Cực đông của việt nam nằm ở đâu

Những ngày qua, nhiều người bày tỏ băn khoăn khi dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên và nhân năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011, UBND tỉnh Phú Yên đã cho xây dựng trên mỏm Rạng Đông của mũi Điện một bia lưu niệm lớn, hai mặt bia đều ghi: “Mũi Điện [mũi Đại Lãnh], điểm cực Đông, nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.

Sách giáo khoa nói ở Khánh Hòa

Cơ sở của những băn khoăn này là ở bài 2 [Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ], sách giáo khoa Địa lý lớp 12 của NXB Giáo dục ghi rõ: Điểm cực Đông đất liền Việt Nam nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Trang web của Tổng cục Du lịch Việt Nam [Bộ VH-TT&DL] khi giới thiệu về địa danh du lịch cũng đưa thông tin: Tháng 3-2005, Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ VH-TT&DL] công nhận danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu là di tích danh thắng quốc gia, trong lý lịch di tích ghi rõ “Mũi Đôi [nằm ở 109o27’55” kinh độ Đông] là điểm cực Đông trên đất liền của nước CHXHCN Việt Nam”.

Anh Ngô Trần Hải An [hội trưởng hội phượt 3ackpackers, người đã có bốn lần đến mũi Điện, bảy lần đến mũi Đôi và là người tiên phong tìm đường ra cực Đông bằng đường bộ vào năm 2011, sau đó tạo ra phong trào chinh phục cực Đông] cũng bày tỏ bức xúc về chuyện này. Anh Hải An cho biết vào năm 2011, khi có những tranh cãi dữ dội trên mạng cực Đông là ở đâu, anh đã gửi thư cho PGS-TS Cao Đình Triều, Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam, anh nhờ ông xác minh và được ông phản hồi cực Đông là ở mũi Đôi.

“Hiện nay hầu hết các bạn yêu du lịch khám phá lâu năm đều hiểu cực Đông là mũi Đôi. Nhiều bạn phượt cứ nhắn hỏi tôi: “Sao em thấy ở mũi Điện có bia ghi cực Đông trên đất liền ở Việt Nam?”. Nhiều năm qua chuyện tranh cãi này vẫn thường xuyên diễn ra trên các diễn đàn, mạng xã hội. Rất mong các cơ quan chức năng làm rõ ràng chuyện này để không còn những băn khoăn tương tự” - anh Hải An nói.


Bia lưu niệm vừa được xây trên mũi Điện có ghi đây là điểm cực Đông. Ảnh: TL

Phú Yên: Gắn biển có căn cứ pháp lý

Được hỏi về căn cứ để gắn biển trong đó có thông tin xác định điểm cực Đông kể trên, ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho hay: “Hiện nay, tại mũi Đại Lãnh, còn gọi là mũi Điện, có một cột mốc do Tổng cục Địa chính xây bằng xi măng. Trên cột mốc này có ghi “Mốc tọa độ cơ sở biển”, có chữ “cực Đông”, dòng “nghiêm cấm phá hoại” cùng một vài thông số có tính chất chuyên môn. Đây chính là căn cứ pháp lý để tỉnh Phú Yên xác định mũi Đại Lãnh là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Căn cứ bằng vật chất này do cơ quan có chức năng xác định về địa giới, địa lý là Tổng cục Địa chính [nay là Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ TN&MT] xác định và công bố. Mình không thể tự bịa ra chuyện này được.

Trước những ý kiến tranh luận về điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc, UBND tỉnh Phú Yên sẽ đề nghị Bộ TN&MT phối hợp để xác định chính thức. Những vấn đề nhất thiết phải có cơ quan chuyên môn. Cơ quan chức năng có thể sử dụng các phương tiện, công nghệ để xác định lại; nếu có điều chỉnh thì thông báo cho địa phương”.

Cục Di sản văn hóa: Mũi Đôi!

Theo ông Phan Đình Phùng, vừa qua tỉnh Phú Yên có tổ chức một số hoạt động tại mũi Đại Lãnh như chào cờ ngày đầu năm mới 2017. Việc làm này nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm công dân trong bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, nhất là bảo vệ biển đảo trong tình hình hiện nay. Hoạt động trên cũng góp phần quảng bá du lịch vì cộng đồng”.

Ngày 17-1, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Cục Di sản văn hóa [Bộ VH-TT&DL] cho hay căn cứ hồ sơ di tích quốc gia lưu trữ tại Cục Di sản văn hóa, mũi Đôi thuộc di tích Mũi Đôi - Hòn Đôi [Hòn Đầu], tỉnh Khánh Hòa, có tọa độ 109o27’55’’ kinh độ Đông; mũi Điện thuộc di tích Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn, tỉnh Phú Yên, có tọa độ 109o27’06’’ kinh độ Đông. Như vậy, mũi Đôi nằm cách xa hơn mũi Điện về phía đông, là điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam. Điều này cũng đã được khẳng định tại chương trình truyền hình Khám phá Việt Nam: Mũi Đôi, cực Đông của Tổ quốc Việt Nam, phát sóng trên VTV1 vào lúc 17 giờ 10 ngày 7-1-2017.

Yêu cầu Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Yên báo cáo

“Di tích Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn đã được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định 67/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 22-8-2008 của Bộ VH-TT&DL nhưng UBND tỉnh Phú Yên đã cho phép xây dựng bia tại di tích khi chưa có ý kiến thẩm định, thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL [nhất là đối với nội dung ghi trên bia] là chưa thực hiện quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa sẽ có văn bản đề nghị Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Yên báo cáo cụ thể về việc này” - đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết.


Mốc tọa độ cơ sở biển do Tổng cục Địa chính xây bằng xi măng trên mũi Điện có ghi chữ “cực Đông”. Ảnh: TL

Lâu nay người ta coi như chuyện hiển nhiên!

Mũi Đại Lãnh được xác định là điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc dựa vào “Mốc tọa độ cơ sở biển” do Tổng cục Địa chính thuộc Bộ TN&MT công bố. Lâu nay người ta đã công nhận và coi như là chuyện hiển nhiên rồi! Do đó không thể nói là tỉnh Phú Yên tùy tiện xác định như vậy.

Ông HỒ VĂN TIẾN, Giám đốc  Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Yên

TPO - Diện tích tự nhiên tỉnh này, cả trên đất liền và hơn 200 đảo, quần đảo là 5.197 km2.

Việc được đặt chân đến các điểm cực của Việt Nam luôn là niềm đam mê của các bạn trẻ yêu thích sự khám phá và du lịch. Vậy bạn có biết cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào? Hãy cùng GiaiNgo tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

Cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể là Mũi Đôi ở làng chài Đầm Môn thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.


Được tài trợ

Điểm cực Đông được xem là điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Có thể nói điểm cực Đông là điểm khó chinh phục nhất trong bốn điểm cực Việt Nam.

Để chinh phục được điểm cực Đông thì du khách cần phải thực sự có sức khỏe. Để đến được điểm cực Đông Mũi Đôi tỉnh Khánh Hòa thì du khách cần phải đi bộ và băng qua nhiều đồi núi, đồi cát.


Được tài trợ

Điểm cực Đông Mũi Đôi cách thành phố biển Nha Trang khoảng 80km theo quốc lộ 1A ở hướng Bắc. Thời điểm thích hợp để bạn chinh phục được điểm cực Đông là khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm.

Sau khi đã biết điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào thì hãy tiếp tục khám phá những điều thú vị về điểm cực Đông của Việt Nam nhé!

Tọa độ của điểm cực Đông Việt Nam

Tọa độ của điểm cực Đông Việt Nam Mũi Đôi là 12°39’21″B 109°27’39″Đ.

Mũi Đôi nằm ở bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Mũi Đôi có tọa độ là 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°27’39” kinh độ Đông. Mũi Đôi giáp ranh với Biển Đông.

Đây là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mũi Đôi đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Những thông tin về tỉnh cực Đông của Việt Nam

Tỉnh cực Đông của Việt Nam là tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Phú Yên. Phía Tây giáp với tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam với giáp tỉnh Ninh Thuận và phía Đông giáp với Biển Đông.

Một vài thông tin cơ bản về tỉnh Khánh Hòa như sau:

  • Diện tích: 5.197 km2.
  • Dân số: 1.231.107 người. [2019]
  • Mật độ dân số: 238 người/km2. [2019]
  • GRDP đầu người: 69,9 triệu đồng [3.007 USD] [2019]
  • Biển số xe: 79
  • Tỉnh lỵ: thành phố Nha Trang.

Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát với dãy núi Trường Sơn. Diện tích Khánh Hòa đa số là núi non.

Miền đồng bằng của tỉnh rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2 và chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Vì vậy để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Tuy nhiên khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt.

Khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn vì mang tính chất của khí hậu đại dương. Tỉnh Khánh Hòa có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.

Ngoài ra thành phố Nha Trang là một thành phố du lịch và sự kiện. Nơi đây từng diễn ra nhiều sự kiện lớn như Festival Biển, các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam 2006, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2010, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015.

Thành phố Nha Trang được mệnh danh là thành phố biển đẹp nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nền ẩm thực ở đây cũng rất đa dạng và phù hợp với khẩu vị của thực khách.

Một vài món đặc sản mà bạn nên thử khi đặt chân đến nơi đây là nem Ninh Hòa, bún cá Nha Trang, bún sứa, bánh ướt Diên Khánh, phở Nha Trang,…

Xem thêm: Huế thuộc miền nào? Mê đắm những địa điểm du lịch xứ Huế

Các điểm cực của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Tây của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Tây của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Tây của Việt Nam nằm ở tỉnh Điện Biên. Cụ thể là mốc cực Tây được đặt tại A Pa Chải ở bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

A Pa Chải là cột mốc biên giới hình tam giác. Có 3 mặt và được ghi bằng 3 thứ tiếng là Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Mọi người hay gọi đây là cột mốc số 0. A Pa Chải cách thành phố Điện Biên khoảng 250km.

A Pa Chải đi vào thời điểm nào trong năm cũng đẹp. Song du khách có thể chọn du lịch Điện Biên vào tháng 3 để ngắm rừng hoa ban, mùa xuân thì có hoa đào nở rộ hay mùa hạ có cánh đồng lúa chín vàng.

Cung đường chinh phục điểm cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp và vất vả. Đây chính là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực.

Tọa độ của điểm cực Tây Việt Nam

Điểm cực Tây có tọa độ là 22°25’ vĩ độ Bắc, 102°11’ kinh độ Đông. Nơi đây có cửa khẩu A Pa Chải, là ngã ba biên giới ba nước Việt – Lào – Trung.

Những thông tin về tỉnh cực Tây Việt Nam

Tỉnh cực Tây Việt Nam nằm ở tỉnh Điện Biên. Điện Biên nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc Việt Nam.

Phía Đông của tỉnh giáp tỉnh Sơn La. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu. Phía Tây Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Lào.

Một số thông tin cơ bản về tỉnh Điện Biên:

  • Diện tích: 9.541 km2
  • Dân số: 613.500 người [2020]
  • Mật độ dân số: 64 người/km2 [2020]
  • GRDP đầu người: 34,63 triệu đồng/người [2021]
  • Biển số xe: 27
  • Tỉnh lỵ: Thành phố Điện Biên Phủ

Tỉnh Điện Biên có địa hình rất phức tạp. Địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Mùa đông ở đây tương đối lạnh và ít mưa nhưng kết thúc khá sớm. Mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường; chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng.

Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hóa đa dạng theo dạng địa hình và theo mùa. Điện Biên là tỉnh có biên độ nhiệt trung bình ngày và đêm cao nhất cả nước.

Điện Biên là một tỉnh rất giàu tiềm năng về du lịch. Đặc biệt là về lịch sử và văn hóa. Điện Biên còn có rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú.

Những địa điểm bạn có thể ghé thăm như rừng nguyên sinh Mường Nhé, các hang động tại Pa Thơm, Thẩm Púa, các suối khoáng nóng Hua Pe,…

Cực Nam của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Nam của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Nam của Việt Nam nằm ở tỉnh Cà Mau. Cụ thể là điểm cực Nam nằm tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Màu.

