Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ

Hợp đồng mua bán tài sản là một trong những loại hợp đồng thông dụng, phổ biến nhất trong xã hội ngày nay. Vậy, hợp đồng mua bán tài sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng?.. bài viết hôm nay, Luật Hừng Đông xin được chia sẻ vấn đề này đến bạn đọc như sau:

  1. Hợp đồng mua bán tài sản là gì?

Theo Điều 430 BLDS 2015 thì Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

  1. Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng mua bán tài sản

+ Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ: Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.

+ Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản

+ Có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản: Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với Hợp đồng cho mượn hay cho thuê tài sản

  1. Đối tượng của hợp đồng mua bán

+ Tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

+ Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

  1. Giá và phương thức thanh toán

+ Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

+ Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

  1. Chất lượng của tài sản mua bán

+ Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.

+ Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

+ Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

  1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

+ Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

+ Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận.Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.

+ Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

+ Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

+ Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

+ Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định

  1. Bảo đảm chất lượng vật mua bán

+ Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.

+ Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:

a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;

b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

   12. Nghĩa vụ bảo hành

+ Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật

     Trên đây là những chia sẻ của Luật Hừng Đông về những quy định cơ bản của Pháp luật dân sự về Hợp đồng mua bán tài sản. Nếu còn thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý cụ thể nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

    Xin chân thành cảm ơn!

Cũng tương tự như hợp đồng đơn vụ, sau khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy niên, đối với hợp đồng song vụ việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh đối với cả hai bên trong hợp đồng, tức mỗi bên đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng song vụ như sau:

Điều 410. Thực hiện hợp đồng song vụ 1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.

2. Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước”.

1.Khái niệm

-Điều 385 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là giao dịch phổ biến nhất trong đời sống xã hội và là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Hợp đồng tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng gia công,…Hợp đồng là sự hợp tác cùng có lợi cho các bên tham gia, bất kỳ bên nào nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận thì đều phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi đó.
-Khoản 1 Điều 402 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”. Trong hợp đồng song vụ mỗi chủ thể tham gia vừa là bên có quyền vừa là bên có nghĩa vụ. Nội dung về quyền của chủ thể này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. 
-Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật, và hợp đồng cũng đáp ứng đầy đủ điều kiện có hiệu lực, thì hợp đồng sẽ có hiệu lực với các bên. Nghĩa là từ thời điểm đó các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau. Thực hiện hợp đồng là giai đoạn đáp ứng quyền của các bên trong quan hệ. Có thể hiểu thực hiện hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, làm cho các điều khoản, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trở thành hiện thực. Thực hiện hợp đồng là giai đoạn quan trọng, nó quyết định đến việc quyền lợi mà các bên hướng đến khi tham gia xác lập hợp đồng có được đáp ứng đúng và đầy đủ hay không. Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đơn vụ là việc bên có nghĩa vụ bằng hành vi của mình thực hiện những nội dung, điều khoản trong hợp đồng, nhằm đáp ứng quyền lợi cho bên kia. Bên có quyền chỉ việc tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

2.Nội dung

-Khác với hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ, thì đối với hợp đồng song vụ các bên trong quan hệ đều phải thực hiện nghĩa vụ với nhau. Ví dụ: A ký kết hợp đồng mua bán tài sản với B, theo đó A có nghĩa vụ giao tài sản, còn B có nghĩa vụ trả tiền. Quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia. Trước khi hợp đồng được giao kết, các bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau các nội dung liên quan đến hợp đồng, trong đó bao gồm cả nội dung và thời hạn thực nghĩa vụ. Pháp luật quy định các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là quãng thời gian do các bên thỏa thuận, các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn. Khi thỏa thuận thời hạn, các bên đã xác định được lợi ích của mình chỉ được đảm bảo khi nghĩa vụ được thực hiện khi đến thời hạn đó. Chính vì vậy, để bảo vệ lợi ích hợp pháp đối phương, mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Bên nào thực hiện nghĩa vụ không đúng với thời hạn đã thỏa thuận thì bị xem là vi phạm và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, một bên không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ để hoãn nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, ngoại lệ đối với trường hợp sau một bên vẫn có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình:

Một là, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hai là, bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Ba là, bên không thực hiện nghĩa vụ được hoàn toàn do lỗi của bên kia, thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

-Việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ được tiến hành như sau: 

Một là, theo thỏa thuận của các bên. Các bên có quyền thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước, bên nào thực hiện nghĩa vụ sau. Nếu đã có thỏa thuận, thì các bên thực hiện theo thỏa thuận.
Hai là, nếu không có thỏa thuận thì đồng thời thực hiện. Thông thường, các bên sẽ thỏa thuận về việc ai thực hiện nghĩa vụ trước, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc mọi hợp đồng được xác lập đề thỏa thuận trước về vấn đề đó. Lường trước được vấn đề, pháp luật đã quy định nếu không có thỏa thuận thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ với nhau. Trên hết, pháp luật vẫn luôn tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch dân sự. Nên ưu tiên áp dụng ý chí của các bên trong giải quyết vấn đề, nếu không có thỏa thuận thì quy định pháp luật mới được áp dụng, đồng thời quy định như vậy cũng đảm bảo được tính công bằng giữa các chủ thể. 
Ba là, không có thỏa thuận mà nghĩa vụ trong hợp đồng không thể được thực hiện cùng lúc. Trong trường hợp này, việc xác định nghĩa vụ nào thực hiện trước, nghĩa vụ nào thực hiện sau phụ thuộc vào thời gian thực hiện nghĩa vụ đó. Theo đó, nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì phải thực hiện trước. Quy định này nhằm tiết kiệm thời gian thực hiện nghĩa vụ cho các bên, việc thực hiện trước, sau thực chất chỉ cách nhau một quãng thời gian ngắn nhất có thể, để đảm bảo rằng các bên đều nhận được quyền lợi tương đương mà không phải chờ đợi quá lâu. Nếu nghĩa vụ có thời gian thực hiện dài hơn mà thực hiện sau, thì bên này đã nhận được quyền lợi của mình, nhưng bên kia sẽ phải chờ rất lâu cho đến khi nghĩa vụ hoàn thành. Điều đó dẫn đến, bên đã nhận được quyền lợi trước lạm dụng thời hạn thực hiện nghĩa vụ lâu hơn mà kéo dài thời gian, không muốn đáp ứng lại lợi ích cho bên kia. Ví dụ: A nhờ B sửa xe, trong trường hợp này nghĩa vụ của B là sửa xe rõ ràng sẽ tốn thời gian hơn so với nghĩa vụ trả tiền của A, nên nghĩa vụ của B phải thực hiện trước, nghĩa vụ của A thực hiện sau.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh