Hướng của từ trường tại một điểm được quy ước như thế nào?

Đường sức từ là gì ? Những nội dung dưới đây sẽ cho bạn thấy ngạc nhiên đấy. Mọi thông tin liên quan đến đường sức từ sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết này

Vì thế đừng bỏ qua nội dung hữu ích nào trong bài viết này nhé, bởi nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy !

Tham khảo bài viết: Từ trường đều là gì ?

   

   1. Đường sức từ là gì ?

Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Ta có qui ước chiều của đường sức từ theo hướng: Đi ra từ cực Bắc – Đi vào từ cực Nam của thanh Nam Châm tại một điểm bất kì nào đó.

   2. Tính chất của đường sức từ

+ Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

+ Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức từ, các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

+ Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

    3. Đặc điểm của đường sức từ

 Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng

  • Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.
  • Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn [từ trường càng mạnh hơn].

 Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U

  • Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.
  • Càng gần đầu thanh nam, đường sức càng mau hơn [từ trường càng mạnh hơn].
  • Đường sức từ của từ trường trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

    4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đường sức từ

Câu hỏi 1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

A. xung quanh dòng điện thẳng B. xung quạnh một thanh nam châm thẳng C. trong lòng của một nam châm chữ U

D. xung quanh một dòng điện tròn

===> Đáp án đúng: C

Câu hỏi 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây ?

A. Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định.

B. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

===> Đáp án đúng: D

Câu hỏi 3: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.

===> Đáp án đúng: B

Câu hỏi 4: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

===> Đáp án đúng: C

Câu hỏi 5: Đường sức từ của từ trường gây ra bởi

A. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó

B. dòng diện tròn là những đường tròn

C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau

D. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện

===> Đáp án đúng: A

Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh nam châm, dòng điện. Từ trường gây ra lực từ [lực tương tác] lên nam châm, dòng điện khác hoặc các vật có từ tính đặt trong đó.


1/ Từ trường là gì?

Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, để kiểm tra có từ trường tồn tại xung quanh một vật hay không ta đưa lại gần vật đó một vật có từ tính [có tính chất từ]

Các ví dụ chứng minh sự tồn tại của từ trường xung quanh nam châm, dòng điện biểu hiện bằng việc gây ra lực từ lên các vật có từ tính khác.


Hai nam châm hút nhau khi nằm trong vùng từ trường của nhau
Lực từ tác dụng xuyên qua không gian giữa các vật mang từ tinh đặt trương từ trường.
tương tác từ giữa nam châm điện và đinh sắt
Thí nghiệm nổi tiếng của Ơxtet về tương tác từ giữa nam châm và dòng điện
tương tác từ giữa hai dòng điện song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau​

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện nên, các bạn có thể định nghĩa từ trường một cách tổng quát như sau:

Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó.

Đối với các nam châm vĩnh cửu, ta đưa vào lý thuyết dòng điện phân tử [dòng điện ở cấp độ rất nhỏ] để giải thích nguyên nhân tại khi chia tách hai cực của một nam châm ra ta lại được hai nam châm mới với hai cực khác biệt.
Dòng điện phân tử bên trong nam châm vĩnh cửu luôn định hướng theo chiều cố định hình thành nên các cực của nam châm. Chính vì lý do đó mà việc tách riêng hai cực của nam châm ra ta lại thu được 2 nam châm riêng biệt chứ không phải hai cực riêng biệt.
2/ Đường sức từ:

Đường sức từ trường là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô hạn không cắt nhau vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện.

Qui ước chiều của đường sức từ là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào từ cực nam của một kim nam châm đặt tại một điểm mà ta xét.
Đường sức từ xung quanh một nam châm thẳng
3/ Cảm ứng từ:

Cảm ứng từ [thường kí hiệu bằng chữ B] là một đại lượng vật lý, đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ. Hiểu một cách đơn giản giá trị cảm ứng từ sẽ xác định độ mạnh, yếu và hướng của từ trường. Đơn vị của cảm ứng từ là T [đọc là Tesla]
Véc tơ cảm ứng từ $$\vec{B}$$ tại một điểm có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó chiều hướng từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử đặt tại điểm đó.

Trái đất được coi là một nam châm khổng lồ với cực bắc và cực nam gần trùng với cực bắc địa lý và cực nam địa lý của Trái đất. Cảm ứng từ của trái đất rất nhỏ và o khoảng 0,00005 Tesla.
Nam châm điện mạnh nhất thế giới có cảm ứng B vào khoảng 80 đến 100Tesla đặt tại viện nghiên cứu của Đức. [Số liệu năm 2006]
4. Từ trường đều:

Từ trường đều: là từ trường có các đường sức từ song song, cùng chiều cách đều nhau, độ lớn của cảm ứng từ tại mọi điểm là như nhau.

Bài tập, lý thuyết vật lý lớp 11 cơ bản, nâng cao ta chỉ xét từ trường đều.

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lý lớp 11 chương từ trường


nguồn vật lý phổ thông trực tuyến

Video liên quan

Chủ Đề