Hút đờm cho trẻ sơ sinh ở đâu

Hiện nay, không khí ô nhiễm và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Các tình trạng xảy ra phổ biến như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm, chất nhầy hoặc những dị vật trong khoang đường thở. Một giải pháp hữu ích hiện nay mà các bậc cha mẹ thường hay áp dụng đó chính là hút mũi.

1. Khi nào cha mẹ cần phải hút mũi cho bé?

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đặc biệt là vào mùa đông - xuân hoặc khi thời tiết lạnh thay đổi đột ngột, trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở rất khó chịu.

Hình 1: Khi thời tiết thay đổi trẻ thường bị sổ mũi, ngạt mũi.

Đa phần các triệu chứng này nguyên nhân là do có đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở gây nghẹt mũi. Đờm thường xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi,... khiến cho đường thở bị tắc nghẽn và khó lưu thông. Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và đôi khi nước mũi chảy nhiều.

Nếu không lấy dịch đờm ra khỏi khoang đường thở lâu dần khiến cho đờm nhiều hơn gây tắc nghẽn đường hô hấp, trẻ sẽ khó thở tăng lên và có thể gây ra suy hô hấp. Do vậy, việc hút đờm trong mũi cho trẻ là điều rất cần thiết giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở và hô hấp dễ dàng hơn.

Những trẻ sơ sinh còn nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài, do đó cha mẹ cần phải dùng dụng cụ để hút chất nhầy ra ngoài. Một số trường hợp cụ thể cha mẹ cần phải hút chất nhầy mũi cho bé đó là :

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, khó thở nhưng không có khả năng tự xì mũi ra ngoài.

- Trẻ có các vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Trẻ bị sốt cao 38 - 39 độ, khó thở.

- Trẻ được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.

Những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ để lấy được đờm ra ngoài. Còn đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ hướng dẫn bé cách để xì mũi, khạc đờm ra ngoài. Kỹ thuật hút chất nhầy mũi ở trẻ lớn thường chỉ áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt không thể tự ý thức được như hôn mê, co giật,...

2. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ

Kỹ thuật hút lấy đờm, chất nhầy mũi có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Nếu tại bệnh viện, thông thường người thực hiện phải là nhân viên y tế với máy hút đờm chuyên dụng trong những trường hợp viêm phổi, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản nặng.

Nếu trẻ được chăm sóc tại nhà và bác sĩ có chỉ định hút chất nhầy mũi hằng ngày, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách hút đờm cho bé bằng các dụng cụ chuyên dụng. Phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng ống bơm và dụng cụ hình chữ U.

Hút mũi bằng ống bơm

Bước 1: Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1 - 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng giữ dung dịch đó trong mũi bé khoảng 10 giây.

Hình 2: Đặt đầu bé nằm nghiêng.

Bước 2: Đợi khoảng 2 - 3 phút để chất nhầy được hòa loãng nhất, sau đó giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi. Khi đó bé sẽ đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Chú ý nếu tình trạng thở vẫn khò khè cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.

Bước 3: Ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi bé. Khi đặt chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Chú ý không nên đưa ống bơm quá sâu vào trong nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho mũi. Trong trường hợp nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng thì phải dừng việc hút lại ngay. Có thể làm lại sau đó để tránh gây tổn thương.

Sau khi hút chất nhầy ra cần phải loại bỏ và làm sạch ống bơm để tiếp tục hút bên mũi còn lại. Thao tác hút tương tự như vừa nãy.

Cha mẹ có thể tiến hành hút chất nhầy 2 - 3 lần cho đến khi bé hết ngạt mũi và thở một cách dễ dàng.

Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U

Bước 1: Phải có người lớn giữ chặt trẻ không cho cử động, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy.

Bước 2: Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Lực hút càng mạnh thì sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu. Bạn cũng không phải lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ sẽ đảm bảo việc đó.

Hình 3: Một đầu lớn đặt vào mũi trẻ.

Bước 3: Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại. Sau khi hút xong loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.

