Hợp đồng đối ứng là gì năm 2024

Bảo lãnh đối ứng (tiếng Anh: Reciprocal Guarantee) là cam kết của ngân hàng với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh.

Hợp đồng đối ứng là gì năm 2024

Hình minh họa

Bảo lãnh đối ứng (Reciprocal Guarantee)

Bảo lãnh đối ứng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Reciprocal Guarantee.

Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng. (Theo Thông tư Số: 07/2015/TT-NHNN Qui định về Bảo lãnh Ngân hàng)

Trường hợp bảo lãnh đối ứng

Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo qui định, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng.

Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng.

Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày kí nhận thư bảo đảm.

Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết.

Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo qui định.

Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết.

Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo qui định. (Theo Thông tư Số: 07/2015/TT-NHNN Qui định về Bảo lãnh Ngân hàng)

Phương pháp đối ứng tài khoản là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực kế toán, giúp hệ thống hóa và phản ánh chính xác các giao dịch kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Qua việc xác định tài khoản ghi Nợ và Có, xác định quan hệ đối ứng giữa các tài khoản, và xác định số tiền cụ thể, phương pháp đối ứng tài khoản đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của thông tin kế toán. Đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực kế toán và mong muốn nắm vững phương pháp đối ứng tài khoản, khóa học ACCA online là một nguồn tài nguyên học tập đáng giá. Với sự linh hoạt và chất lượng giảng dạy của khóa học ACCA online, học viên có thể tiếp cận kiến thức chuyên sâu và áp dụng nó vào thực tế công việc.

2.3. Theo Điều 4.12, 4.14 và 8 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng (bao gồm cả bảo lãnh đối ứng) là một trong các hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Vì vậy, có thể lập luận rằng các quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (bao gồm cả các quy định hướng dẫn Luật như Thông Tư 07/2015) về bảo lãnh ngân hàng nên được ưu tiên áp dụng so với Bộ Luật Dân Sự 2015.

Giao dịch đối ứng trong hoạt động cung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được quy định tại Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.

Giao dịch đối ứng của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Thuý Lâm hiện đang sinh sống và làm việc tại Nam Định, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Giao dịch đối ứng của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Giao dịch đối ứng của ngân hàng thương mại được quy định tại về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, ban hành như sau:

1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước hoặc tổ chức tài chính nước ngoài để phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho hợp đồng phái sinh lãi suất đã cung ứng cho khách hàng trên thị trường trong nước.

2. Các loại sản phẩm phái sinh lãi suất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện giao dịch đối ứng là các sản phẩm phái sinh lãi suất quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng:

  1. Đối với trường hợp thực hiện giao dịch đối ứng cho một hợp đồng phái sinh lãi suất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cung ứng cho khách hàng, thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng không vượt quá thời hạn còn lại và giá trị khoản vốn danh nghĩa của hợp đồng phái sinh lãi suất;
  1. Đối với trường hợp thực hiện giao dịch đối ứng cho từ hai hợp đồng phái sinh lãi suất trở lên, thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng không vượt quá thời hạn còn lại dài nhất của hợp đồng phái sinh lãi suất và tổng giá trị các khoản vốn danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh lãi suất.

4. Khi thực hiện giao dịch đối ứng với tổ chức tài chính nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các quy định như sau:

  1. Thực hiện các quy định liên quan của pháp luật về hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế;
  1. Thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody's Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng mẹ hoặc với chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.

Trên đây là nội dung câu trả lời về giao dịch đối ứng của ngân hàng thương mại theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-NHNN.