Học sinh cần lưu ý gì khi sử dụng mạng xã hội

Để định dạng trang ta cần thực hiện lệnh [Tin học - Lớp 10]

2 trả lời

Viết chương trình [Tin học - Lớp 11]

1 trả lời

Phát biểu nào sau đây đúng về ISP / ISP là [Tin học - Lớp 10]

2 trả lời

Sử dụng mạng xã hội để tăng tinh thần đoàn kết trong lớp

Một số thông báo quan trọng liên quan đến lịch học, thời khóa biểu,... chưa thông báo được, hoặc việc đổi đột xuất, giáo viên có thể thông báo qua mạng xã hội thông qua tổ chức nhóm. Việc sử dụng nhóm trong mạng xã hội vô cùng tiện ích khi các thông tin được thay đổi một cách bất ngờ, hoặc dành cho một số học sinh vì ốm hoặc có lý do không đi học thì vẫn cập nhật được các thông báo về hoạt động học tập.

Qua mạng xã hội, học sinh cũng rất dễ dàng chia sẻ các thông tin liên quan đến học tập và các bí quyết để học tập tốt.

Lưu ý, không phải tất cả học sinh đều sử dụng mạng xã hội, nên những nội dung thông báo quan trọng vẫn cần phải phổ biến trước tập thể lớp, tránh trường hợp quá lạm dụng mạng xã hội mà quên mất hoạt động thực tế bên ngoài vẫn là số một. Mạng xã hội chỉ là công cụ hỗ trợ mà thôi.

Sử dụng mạng xã hội giúp học sinh mở rộng thế giới quan

Giáo viên kết bạn với học sinh quan mạng xã hội giúp nắm bắt kịp thời suy nghĩ, tư tưởng của các em; kịp thời uốn nắn và nhắc nhở, định hướng học sinh biết đúng, sai, nên, không nên, từ đó học sinh tiến bộ hơn trong tư tưởng và nhận thức. Tránh trường hợp hành động và lời nói trên mạng của học sinh thiếu sự kiểm soát, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

Trường hợp học sinh gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống, giáo viên có thể kịp thời động viên, giúp các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Những động viên khích lệ, chia sẻ có chọn lọc của giáo viên qua mạng xã hội có thể giúp ích rất nhiều cho học sinh. Ví dụ, các video về giáo dục nhân cách giúp học sinh thấy được nên cư xử thế nào cho đúng với cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay cộng đồng; video hướng dẫn nấu ăn giúp học sinh nữ tập nữ công gia chánh, dần dần rèn luyện cho bản thân những kỹ năng sống; nội dung về thể thao, xe, siêu xe có thể giúp các học sinh nam hứng thú, từ đó vui vẻ, yêu đời hơn, tránh căng thẳng và nhàm chán trong cuộc sống...

Những vấn đề cần lưu ý

Để nâng cao hiệu quả của dạy học khi sử dụng mạng xã hội, giáo viên cần lưu ý: Việc đăng tải các thông tin cần có sựu chọn lọc kỹ càng, nên đăng những thông tin chính xác, có nguồn dẫn đáng tin cậy.

Mỗi ngày chỉ nên đăng tải số lượng vừa phải, nội dung tóm tắt, ngắn gọn nhưng đầy đủ tránh quá nặng nề dẫn đến sự ngại ngùng hoặc không muốn khi tiếp cận của học sinh.

Cần đa dạng hóa các hình thức thông báo hay triển khai nhiệm vụ học tập để tránh sự nhàm chán, tạo sự hứng thú từ học sinh.

Nên để học sinh cùng tham gia hoạt động bằng cách giao nhiệm vụ, hoặc động viên, kêu gọi từ các học sinh để học sinh thấy được những lợi ích to lớn của mạng xã hội vào phục vụ học tập, đồng thời các em có thêm trách nhiệm và lòng say mê. Cũng qua đó, học sinh có thể chứng tỏ khả năng của mình.

Hoàn toàn có thể làm mới nội dung hay tăng cường tính đoàn kết bằng cách chia sẻ các hoạt động của lớp, nhóm, qua đó lưu giữ các kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò.

Thận trọng khi sử dụng mạng xã hội trong dạy học

Việc sử dụng mạng xã hội rất dễ gây ra hội chứng nghiện mạng xã hội và sống ảo. Vậy nên cần thận trong khi sử dụng, cụ thể như sau:

Không quá lạm dụng mạng xã hội, đó chỉ là một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động ở nhà của học sinh. Chủ yếu các hoạt động học tập phải diễn ra trên lớp. Các hoạt động tập thể phải diễn ra nhiều, vui vẻ và thiết thực tránh sự sống ảo hay lạm dụng mạng xã hội của học sinh.

Nên có hẳn một buổi trao đổi về những hữu ích hay mặt xấu của mạng xã hội khi sử dụng không đúng cách.

Nội dung đăng tải hằng ngày không quá nhiều, qui định giờ giấc hoạt động của các nhóm. Ngôn ngữ sử dụng một cách có văn hóa, văn minh, lịch sự, tránh quá suồng sã hay cợt nhả quá trớn của học sinh.

Trao đổi, thống nhất với phụ huynh để giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh, chỉ sử dụng mỗi ngày một khoảng thời gian nhỏ xác định.

Sự tham gia của giáo viên dưới hình thức theo dõi kín đáo, chỉ lên tiếng khi những sự việc có dấu hiệu đi xa và có khả năng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên khi giải quyết nên nhẹ nhàng phân tích cho học sinh thấy rõ những mặt tốt và xấu, nên và không nên một cách kín đáo và tế nhị. Tránh trường hợp làm cho học sinh thấy tù túng và ngột ngạt khi bị theo dõi, giám sát quá nhiều gây mất tự do, dẫn đến thiếu hợp tác và phản tác dụng.