3. Một số lưu ý cho cha mẹ khi hút mũi cho trẻ

Niêm mạc vùng mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ tổn thương, do đó các thao tác hút đờm trong mũi cần phải nhẹ nhàng và đúng để tránh những xây xát. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

- Các dụng cụ hút lấy đờm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hút chất nhầy.

- Các thao tác hút đờm, chất nhầy cần phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi dẫn đến chảy máu.

- Sau khi hút đờm xong cần phải vệ sinh mũi họng cho bé nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

Hình 4: Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau khi hút đờm xong.

- Không nên hút đờm chất nhầy mũi quá 3 lần/ ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

- Người lớn tuyệt đối không hút mũi cho trẻ bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

- Nếu trẻ bị hắt hơi khi đang rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi dung dịch vệ sinh vẫn đi vào mũi bé, đồng thời việc hắt hơi cũng giúp đẩy những chất nhầy còn sót lại đi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì bắt buộc phải dừng việc hút lại để bé ổn định hơn.

Nếu cha mẹ rửa hút lấy đờm mũi thường xuyên trong vòng 3 ngày mà không đỡ, trẻ vẫn bị khó thở, ngạt mũi, sổ mũi thì lúc này bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể bé bị mắc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản,... và cần phải có biện pháp điều trị.

Hút mũi là một phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm, chất nhầy của trẻ ra bên ngoài, khiến cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi - miệng.

Do đó bạn cần phải được sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc về kỹ thuật hút mũi bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn kịp thời

Trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp tuy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không xử lý sớm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Khi bị viêm hô hấp, mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đàm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để tống xuất ra, đàm nhớt sẽ ứ đọng gây khó chịu, khiến trẻ bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, khó thở, ho, sốt….và nhiều nguyên nhân khác.

✷ Hỏi làm thế nào khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị đờm

👉 Đối Với Trẻ Sơn Sinh: Đàm nhớt đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, bởi đường thở của trẻ sơ sinh hẹp, mũi nhỏ, lại không biết cách thở bằng miệng. Nếu bị nghẹt do đàm nhớt nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, khó thở, ngủ không ngon, quấy khóc, bỏ ăn,…trẻ không thể thở, khi đó nguy cơ tử vong rất cao, việc hút đờm cho bé là giải pháp tốt nhất hiện nay.

👉 Đối Với Trẻ em: Trẻ lớn hơn đã biết cách thở bằng miệng, nhưng lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Miệng không phải là cơ quan để thở, niêm mạc miệng không có chức năng làm ấm, làm sạch như niêm mạc mũi. Vì vậy, khi thở bằng miệng đồng nghĩa với việc sẽ hít toàn bộ vi khuẩn, bụi bẩn qua vùng họng, gây bệnh cho vùng này và lan vào cả phế quản.

Rất nhiều trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp lâu ngày đến mức bị tắc – xẹp thùy phổi, thậm chí là xẹp phổi. Nguyên nhân do đàm nhớt xuất tiết trong quá trình viêm nhiễm không được tống xuất ra ngoài, tạo thành nút đàm. Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp giúp tống xuất đàm nhớt hiệu quả đã rút ngắn thời gian điều trị và hồi sinh phổi, thùy phổi cho bé rất hiệu quả.

✶ Các phương pháp lấy đàm nhớt cho trẻ hiện nay

1. Lấy Đờm Cho bé Tại Nhà :

Phương pháp dân gian mà các bậc phụ huynh hay dùng đó là dùng miệng trực tiếp hút đàm nhớt từ mũi bé. Phương pháp này hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh vì sẽ lây nhiễm các vi khuẩn từ miệng phụ huynh qua cho bé và chỉ giúp tống xuất đàm được trên mũi của bé mà thôi.

Hiện nay, chúng ta có thêm dụng cụ hút mũi đảm bảo vệ sinh hơn, tuy nhiên dụng cụ chỉ hỗ trợ tốt khi đàm nhớt lỏng, lượng ít hoặc vừa phải, trong trường hợp đàm nhớt của bé đặc hoặc quá nhiều thì dụng cụ hút ít hiệu quả .

