Người không giữ khoảng cách bị phạt bao nhiêu tiền

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng. [Ảnh: Minh Quyết/TTXVN]

Sở Tư pháp Hà Nội vừa công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự.

Việc công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm giúp người dân hiểu rõ và nâng cao ý thức tự giác chấp hành, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Quy định nêu rõ:

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

[Hà Nội: Thêm 7 ca mắc COVID-19 mới, có 2 ca phát hiện ngoài cộng đồng] 

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240-Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác [Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295-Bộ luật Hình sự năm 2015. [Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 - Bộ luật Hình sự năm 2015 [Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

Khu vực khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt tại trạm kiểm soát Pháp Vân-Cầu Giẽ. [Ảnh: Minh Quyết/TTXVN]

11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288-Bộ luật Hình sự năm 2015. [Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 [Mức phạt tù tối đa 7 năm].

13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ [như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mátxa, cơ sở thẩm mỹ...] thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295-Bộ luật Hình sự năm 2015 [Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196-Bộ luật Hình sự năm 2015 [Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm].

15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174-Bộ luật Hình sự năm 2015.

16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 [Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm]./.

PV [TTXVN/Vietnam+]

Quy định về việc giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi tham gia giao thông được nêu rõ trong Thông tư 31/2019/TT-BGTVT [hiệu lực từ ngày 15/10/2019]. Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP [hiệu lực từ ngày 1/1/2020] cũng đã quy định về mức xử phạt hành vi xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không tuân thủ khoảng cách an toàn.

1. Quy định giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe

Căn cứ Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định cụ thể như sau:

- Theo khoản 1 Điều 11:

  • Người điều khiển xe ô tô và xe máy, xe máy chuyên dùng di chuyển trên đường phải giữ khoảng cách an toàn đối với phương tiện chạy liền trước xe của mình.
  • Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, người lái phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn chỉ số được quy định trên biển báo.

- Theo khoản 2 Điều 11:

Khoảng cách an toàn được quy định ứng với từng tốc độ trong điều kiện mặt đường khô ráo như sau:

Tốc độ di chuyển [km/h]

Khoảng cách tối thiểu [m]

Từ 100 - 120

100

Từ 80 - 100

70

Từ 60 - 80

55

60

35

Ngoài ra, khi điều khiển xe chạy dưới tốc độ 60km/h, người lái xe phải chủ động giữ một khoảng cách an toàn phù hợp với phương tiện chạy liền trước [khoảng cách này còn tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông tại thời điểm đó].

Trong điều kiện thời tiết mưa dông, mặt đường trơn trượt hoặc trên các đoạn đường quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người điều khiển phương tiện cần chủ động điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo.

Các phương tiện cần giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe phía trước khi lưu thông trên đường [Nguồn: Thư viện pháp luật]

2. Mức phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe

Trong trường hợp người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định về giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi di chuyển trên đường bộ sẽ phải chịu mức phạt theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt sẽ được áp dụng cho các lỗi như sau:

Phương tiện

Lỗi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ điều luật

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Không giữ khoảng cách an toàn và va chạm với xe liền trước.

- Không tuân thủ quy định của biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

Từ 800.000 -  1.000.000 đồng

Tại điểm l khoản 3 Điều 5

Không đảm bảo khoảng cách an toàn với xe liền trước khi di chuyển trên đường cao tốc

Từ 3.000.000 -  5.000.000 đồng

Tại điểm g khoản  5 Điều 5

Không tuân thủ quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe gây ra tai nạn giao thông

Từ 10.000.000 -  12.000.000 đồng

Tại điểm a khoản 7 Điều 5

Xe mô tô, xe gắn máy [bao gồm xe máy điện] và các loại xe tương tự

- Không giữ khoảng cách an toàn và xảy ra va chạm với phương tiện liền trước.

- Không tuân thủ quy định của biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

Từ 100.000 - 200.000 đồng

Tại điểm c khoản 1 Điều 6

Không tuân thủ quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe gây ra tai nạn giao thông

Từ 4.000.000 -  5.000.000 đồng

Tại điểm b khoản 7 Điều 6

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người điều khiển xe còn có thể nhận thêm hình thức phạt bổ sung, cụ thể:

- Đối với người điều khiển xe máy: Chủ phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng khi không tuân thủ quy định gây ra tai nạn giao thông [theo điểm c, khoản 10, Điều 6 của Nghị định].

- Đối với người điều khiển xe ô tô: 

  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng khi không giữ khoảng cách an toàn và xảy ra va chạm với xe liền trước, không tuân thủ quy định của biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” và không đảm bảo khoảng cách an toàn với xe liền trước khi di chuyển trên đường cao tốc [theo điểm b, khoản 11, Điều 5].
  • Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép từ 02 - 04 tháng khi không tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 xe và gây tai nạn giao thông [theo điểm c, khoản 11, Điều 5].

>> Xem thêm:

Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị tạm giữ Giấy phép lái xe lên đến 04 tháng [Nguồn: Sưu tầm]

Như vậy, qua thông tin trên người điều khiển phương tiện có thể hiểu rõ hơn về khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông cùng với các mức phạt hành chính khi vi phạm lỗi không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe. 

3. Tính năng hỗ trợ giữ khoảng cách an toàn trên ô tô

Cảnh báo va chạm là một trong những công nghệ hữu ích giúp nhận diện và cảnh báo cho người lái về những sự cố có thể xảy ra khi tham gia giao thông. VinFast đã ứng dụng công nghệ này trên ô tô nhằm hỗ trợ tối đa cho người lái trong quá trình điều khiển xe, đảm bảo khả năng quan sát, phát hiện chướng ngại vật và giữ khoảng cách an toàn khi di chuyển hoặc dừng, đỗ.

Theo đó, hầu hết các dòng xe ô tô của VinFast đều được trang bị hệ thống cảnh báo thông minh như: định vị GPS, camera 360 độ tích hợp với màn hình xe, chức năng cảm báo điểm mù, cảm biến trước và sau hỗ trợ đỗ xe giúp người dùng dễ dàng quan sát và xử lý tình huống khi tham gia giao thông, đảm bảo giữ khoảng cách lý tưởng với các phương tiện cùng chiều. 

Bên cạnh đó, hệ thống chống bó cứng phanh [ABS], chức năng phân phối lực phanh điện tử [EBD], chức năng hỗ trợ lực phanh khẩn cấp [BA],... là những công nghệ hỗ trợ lái thông minh giúp người điều khiển duy trì khả năng kiểm soát xe, ngăn ngừa và giảm tải mức độ nghiêm trọng khi xảy ra va chạm.

Ô tô VinFast được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm và các tính năng vận hành ưu việt giúp đảm bảo an toàn trên mọi hành trình

Khách hàng có nhu cầu sở hữu các dòng xe ô tô của VinFast có thể liên hệ đăng ký lái thử và đặt cọc ngay hôm nay để sở hữu nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề