặc điểm cần chú ý là xu hướng và mức độ khác biệt.  Chẳng hạn như không nên viết "groups A and B were significantly different".  Câu hỏi đặt ra là khác biệt như thế nào?  Do đó, câu văn trên cần phải viết lại cho có thông tin hơn, ví dụ như: "Group A individuals were 23% larger than those in Group B", hay, "Group B patients gained weight at twice the rate of Group A patients."

4.  Khi mô tả một bảng số liệu, tránh cách viết liệt kê. Một bảng số liệu có khi có rất nhiều số liệu phức tạp, mà tác giả có khi cảm thấy lúng túng không biết nên mô tả số liệu nào trước, và số liệu nào sau.  Nguyên lí là chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày.  Nói chung, khi trình bày bảng số liệu, cần (a) tối thiểu hóa lặp lại những con số trong bảng số liệu; (b) cung cấp cho độc giả những thông tin bổ sung cho bảng số liệu (nhưng không có trong bảng số liệu); và (c) cố gắng súc tích.

Ví dụ: "Data from 1194 women and 761 men, whose BMD measurements were available, were analysed.  The average (and standard deviation, SD) of age for both sexes was 69.5 (6.5) years old (Table 1), with an above-average concentration of subjects in the younger age group of 60-69 years (58%), followed by 70-79 years (33%) and 80+ years (9%).  The distribution of body mass index (BMI) in the sample was normally distributed for both sexes, with mean of 26 (3.6) kg/m2 for men, almost identical to that of in women (25.4 (4.6) kg/m2).  Approximately one-third of women and 36% of men had BMI greater than 27 kg/cm2.  Dietary calcium intake was skewed toward the lower level, with median for men (592 mg/day) was not significantly different from women (573 mg/day). In both sexes, approximately 75% of intakes was below 800 mg/day.  Quadriceps strength in men (33 (13) kg) was significantly higher (p < 0.0001) than women (20 (8) kg).  Physical activity index (PAI) in men was also higher (p < 0.001) in men (35 + 8.9) compared to women (30 (4.4)); 75% of men and women had PAI lower than 38 and 32, respectively."

Đối với những bảng số liệu phức tạp, tác giả cần phải viết vài dòng giải thích trước khi mô tả dữ liệu.  Chẳng hạn như trong bảng số liệu sau đây trình bày về ảnh hưởng của genes và môi trường đến thành phần cơ thể (body composition) và khối lượng xương:

Kết quả mong đợi trong nghiên cứu khoa học

Trước hết, tác giả giải thích về mục tiêu một cách ngắn gọn: “To assess whether the observed relationships between BMD at various sites and body composition were attributable to genetic or environmental factors, multivariate genetic model-fitting analysis (as described in Figure 1) was performed.”

Sau đó là giải thích ý nghĩa của các kết quả trong bảng số liệu: “Squared standardised path coefficients (Table 2) can be interpreted as estimates of heritability of specific and decomposed in terms of the portion in common with and independent of other genetic factors.  Off-diagonal elements of this analysis were small relative to diagonal elements, which indicate that the majority of heritability of each variable trait is due to specific genetic factors.”

Và sau cùng là mô tả dữ liệu trong bảng số liệu: “The heritability of fat mass in this sample was 0.65, and the portion of this due to shared genetic factors with lean mass was 0.02, whereas approximately a third of the environmental variance of FM was due to shared environment with lean mass.  This is consistent with the non-significant genetic correlation between lean and fat mass (0.16; p = 0.24), and the significant environmental correlation (0.51; p < 0.001, Table 3)."

5.  Tác giả nên báo cáo kết quả “âm tính” (negative results) – vì đây là những kết quả có khi rất quan trọng!  Đôi khi kết quả thí nghiệm không xảy ra như tác giả tiên lượng lúc ban đầu, hoặc không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và tác giả sợ khó công bố bài báo nên cố tình dấu!  Nhưng đó là điều không chấp nhận được trong khoa học.  Những kết quả như thế có thể nói lên rằng giả thuyết nghiên cứu không đúng và cần phải phát biểu lại, hoặc phương pháp đo lường có vấn đề, hoặc tác giả đang ngồi trên một khám phá rất quan trọng.  Bất cứ lí do gì, tác giả cần phải thành thật trình bày những kết quả “âm tính”, và đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì kết quả không như mình tiên lượng là những “kết quả xấu”.  Nếu tác giả thiết kế công trình nghiên cứu tốt, thì những dữ liệu kết quả đó là thật, và cần phải được trình bày và diễn giải một cách thích hợp.

Những “không nên” trong phần kết quả

1.  Không nên đưa vào bài báo những thông tin và dữ liệu “lặt vặt”. Những thông tin không quan trọng và nhỏ nhặt có thể làm người đọc lạc hướng vấn đề.  Chẳng hạn như nếu trình bày kết quả về mối liên hệ giữa gene và bệnh tiểu đường, không cần phải trình bày thành phần kinh tế của đối tượng nghiên cứu trong bài báo.  Nên nhớ rằng lúc nào cũng chú tâm đến dữ liệu nhằm yểm trợ cho mục đích đặt ra lúc ban đầu, chứ không nên tự đi ra ngoài mục tiêu của công trình nghiên cứu!

2.  Tránh trình bày một loạt dữ liệu mà không có ý nghĩa gì lớn hay không diễn giải. Chẳng hạn như cách viết sau đây là phải tránh: "Hours in sunlight significantly affected growth (Table 1). Soil moisture significantly affected growth (Table 2). Soil nitrogen also had a significant effect on plant growth (Table 3)."  Thay vì viết như thế, tác giả nên phát triển mỗi ý tưởng trong bài báo: mô tả ảnh hưởng hay hệ quả; mức độ ảnh hưởng ra sao; và những thông tin liên quan đến đơn vị so sánh.  Một bài báo dài nên có những tiêu đề nhỏ trong phần kết quả để người đọc có thể theo dõi và đối chiếu với phần phương pháp.

3Không nên dùng những tính từ mang tính áp đặt trong phần kết quả.  Chẳng hạn như không nên viết "This difference was highly significant (p = 0.001)," mà chỉ cần đơn giản viết rằng "This difference was significant (p = 0.001)."  Người đọc sẽ rất khó chịu khi tác giả dùng từ “highly” vì họ xem đó là cách đặt chữ vào miệng người đọc.  Tác giả chỉ nền trình bày con số, dữ liệu; người đọc sẽ đánh giá dữ liệu đó cao hay thấp.

4.  Không nên diễn giải dữ liệu trong phần kết quả.  Những bình luận như "the data suggest that ...." chẳng có ý nghĩa gì cả, mà còn mang tiếng là nhét chữ vào miệng người đọc!  Phần diễn giải dữ liệu nên để dành cho phần bàn luận (discussion); trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật.

5.  Phân tích không chỉ dạy điều gì cả. Nhiều tác giả phạm phải những lỗi lầm sơ đẳng như câu "The ANOVA showed that.…"  Phương pháp phân tích thống kê không “show”, không chỉ cái gì cả; tác giả mới chính là người “chỉ” ra kết quả đó có ý nghĩa gì!

Vài lới khuyên về văn phong trong phần kết quả

1.  Về cách viết trong phần kết quả, nên dùng thì quá khứ và thể thụ động (passive voice).  Phần lớn các tập san y khoa và khoa học nói chung yêu cầu tác giả dùng thì quá khứ để báo cáo những kết quả thí nghiệm.  Tuy phần lớn các bài báo đều viết theo thể thụ động, nhưng cũng có một số ít tập san (như Lancet và New England Journal of Medicine) yêu cầu tác giả viết theo thể chủ động (active voice).

Ví dụ dưới đây nhấn mạnh đến xu hướng (trend) và sự khác biệt mà tác giả muốn người đọc tập trung vào:

The duration of exposure to running water had a pronounced effect on cumulative seed germination percentages (Fig. 2). Seeds exposed to the 2-day treatment had the highest cumulative germination (84%), 1.25 times that of the 12-h or 5-day groups and 4 times that of controls.”

Ngược lại, trong ví dụ dưới đây, tác giả ngầm diễn giải số liệu và muốn “lôi kéo” người đọc tin vào mô hình / ý tưởng của tác giả.

“The results of the germination experiment (Fig. 2) suggest that the optimal time for running-water treatment is 2 days. This group showed the highest cumulative germination (84%), with longer (5 d) or shorter (12 h) exposures producing smaller gains in germination when compared to the control group.”

2.  Khi trình bày các kết quả phân tích thống kê mang tính mô tả (như tên của test, trị số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính mà các phương pháp test “yểm trợ”. Chẳng hạn như chiều cao của nam sinh viên cao hơn nữ sinh viên, tác giả có thể viết như sau:

"Men (180.5 ± 5.1 cm; n=34) averaged 12.5 cm taller than women (168 ± 7.6 cm; n=34) in the AY pool of Biology majors (two-sample t-test, t = 5.78, 33 d.f., p < 0.001)."

Nếu các số liệu thống kê được trình bày trong một biểu đồ, câu văn trên có thể viết lại như sau:

"Men averaged 12.5 cm taller than women in the AY 1995 pool of Biology majors (two-sample t-test, t = 5.78, 33 d.f., p < 0.001; Figure 1)."

Chú ý rằng các kết quả chính trình bày ngoài dấu ngoặc, còn kết quả phân tích thống kê thì trình bày trong dấu ngoặc.

3. Luôn luôn trình bày đơn vị đo lường (không có gì đáng “ghét” hơn là đọc một dữ liệu mà không biết đơn vị đo lường là gì!). Đối với giá trị đơn, tác giả có thể viết "the mean length was 10 m", or, "the maximum time was 140 min".  Khi báo cáo các chỉ số về dao động và khác biệt, nên viết rõ dấu phía sau là SD hay SE: “10 ± 2.3 m (mean ± SD)".  Tương tự, đặt đơn vị đo lường sau cùng trong dãy số liệu có cùng đơn vị đo lường, ví dụ như: "lengths of 5, 10, 15, and 20 m", or "no differences were observed after 2, 4, 6, or 8 min. of incubation".

Tuy đóng vai trò “trái tim” của một bài báo khoa học, phần kết quả cũng chỉ dài khoảng 2-3 trang.  Do đó, việc chọn dữ liệu để trình bày cũng như kĩ thuật viết rất quan trọng trong việc viết phần kết quả cho đầy đủ và thuyết phục.  Hi vọng rằng những hướng dẫn trên đây giúp cho các bạn soạn bài báo khoa học hay luận án tốt hơn.  Cố nhiên, những hướng dẫn này thích hợp cho ngành y khoa và sinh học, có thể không hẳn thích hợp cho các ngành khác như kinh tế học chẳng hạn.  Tuy nhiên, về nguyên tắc, tôi nghĩ cách viết cũng không khác nhau mấy giữa các ngành khoa học thực nghiệm.

Nguồn: http://nguyenvantuan.net/otherskills/880-cach-viet-mot-bai-bao-khoa-hoc-phan-4