Điểm cực Nam cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110 km. Tại khuôn viên khu du lịch Mũi Cà Mau có hai công trình đánh dấu vị trí của mũi đất này. Đó là mốc tọa độ quốc gia [GPS 0001] và biểu tượng mũi Cà Mau với hình con tàu lướt sóng hướng ra biển.

Tọa độ của điểm cực Nam Việt Nam

Tọa độ của điểm cực Nam Việt Nam là 8°37’30” vĩ độ Bắc và 104°43’ kinh độ Đông. Du khách khi đến cực Nam của Tổ quốc đều muốn được chụp ảnh với biểu tượng là con thuyền hướng ra biển.

Những thông tin về tỉnh cực Nam Việt Nam

Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở tỉnh Cà Mau. Cà mau là một tỉnh nằm ở ven biển cực Nam của Việt Nam. Cà Mau nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển. Tỉnh cách thành phố Cần Thơ khoảng 180 km.

Phía Đông của tỉnh giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 107 km. Phía Tây và phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan và có đường bờ biển dài 147 km. Phía Bắc giáp hai tỉnh là Bạc Liêu và Kiên Giang.

Một số thông tin cơ bản về tỉnh Cà Mau:

  • Diện tích: 5.331 km2
  • Dân số: 1.193.894 người [2019]
  • Mật độ dân số: 228 người/km2 [2019]
  • GRDP đầu người: 47,1 triệu đồng [2.028 USD] [2019]
  • Biển số xe: 69
  • Tỉnh lỵ: Thành phố Cà Mau

Cà Mau là tỉnh có vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có 5 nhóm đất chính là đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.

Tỉnh Cà Mau mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu tỉnh Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Cà Mau có các đặc sản khá nổi tiếng như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau,…

Cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh Hà Giang. Cụ thể là cực Bắc Việt Nam được đặt tại cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên điểm cực của cực Bắc Việt Nam xét về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc. Nơi con sông Nho Quế đổ vào đất Việt.

Cột cờ Lũng Cú là nơi đánh dấu địa danh địa đầu Tổ quốc nằm trên ngọn núi Rồng. Để khám phá được điểm cực Bắc này thì du khách phải đi qua Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ với nhiều khúc cua tay áo.

Đường lên cột cờ đã được xây dựng những bậc thang nên du khách có thể dễ dàng khám phá địa điểm này.

Tọa độ của điểm cực Bắc Việt Nam

Tọa độ của điểm cực Bắc Việt Nam là 23°21′ vĩ Bắc, 105°18′ kinh Đông.

Thời điểm đẹp nhất để chinh phục Lũng Cú là vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Đây là lúc mùa lúa chín vàng, trời quang mây tạnh, những thửa ruộng bậc thang vàng óng.

Những thông tin về tỉnh cực Bắc Việt Nam

Cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh nằm ở cực Bắc thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.

Phía Đông của tỉnh giáp với tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp với Trung Quốc.

Một số thông tin cơ bản về tỉnh Hà Giang:

  • Diện tích: 7.929,5 km2
  • Dân số: 854.679 người [2019]
  • Mật độ dân số: 105 người/km2 [2019]
  • GRDP đầu người: 30 triệu đồng [1.304 USD] [2020]
  • Biển số xe: 23
  • Tỉnh lỵ: thành phố Hà Giang

Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp. Địa hình có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Địa hình ở đây có thể chia làm 3 vùng là vùng cao núi đá phía bắc, vùng cao núi đất phía tây và vùng thấp trong tỉnh.

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới.

Hà Giang đang là địa điểm du lịch thu hút được rất nhiều bạn trẻ yêu thích phượt. Hà Giang nổi tiếng với những phong cảnh hùng vĩ. Bên cạnh đó là những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt và những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ tím các quả đồi.

Nơi đây không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ mà còn nổi tiếng với muôn loài hoa. Ở đây hoa nở quanh năm với các màu sắc diệu kỳ như  màu vàng của Hoa Cải, màu tím của hoa Tam Giác Mạch, màu trắng tinh khôi của Hoa Mận.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cực Đông của Việt nam nằm ở tỉnh nào. Hy vọng bài viết này của GiaiNgo đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề