Iso 50001 la gì

Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018 là gì. Ba lợi ích quan trọng khi áp dụng (Benefits of EnMS) và thủ tục áp dụng và chứng nhận ISO 50001.

Nội dung bài viết

  • I. ISO 50001:2018 là gì
    • 1.Hệ thống quản lý năng lượng
    • 2. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn
    • 3. Bộ tiêu chuẩn ISO 50000
  • II. Lợi ích của ISO 50001:2018
    • 1.Cải tiến kết quả thực hiện năng lượng
    • 2. Tiết kiệm được chi phí sử dụng năng lượng
    • 3. Đóng góp đáng kể bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu
  • III. Những điểm quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 50001
    • 1. Chính sách năng lượng
    • 2. Mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
    • 3. Xem xét năng lượng
    • 4. Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI)
    • 5. Đường cơ sở năng lượng (EnB)
    • 6. Hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng.
  • IV. Làm thế nào để đạt được Chứng nhận ISO 50001
    • Giai đoạn 1: Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng
    • Giai đoạn 2: Đánh giá Chứng nhận

1.Hệ thống quản lý năng lượng

Hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems): Là tiêu chuẩn Quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Đầu ra dự kiến là giúp tổ chức tuân theo cách tiếp cận hệ thống trong việc đạt được cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng và EnMS.

Tiêu chuẩn này:

STT Phạm vi áp dụng Giải thích
1 Áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô, mức độ phức tạp, vị trí địa lý, văn hóa tổ chức hoặc sản phẩm và dịch vụ tổ chức cung cấp. Mọi doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn. Lĩnh vực sản xuất, thương mại, hay các ngành nghề đều có thể áp dụng để cải tiến hiệu suất sử dụng năng lượng.
2 Có thể áp dụng cho các hoạt động ảnh hưởng đến kết quả thực hiện năng lượng, được quản lý và kiểm soát bởi tổ chức. Có thể áp dụng cho một đối tượng cụ thể: Ví dụ Cụm máy trong nhà xưởng sử dụng năng lượng đáng kể (SEU).
3 Có thể áp dụng không phân biệt lượng, việc sử dụng hay loại năng lượng tiêu thụ. Năng lượng quản lý có thể gồm nhiều loại: Điện, hơi, gas…
4 Yêu cầu chứng tỏ cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng, nhưng không xác định mức cải tiến kết quả thực hiện năng lượng cần đạt được. Mức độ cải tiến có thay đổi tuy nhiên có thể không như mục tiêu đã kỳ vọng.
5 có thể được sử dụng độc lập hoặc đồng thời hay tích hợp với các hệ thống quản lý khác. Tích hợp với các hệ thống quản lý liên quan: ISO 9001, ISO 14001.

2. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn

Iso 50001 la gì

(Nguon:unido)

  • Các tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp Quốc  (UNIDO) đưa ra những biện pháp với thách thức biến đổi khí hậu. Tháng 04 năm 2007 UNIDO đã quyết định đề xuất với ISO xây dựng một tiêu chuẩn quản lý năng lượng Quốc tế. 
  • Tiểu ban ISO / PC 242 với sự lãnh đạo của ANSI (Hoa Kỳ) và ABNT (Brazil) cùng với thành viên Trung Quốc và Anh tham gia vào dự án xây dựng tiêu chuẩn.
  • 44 Quốc gia khác cũng đã tham dự là thành viên và 14 Quốc gia quan sát viên.
  • ISO 50001:2011 xuất bản vào ngày 17 tháng 06 năm 2011 với tên gọi: Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng.
  • ISO 50001:2018 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO  ban hành ngày 21 tháng 08 năm 2018 thay thế phiên bản ISO 50001:2011.
  • Như vậy các doanh nghiệp đang áp dụng phiên bản ISO 50001:2011 sẽ phải thực hiện chuyển đổi lên phiên bản mới trước ngày 21 tháng 08 năm 2021.

3. Bộ tiêu chuẩn ISO 50000

  • ISO 50001:2018: Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng.
  • ISO 50002:2014: Kiểm toán năng lượng – Các yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng.
  • ISO 50003:2021: Hệ thống quản lý năng lượng – Yêu cầu đối với tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng.

II. Lợi ích của ISO 50001:2018

Iso 50001 la gì

1.Cải tiến kết quả thực hiện năng lượng

Với đầu vào của việc kiểm soát 3 yếu tố:

  • Hiệu suất năng lượng.
  • Sử dụng năng lượng.
  • Tiêu thụ năng lượng.

Với chỉ số đầu ra là:

  • Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI)
  • Đường cơ sở năng lượng (EnB)

⇒ Cải tiến kết quả thực hiện năng lượng

2. Tiết kiệm được chi phí sử dụng năng lượng

Những thành tựu trên thế giới công bố:

  • Năm 2010: Delta Electronics công bố mức tiêu thụ điện năng của họ giảm 10.51 triệu KWh
  • Tại Ấn Độ: Hang năm con số tiết kiệm là 1,7 triệu KWh

ISO tuyên bố con số một doanh nghiệp áp dụng có thể giảm tới 60% mức tiêu thụ điện năng nếu áp dụng ISO 50001:2018.

3. Đóng góp đáng kể bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

Chính bởi việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu từ tự nhiên như:

  • Nhà máy thủy điện
  • Nhà máy nhiệt điện (than…) 

Giảm tỉ lệ khí thải (CO2) khi phải tiêu thụ một lượng năng lượng nhỏ đi giúp giảm tác động tới biến đổi khí hậu.

III. Những điểm quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 50001

1. Chính sách năng lượng

Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách chất lượng:

  • Phù hợp với mục đích của tổ chức
  • Đưa ra khuôn khổ cho mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
  • Bao gồm việc cam kết đảm bảo sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Chính sách phải:

  • Sẵn có bằng thông tin dạng văn bản
  • Được truyền đạt trong tổ chức
  • Sẵn có cho các bên quan tâm, khi thích hợp
  • Được xem xét và cập nhật định kỳ khi cần.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Tổ chức phải đảm bảo thiết lập các mục tiêu ở các chức năng và các cấp liên quan. Tổ chức phải thiết lập các chỉ tiêu năng lượng:

  • Nhất quán với chính sách năng lượng;
  • Đo được;
  • Tính đến các yêu cầu được áp dụng;
  • Xem xét các SEU;
  • Tính đến các cơ hội để cải tiến kết quả thực hiện năng lượng;

Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng.

3. Xem xét năng lượng

Tổ chức phải xây dựng và thực hiện việc xem xét năng lượng. Để xây dựng việc xem xét năng lượng:

  • Phân tích việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trên cơ sở dữ liệu đo lường và dữ liệu khác
  • Dựa trên kết quả phân tích, nhận biết các SEU
  • Với từng SEU: xác định các biến liên quan; xác định kết quả thực hiện năng lượng hiện tại;
  • Xác định và lập thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội cải tiến kết quả thực hiện năng lượng;
  • Uớc lượng việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về phương pháp và tiêu chí được sử dụng để xây dựng xem xét năng lượng và phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về kết quả của việc xem xét.

4. Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI)

Tổ chức phải xác định các EnPI:

  • Thích hợp cho việc đo lường và theo dõi kết quả thực hiện năng lượng của tổ chức;
  • Giúp tổ chức chứng tỏ việc cải tiến kết quả thực hiện năng lượng.
  • Phương pháp để xác định và cập nhật (các) EnPI phải được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.

Iso 50001 la gì

5. Đường cơ sở năng lượng (EnB)

  • Tổ chức phải thiết lập (các) EnB thông qua việc sử dụng thông tin từ (các) xem xét năng lượng, có tính đến khoảng thời gian thích hợp.
  • Khi tổ chức có dữ liệu chỉ ra rằng các biến liên quan ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thực hiện năng lượng. Thì tổ chức phải thực hiện việc chuẩn hóa (các) giá trị của EnPI và (các) EnB tương ứng.

6. Hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các đặc trưng chính của hoạt động của mình ảnh hưởng đến kết quả thực hiện năng lượng được nhận biết, đo lường, theo dõi và phân tích theo các khoảng thời gian được hoạch định.

Dữ liệu được thu thập (hoặc thu được thông qua việc đo lường khi có thể áp dụng).  Và được lưu giữ bằng thông tin dạng văn bản phải bao gồm:

  • Các biến liên quan đối với các SEU.
  • Việc tiêu thụ năng lượng liên quan đến (các) SEU và tới tổ chức.
  • Tiêu chí vận hành liên quan đến các SEU.
  • Yếu tố tĩnh, nếu áp dụng được.
  • Dữ liệu quy định trong kế hoạch hành động.

IV. Làm thế nào để đạt được Chứng nhận ISO 50001

Để đạt được chứng nhận ISO 50001 doanh nghiệp cần trải qua 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng

  • Việc đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ xem mục đích mà mình mong muốn khi xây dựng EnMS.
  • Thành lập ban chỉ đạo ISO.
  • Thực hiện đào tạo nội bộ đặc biệt với các nhân sự tại các SEU chính.
  • Biên soạn hệ thống tài liệu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, trọng tâm vào các mục đã đề cập tại phần III.
  • Vận hành áp dụng.
  • Đánh giá nội bộ và tìm kiếm cơ hội cải tiến.

⇒ Chi tiết tương tự như quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9001

Giai đoạn 2: Đánh giá Chứng nhận

  • Đăng ký chứng nhận với các Tổ chức Chứng nhận ISO 50001.
  • Thực hiện đánh giá chứng nhận.
  • Khắc phục sau đánh giá.
  • Cấp Chứng chỉ.

⇒ Chi tiết tương tự như quá trình đánh giá chứng nhận ISO 9001

Kính chúc doanh nghiệp bạn xây dựng Hệ thống quản lý năng lượng thành công và mang đến hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng đang có!