2. Lấy đờm cho bé tại bệnh viện:

Trước đây khi chưa có vật lý trị liệu, thì nhân viên y tế hay dùng máy hút . Với phương pháp máy hút đàm, nhân viên y tế sẽ sử dụng hệ thống máy hút chuyên dùng, nối với 1 ống nhỏ dài được đưa vào mũi và miệng, sâu xuống khí quản của trẻ trong các trường hợp trẻ thở bằng nội trí quản hoặc mở khí quản, hoặc chỉ đưa vào hút tại mũi và miệng với những trẻ quá nhiều đàm mà không tống xuất ra được: trẻ hôn mê, động kinh, co giật, lơ mơ, tuy nhiên do đưa ống vào ống vào bên trong đường hô hấp, ngoài ra lực hút được sử dụng đều có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

3. Phương pháp lấy đờm bằng vật lý trị liệu

Với phương pháp vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ ra đời giải quyết được các khuyết điểm của các phương pháp trên. VLTL hô hấp gồm 2 quá trình: quá trình 1 là rửa mũi bằng nước muối sinh lý [ có thể hướng dẫn ba mẹ thực hiện tại nhà] và tống xuất đàm tại miệng hầu họng, quá trình 2 là dùng kỹ thuật VLTL để tống xuất đàm nhớt từ các phế quản ra gốc phế quản, khí quản, kích thích cơn ho tự nhiên để trẻ tống đàm từ khí quản lên miệng hầu họng, sau đó lặp lại quá trình 1.

Phương pháp vật lý trị liệu đảm bảo vệ sinh, sử dụng phương pháp VLTL không xâm nhập ngoại vật vào đường hô hấp, dùng nước muối rửa sạch sẽ đường mũi và miệng hầu họng, ngoài ra còn tống xuất đàm nhớt ứ đọng trong các phế quản ra mà các phương pháp trên hoàn toàn không làm được.

✶ Địa Chỉ Hút Mũi, Hút Đờm Cho Bé Tại Nhà TPHCM

Trước đây, chưa áp dụng phương pháp lấy đờm bằng vật lý trị liệu hô hấp, việc hút đàm chỉ tống xuất được đàm nhớt ở vùng mũi, hoặc việc vỗ lưng khi bé ho chỉ giúp hỗ trợ xuất đàm ở vùng hầu họng. Đàm nhớt trong đường dẫn khí vẫn bị ứ đọng nên việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.

Với sự hỗ trợ của lấy đờm bằng vật lý trị liệu hô hấp, làm thông thoáng đường thở, hô hấp tốt, nhiễm trùng mau khỏi, tiến trình điều trị các viêm nhiễm đường hô hấp, thậm chí là xẹp thùy phổi, xẹp phổi nhanh và hiệu quả hơn hẳn. Khi những nút đàm nhớt ứ đọng trong khí quản và phế quản được giải phóng, các thùy phổi và phổi nở, phục hồi trở lại.

Việc dùng biện pháp lấy đờm bằng vật lý trị liệu để tống xuất đàm cho trẻ chỉ được áp dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn thực hiện. Số lần lấy đờm bằng vật lý trị liệu hô hấp nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé. Thông thường, bác sĩ sẽ cho tái khám và có chỉ định cụ thể tùy từng trường hợp.

✷ Một vài lưu ý đối với người nhà bệnh nhi

Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi kỹ thuật viên [KTV] bơm nước muối vào mũi chứ các thao tác của KTV hoàn toàn không làm trẻ đau. Chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đàm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đàm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh.

Phụ huynh nên để trẻ nhịn đói trước khi thực hiện lấy đờm bằng vật lý trị liệu hai giờ đồng hồ. Sau khi thực hiện lấy đờm bằng vật lý trị liệu, nên ôm ấp, vỗ về bé, cho bé uống ít nước ấm; 10 phút sau mới cho bé bú sữa.

Phòng khám Hút Đờm Cho Bé Tại Nhà TPHCM

Chuyên khám và điều trị tập vật lý trị liệu hô hấp lấy đờm cho bé, trẻ sơ sinh tại nhà TPHCM

🏠 Địa chỉ: Số 24, Nguyễn Xuân Khoát, Quận Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh

☎ 0906.574.998 – 0987.473.296

🌏 www.tapvatlytrilieutainha.vn

Video liên quan

Chủ Đề