Hút thuốc lá có hại như thế nào sinh 6 năm 2024

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hút thuốc thụ động là thuật ngữ để chỉ những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc từ người hút thuốc, đôi khi được hiểu là " môi trường có khói thuốc lá ". Hút thuốc thụ động từ những người hút thuốc trong nhà có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ em. Những vấn đề này sẽ tồi tệ hơn nếu cả hai cha mẹ của trẻ đều hút thuốc.

1. Nguy cơ khi hút thuốc là thụ động ở trẻ em

Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ em gặp các vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Các triệu chứng về thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè
  • Nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi - Những bệnh nhiễm trùng này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hen suyễn – có thể không gây ra triệu chứng thường xuyên. Nhưng khi các triệu chứng bùng phát, trẻ thở khò khè, ho hoặc có cảm giác căng tức ở ngực.
  • Phổi không phát triển bình thường trong thời thơ ấu
  • Nhiễm trùng tai
  • Mất thính giác (khi trưởng thành)

Sau này khi trưởng thành, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá có nhiều khả năng mắc phải:

  • Hen suyễn
  • Ung thư phổi
  • Các loại ung thư khác
  • Bệnh tim

Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chúng cũng sẽ hút thuốc

Nếu con đã bị hen suyễn, hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hút thuốc thụ động khiến trẻ bị hen suyễn đến mức cần dùng thuốc điều trị hen hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên hơn.

Khói thuốc còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu một người phụ nữ (không hút thuốc) sống trong nhà có khói thuốc lá, trẻ được sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân hơn trẻ bình thường khác.

Những vấn đề có thể xảy ra nếu một người phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai

Phụ nữ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn, hoặc sinh non, chưa đủ tháng. Khi một người phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ cao hơn:

Hút thuốc lá có hại như thế nào sinh 6 năm 2024

  • Sinh quá sớm
  • Không phát triển như bình thường trong tử cung
  • Sinh ra bị dị tật bẩm sinh
  • Chết vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong quá trình sau sinh (hội chứng em bé chết đột ngột trong khi ngủ mà không rõ lý do).

Nếu chỉ làm một căn phòng không khói thuốc trong nhà thôi thì điều đó là chưa đủ cho con, cha mẹ cần làm cho cả nhà không khói thuốc. Việc sử dụng máy lọc không khí sẽ không giúp ích gì.

2. Biện pháp phòng ngừa hút thuốc lá thụ động ở trẻ em

Nếu muốn bỏ hút thuốc, hãy ghi nhớ và đặt ra các mốc thời gian cần thực hiện: lên lịch ngày bắt đầu bỏ thuốc, ngày nói với gia đình, bạn bè và những người xung quanh rằng bản thân dự định sẽ bỏ thuốc, dự đoán hoặc lên kế hoạch trước cho những thời điểm khó khăn mà sẽ phải đối mặt trong khi bỏ thuốc lá. Loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác khỏi nhà, xe hơi và nơi làm việc. Tạm thời tránh xa những người hút thuốc lá, những khu vực có người hút thuốc. Nhờ bác sĩ kê toa thuốc giúp bạn bỏ thuốc lá, một số loại thuốc, kẹo , ô mai, thảo dược... giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: uptodate 2019

XEM THÊM:

  • Hút thuốc lá thụ động có làm tăng nguy cơ bị đau tim không?
  • Nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu là phù hợp cho trẻ
  • Có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch bệnh thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Hơn 7 triệu ca tử vong này là kết quả của việc sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu là kết quả của những người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc phụ.

Nếu làm một bài toán thống kê đơn giản, với 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. 26% thanh thiếu niên đô tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc do trong bộ luật Việt Nam chưa có điều luật hạn chế nghiêm ngặt độ tuổi được mua thuốc lá như các nước khác. TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC LÁ. Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

  • Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.
  • Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  • Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14.5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi.
  • Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

ĐIỀU GÌ LÀM THUỐC LÁ TRỞ THÀNH "MẦM MỐNG ĐE DỌA" CHO SỰ SỐNG Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen... Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).

  • 1,3-Butadiene là một hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Nó được xem là một hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu;
  • Arsenic được dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang;
  • Benzene được dùng để sản xuất các hóa chất khác. Nó có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người;
  • Cadmium là kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận và tuyến tiền liệt;
  • Chromium VI được dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi và xoang mũi;
  • Formaldehyde được dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa. Nó còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu và ung thư ở các mô hô hấp;
  • Polonium-210 là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật;
  • Tar được tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Nó để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và móng tay.

Ngoài ra, Nicotine và Carbon Monoxide chính là “cặp bài trùng” nguy hiểm nhất:

  • Nicotine: Chứa 1-3 mg Nicotine trong 1 điếu thuốc, đây chính là chất gây nghiện, do cơ thể chịu tác dụng kích thích ban đầu của hóa chất. Nó có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim và thu hẹp động mạch (mạch máu dẫn máu từ tim). Nicotine cũng có thể góp phần làm xơ cứng thành động mạch, từ đó, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể từ sáu đến tám giờ tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá. Thế nhưng, Nicotine có thể giúp tăng hung phấn, nâng sự tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, gia tăng sự minh mẫn và khéo léo, giảm buồn chán. Vì thế, người ta thường tìm đến thuốc lá mỗi khi căng thẳng hoặc có tâm sự. Ngoài ra, tương tự như các chất gây nghiện khác, Nicotine có một số tác dụng phụ khi cai thuốc. Một số thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện gần đây cung cấp nhiều nicotine hơn thuốc lá truyền thống.
  • Carbon Monoxide: Đây là loại khí không mùi, không mầu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tác dụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.

HÚT THUỐC LÁ GÂY UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO? Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí. Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.