Những đứa trẻ sinh sau năm 2000 được gọi là iGen - thế hệ lớn lên cùng công nghệ, các ứng dụng điện thoại và mạng xã hội, thậm chí rành rọt cách sử dụng các thiết bị này trước lúc biết đọc, biết viết. Với iGen, mạng xã hội là một phần tất yếu của cuộc sống. Thay vì ngăn cấm, cha mẹ cần chấp nhận, tìm hiểu và hướng dẫn trẻ các nguyên tắc sử dụng mạng xã hội sao đúng cách và hiệu quả.

1. Bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân

Quyền riêng tư và thông tin cá nhân không đơn thuần là lập chế độ “công khai” hay người xem “chỉ có bạn bè” ở các bài đăng trên Facebook. Nó còn bao gồm việc đánh giá độ tin cậy của các trang web trước khi dùng email cá nhân đăng ký thành viên, hoặc dùng số điện thoại để đăng ký wifi miễn phí nơi công cộng, nên hay không giao quyền kiểm tra vị trí của mình cho các ứng dụng di động. Kẻ xấu có thể lợi dụng vị trí, hình ảnh và thông tin liên lạc của con. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các cách quản lý thông tin trên Internet và hướng dẫn trẻ một cách tường tận.

2. Không cả tin với những mối quan hệ trên mạng xã hội

Cha mẹ cần nhắc nhở con cẩn trọng với những người mới quen trên mạng. Nếu chưa từng gặp mặt thì con không được cung cấp các thông tin riêng tư như số nhà, trường học, lớp học, số điện thoại. Nếu con hẹn gặp những người bạn quen từ trên mạng thì cần có cha mẹ hay người lớn đáng tin cậy đi cùng.

Ngay cả với bạn học, con cũng không nên tiết lộ mật khẩu của các tài khoản đăng ký mạng xã hội, trang mua sắm… rất có thể bạn bè sẽ sử dụng tài khoản của con làm những việc không hay, dù chỉ là trêu đùa. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, có những mối quan hệ thân thiết, cha mẹ hãy chia sẻ thân tình với con về các tình huống rủi ro về thông tin trên mạng, dặn dò con không gửi ảnh nhạy cảm của mình cho bạn hay bất kì ai vì tin rằng “Tớ sẽ xoá ngay thôi!”. Những tấm ảnh và giây phút bồng bột ấy có thể gây nhiều phiền toái về sau.

3. Mọi thứ là “bất tử” trên Internet

Cha mẹ cần khuyên con suy nghĩ kỹ trước khi đăng tải hay chia sẻ điều gì trên mạng xã hội, nhất là những thông tin có thể ảnh hưởng danh tiếng của con trong tương lai. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng hay các chương trình xét duyệt học bổng đều tìm hiểu ứng viên thông qua mạng xã hội. Họ sẽ nghĩ thế nào nếu nhìn thấy những tấm hình và các câu đùa quá trớn của con? Thậm chí, ngay cả khi con xoá bài đăng rồi thì cũng không chắc là nó đã hoàn toàn biến mất vì ai cũng có thể lưu lại những tấm ảnh trên mạng xã hội.

4. Cẩn trọng khi bình luận

Cha mẹ hãy nhắc nhở con cư xử tử tế với bạn bè trên mạng như khi ở ngoài đời thật. Có thể con không ác ý khi bình luận vui về ngoại hình hay tính cách của người khác nhưng những lời đó có thể khiến họ tổn thương sâu sắc.

Hơn nữa, khi nói chuyện trực tiếp thì có thể nghe thanh âm, ngữ điệu để biết tâm ý của một người, nhưng những câu chữ trên mạng lại không phản ánh được điều đó. Đôi khi con có thể mất đi một tình bạn đẹp chỉ vì vài dòng bình luận vô tâm.

5. Kiểm tra tài khoản của con một cách nhẹ nhàng, minh bạch

Để đảm bảo con đang làm theo những nguyên tắc an toàn trên mạng xã hội, thỉnh thoảng cha mẹ cần kiểm tra tài khoản, điện thoại và máy tính của con, nhưng đừng làm việc này một cách lén lút. Hãy cùng con kiểm tra để con hiểu rằng chuyện cha mẹ đang làm là để bảo vệ, hướng dẫn cho con, chứ không phải đang theo dõi con. Nếu phát hiện những nguy cơ hoặc những hành động không đúng của con, hãy bình tĩnh, góp ý nhẹ nhàng để con hiểu và cùng sửa chữa. Đơn giản hơn, hãy kết bạn với con trên Facebook hoặc Follow con tên Instagram để hiểu thêm về cuộc sống của con mình, nếu con cảm thấy thoải mái và đồng ý.

Cuối cùng: Cha mẹ cần làm gương cho con trẻ

Con cái sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng mạng xã hội của cha mẹ mình. Do đó, việc dạy con sử dụng mạng xã hội cũng là cơ hội để bạn xem xét việc chính bản thân có đang lơ là với các quy tắc an toàn thông tin cá nhân hay không, có đang dễ dãi khi bình luận hoặc có đang dành quá nhiều thời gian để sống trên mạng xã hội không.

Prudentialchúc bạn và con sử dụng mạng xã hội cập nhật thông tin một cách hiệu quả nhé!

Xem thêm:Bí quyết bảo vệ con trong môi trường Internet

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề