Hùng Vương được truyền bao nhiều đời trị vì bao nhiêu năm

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Hùng Vương là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, triều đại được cho là được lập ra hơn 4.000 năm trước. Câu chuyện các vua Hùng không có trong chính sử mà nằm trong các truyền thuyết dân gian của người Việt được kể lại qua nhiều đời. Với người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều nghìn năm.

18 đời vua Hùng gồm những ai?

18 đời vua Hùng gồm những vị nào?

Theo Đại Việt sử lược và nhiều tài liệu khác, triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, gồm những vị sau. 

1. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ [2919 tr. TL] lên ngôi năm 41 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất [2879 tr. TL] đến Đinh Hợi [2794 tr. TL].

2. Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn [2825 tr. TL], lên ngôi 33 tuổi, ở ngôi tất cả 269 năm, từ năm Mậu Tý [2793 tr. TL] đến năm Bính Thìn [2525 tr. TL].

3. Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ [2570 tr. TL] lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi 272 năm, từ năm Đinh Tỵ [2524 tr. TL] đến 2253 tr. TL.

4. Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh Hợi [2252 tr. TL], ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi [2254 tr. TL] đến năm Mậu Thìn [1913 tr. TL].

5. Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi [2030 tr. TL], lên ngôi khi năm 59 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ [1912 tr. TL] đến Mậu Tý [1713 tr. TL].

6. Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu [1740 tr. TL], lên ngôi khi 29 tuổi, ở ngôi tất cả 81 năm, từ năm Kỷ Sửu [1712 tr. TL] đến năm Kỷ Dậu [1632 tr. TL].

7. Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ [1768 tr. TL], lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất [1631 tr. TL] đến năm Kỷ Tỵ [1432 tr. TL].

8. Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn [1469 tr. TL] lên ngôi khi 39 tuổi, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ [1431 tr. TL] đến năm Kỷ Dậu [1332 tr. TL].

9. Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần [1375 tr. TL], lên ngôi khi 45 tuổi, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr. TL.

10. Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, trị vì 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr. TL.

11. Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất [1211 tr. TL], lên ngôi khi 51 tuổi, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý [1161 tr. TL] đến năm Bính Tuất [1055 tr. TL].

12. Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân [1105 tr. TL], lên ngôi khi năm 52 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi [1054 tr. TL] đến năm Nhâm Tuất [969 tr. TL].

13. Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi [982 tr. TL], lên ngôi khi 23 tuổi, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi [968 tr. TL] đến Đinh Mùi [854 tr. TL].

14. Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão [894 tr. TL] lên ngôi khi 42 tuổI, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 tr. TL.

15. Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu [748 tr. TL], lên ngôi khi 35 tuổi, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi [754 tr. TL] đến năm Canh Thân [661 tr. TL].

16. Hùng Tạo Vương, húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ [712 tr. TL], ở ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu [660 tr. TL] đến năm Nhâm Thìn [569 tr. TL].

17. Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu [576 tr. TL] lên ngôi khi 9 tuổi, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ [568 tr. TL] đến năm Nhâm Thân [409 tr. TL].

18. Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân [421 tr. TL], lên ngôi khi 14 tuổi, ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu [408 tr. TL] đến năm Quý Mão [258 tr. TL].

Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào?

Nếu theo niên đại trong truyền thuyết và huyền sử, 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong hơn 2.600 năm. Nếu chia trung bình thì mỗi đời vua kéo dài xấp xỉ 150 năm. Giải thích điều này, một số học giả cho rằng thực chất 18 đời vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi, mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Ngay cả con số 18 cũng chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ cho thấy triều Hùng trải qua nhiều đời, vì 18 là bội số của 9 - con số thiêng đối với người Việt.

Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào?

Nhiều vua Hùng như vậy, nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; vậy đó là ngày giỗ vị vua nào? Đây là điều rất nhiều người vẫn thắc mắc.

Đầu tiên, phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Trên thực tế, theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước - các vua Hùng nói chung.

Trước đây, người dân không có tục đi lễ đền Hùng vào ngày 10/3. Họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm, đông nhất là vào mùa xuân, mùa thu chứ không định rõ ngày nào. Lễ cúng Tổ ở địa phương thì được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày [11/3] chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc. 

Như vậy, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của vừa không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. Nhận thấy điều này, vào năm 1917 [triều Khải Định], Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày tế của cả nước. Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng. Ngày 10/3 được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đến nay, Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được coi là Quốc giỗ, là ngày lễ quan trọng của đất nước. Người lao động được nghỉ làm việc trong ngày này.

Minh Anh[Tổng hợp]

Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương [Lộc Tục], lên ngôi năm Nhâm Tuất [2879 TCN]. Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão [258 TCN] thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.

Những nghi vấn, băn khoăn

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” [Việt sử tiêu án].

Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Các vua Hùng đều thọ hàng trăm tuổi? 

Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN. Cuốn Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu [696 – 681 TCN] ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.

Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.

Có 18 đời vua hay 18 ngành vua?

Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu tiên đề cập tới và dường như dữ kiện đó được nhiều tác phẩm sử học, khảo cứu sau này ghi chép theo, thậm chí các tác phẩm ở dạng diễn ca cũng viết: Xưng Hùng Vương, cha truyền con nối, Mười tám đời một mối xa thư,

Cành vàng lá ngọc sởn sơ,

Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn. [Thiên Nam minh giá] Hoặc như một số câu đối ca ngợi về thời đại Hùng Vương cũng đề cập đến có số 18. Thí dụ: Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong. Nghĩa là: Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ
Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.Hay như câu đối: Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh. Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần. Nghĩa là: Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ nhất thánh. Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên [980] đời vua Lê Đại Hành [Lê Hoàn] nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua: “Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”
Nghĩa là: “Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng. Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.
Lăng vua Hùng. 

Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi… Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng: Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương, Nhất thống sơn hà thập bát vương. Dư bách hệ truyền thiên cổ tại, Ức niên hương hoả ức niên phương. Nghĩa là: Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương Mười tám ngành vua, mười tám chương. Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,

Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương [Phú Thọ] ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”. 

Theo Khoa học & Đời sống

Video liên quan

Chủ Đề