Hoa hồng được thu hoạch bằng cách nào

Hoa hồng có thể được trồng bằng hạt, điều này đã khiến nhiều người tò mò, đặc biệt là những người yêu thích hoa. Nhưng có 1 điều thú vị rằng: Bạn chỉ cần mua hạt giống hoa hồng leo một lần và chúng ta có thể giữ lại những hạt giống hoa chất lượng bằng chính cây hoa mà mình đã gieo trồng.

Việc này có thể còn xa lạ với nhiều bạn và bạn sẽ thấy thế giới hạt giống hoa vô cùng thú vị. Chúng ta cùng tham khảo cách lấy hạt giống hoa hồng leo để nhân giống nhé!

Các bước cơ bản để thu hạt giống hoa hồng leo


- Thành quả đạt được sau 1 khoảng thời gian chăm sóc hạt giống hoa hồng cuối cùng cũng cho bạn một giàn hoa hồng leo cực đẹp, những bông hoa to, bền màu đua nhau khoe sắc.

Đặt mua hạt giống hoa hồng leo tại đây



Hạt giống hoa hồng leo cho bạn một giàn hoa hồng leo cực đẹp

Ngay lúc này bạn đang nghĩ tới việc nhân giống để có thêm một bụi cây hoa hồng leo khác tương tự như này. Bạn không cần phải mất thêm chi phí nào nữa bởi chính bụi hoa đó đã có thể cho hạt giống hoa. Thật ngạc nhiên phải không nào?

♥ Bước 1: Quan sát khi quả hoa hồng leo bắt đầu khô và nhăn lại.

♥ Bước 2: Thu hoạch hạt giống hoa. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn thu hái hạt giống hoa hồng leo. Lưu ý không nên để chúng quá khô, nếu quan sát thấy hạt chuyển sang màu nâu thì rất có thể các hạt bên trong đã bị chết khô, không sử dụng được nữa.


Chuẩn bị thu hoạch hạt giống hoa

♥ Bước 3: Thực hiện cắt quả hoa hồng leo bằng một con dao nhỏ sắc, lúc này hạt sẽ nhanh chóng được lộ ra, bạn hãy khéo léo dùng tay kéo các hạt ra với chính mũi dao bạn vừa dùng.

♥ Bước 4: Sau khi đã thu hái xong bạn cần làm sạch hạt, đảm bảo rằng không còn lớp bột mỏng bao phủ hạt nữa. Các chuyên gia nghiên cứu đã cho thấy kết quả rằng nếu lớp bột này còn sẽ ngăn cản việc hạt nảy mầm.

 Bước 5: Bảo quản hạt, sau khi thu hái hạt giống hoa hồng leo xong nếu bạn bỏ qua khâu bảo quản thì chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng của hạt giống. Bạn cần phơi 1 nắng hoặc sấy ấm để hạt giống được khô ráo đều nhau. Sau đó bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh ẩm thấp.

Xem thêm các loại hạt giống hoa khác



Hạt giống hoa hồng leo đang nảy mầm

Với những bước đơn giản của phương pháp tách hạt từ hoa hồng leo rất đơn giản. Để sử dụng lại bạn chỉ cần dùng hạt giống hoa xử lí và gieo trồng đúng kĩ thuật là đã có thể thu được những cây hoa hồng leo con vô cùng khỏe mạnh.

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài hoa này và có thể tự tay gieo trồng. Chúc các bạn thành công!Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua hạt giống hoa hồng leo chất lượng với mức giá hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay với Shop Hạt Giống Phương Nam để dễ dàng sở hữu các loại hạt giống hoa tốt nhất hiện nay.

Xem thêm các loại hạt giống hoa hồng

THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA HẠT GIỐNG HOA

SHOP HẠT GIỐNG PHƯƠNG NAM


ĐIỆN THOẠI: 0983 003 446
ĐỊA CHỈ: 519/17/8 Âu Cơ, Tân Phú, HCM
GIỜ MỞ CỬA: 8:00 – 20:00
SHIP HÀNG TOÀN QUỐC

Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch. Hoa đến tay người tiêu dùng phải là hoa tươi đẹp, không dập nát, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Vì vậy, vấn đề bảo quản hoa sau thu hoạch rất cần thiết.

Để việc tiến hành bảo quản hoa đảm bảo chất lượng phải tiến hành nhiều công đoạn và phải tuân theo nguyên tắc: Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khỏe, có độ nở thu hái phù hợp. Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh E thylen, sự phát triển của nấm bệnh.

Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật về thu hái, đóng gói hoá chất sử dụng và cách điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ trong bảo quản hoa:

Trước hết cần xác định thời điểm thu hoạch. Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm, không thực hiện vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Vì vậy phải nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật phân loại và bảo quản.

Tiếp theo đối với công đoạn thu hái và bảo quản : ở mỗi loại hoa khác nhau thì cách thu hái, bảo quản khác nhau:

1. Đối với hoa Lily và Loa kèn:

- Thu hái: Thời gian thu cắt tốt nhất với Lily, Loa kèn là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu.

- Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 6 lá/cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước. Sau khi cắt cần phân cấp và buộc hoa lại thành từng bó từ 5 10 cành.

- Bảo quản: Để hoa tươi lâu cần phải làm các công việc sau:

+ Xử lý bằng hoá chất: Đối với các giống Lily thơm ngâm 1/4 cuống hoa vào dung dịch hoá học: Các dung dịch thường dùng là đường Sacaro nồng độ cao [5 10%] + dung dịch Nitrac Bạc 100mg/lít hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít, ngâm 20 phút + 1 lượng GA3 nồng độ 100pm.

+ Cất giữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa Lily vào kho lạnh ở nhiệt độ 1 20C, bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen.

+ Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian dài, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở - chất kích thích nở hoa là 8 Hyđioxypunil 200 mg/l + đường Saccaro 3%.


Hoa Lily [Ảnh: monash.edu.au]

2. Đối với hoa Đồng tiền:

- Sau khi hái hoa phải bao hoa và cắm ngay vào nước[ngập 1/3 - 1/4 chiều dài bông] để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống.

- Xử lý sau khi cắt: Sau khi thu phải phân loại để xử lý.

Sau khi phân cấp, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2 5 cm và cắm ngay vào nước, để vào kho mát 6 100C cho hút no nước, trong 24 giờ tiến hành bao gói cứ 20 cành bó lại thành 1 bó.

- Bảo quản:

Phương pháp bảo quản như sau: Ngâm 1/4 cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrac Bạc nồng độ 120mg/l trong 10 phút, dùng dung dịch axit atric [nồng độ 150mg/lít] để điều chỉnh PH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 3,7. Ngoài ra mỗi lít dung dịch thêm 20g đường Saccaroza sau đó đưa hoa vào kho lạnh và để nhiệt độ 1-20C, ẩm độ 90-95%.


Hoa đồng tiền [Ảnh: svvn-dresden.org]

3. Đối với hoa Hồng:

- Thu hái hoa: Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, tới sự nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau. Tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể chừa lại trung bình từ 2 4 đốt thậm chí có thể cắt sát cành hoa chính. Nếu thu hái vào tháng 9 10 có thể chừa lại 5 đốt, tháng 3 - 4 chừa lại 2 đốt.

- Xử lý sau cắt: Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước, đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Trước khi bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau đó bó thành 50 cành hay 100 cành/1 bó.

- Bảo quản hoa

+ Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau:

Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 5% trong thời gian bảo quản.

Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật cần nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 OH.

Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 1,5 ppm phun vào cành, lá.

+ Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2-50C, ẩm độ 85 90% trong thời gian bảo quản.


Hoa hồng [Ảnh: tamu.edu]

4. Đối với hoa cúc:

- Thu hái: Thu hái khi hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài trên cây. Khi cắt xong cắm nhẹ nhàng vào nước [xô, chậu].

- Xử lý sau thu hoạch:

Hoa khi thu hoạch cần đưa luôn vào nhà mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại. Sau khi phân loại cành, ngâm vào dung dịch STS [Silverthiosulphate] 0,1%, ngập sâu 8 10 cm chiều dài cành trong thời gian 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa.

- Bảo quản: Dung dịch bảo quản: Đường Saccaroza 2- 5%; -8- HQC [8 Hyđroxy quinoline citrate] 200 ppm hoặc Chlorin 5 10 ppm; BA [BenzylAđenin] 2 5 ppm, bổ sung thêm axit Citric để PH của dung dịch = 3 3,5.

- Thời gian cắm 5 10 giờ trong dung dịch trên và để nhiệt độ khoảng 100C, độ ẩm 90 95%. Sau đó đóng gói trong túi PE có độ dày 0,04 mm. Nếu chưa tiêu thụ ngay thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C, độ ẩm 90% - 95%.

Trên thực tế người trồng còn nhiều do dự đối với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch do tâm lý sợ tốn kém, ngại đầu tư. Theo sự tính toán của Trung tâm rau quả thì lãi suất của việc sử dụng công nghệ trong trồng và bảo quản cao hơn nhiều so với không bảo quản và biện pháp bảo quản đơn giản. Việc nghiên cứu, ứng dụng sản xuất và bảo quản các giống hoa theo quy trình kỹ thuật cao không những đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.


Hoa cúc [Ảnh: hermann-uwe.de]

Theo Website Rau Hoa Quả Việt Nam, KHKTNN

I. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Giống

Một số giống Hoa hồng đang được trồng phổ biến hiện nay tại Đà Lạt là giống hoa hồng Pháp, Ý, đỏ Hà Lan, Tỷ muội, Vàng titi, Trắng xanh, Song hỷ, Bê Bê, vàng, đỏ, xanh ngọc, .…

2. Kỹ thuật nhân giống: Hoa hồng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc ghép mắt

*Thời vụ nhân giống

- Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất [từ tháng 2-4] và [từ tháng 8-10] là thời gian tốt nhất giúp cho hom giống ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Song với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thì việc nhân giống hoa Hồng có thể thực hiện quanh năm.

- Chuẩn bị giá thể: trộn xơ dừa băm nhỏ hoặc tro trấu, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1 [đất đồi], trộn đều và đóng vào bịch đen chuyên dùng để ươm cây con.

* Chuẩn bị gốc ghép

- Sử dụng hom hồng dại [Tường vi, tầm xuân] cắt dài từ 20 - 25 cm, dùng dao hay kéo cắt cành bén cắt vát 300, không để cho hom bị xơ dập, nên chọn hom có gai màu tím, hom ở cành bánh tẻ, sạch sâu bệnh. Nhúng hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó cắm vào bầu. Trong thời gian 10 ngày đầu cần che nắng để hom ra rễ, sau đó từ từ cho chiếu sáng và tiếp tục chăm sóc, giữ ẩm, tỉa bỏ những mầm yếu, kém phát triển chỉ chừa 3-4 mầm khoẻ mạnh, khoảng sau 3 tháng thì có thể ghép được.

- Tiến hành ghép: chọn gốc ghép sinh trưởng tốt, cành mập, khỏe để ghép. Sử dụng mắt ghép đủ tiêu chuẩn từ vườn cây sạch bệnh, lấy mắt ghép có kích thước 1cm x 3cm, có một chồi nhú lên bằng hạt gạo, ghép theo cách ghép da hình chữ T ngược dùng nilon quấn quanh mắt ghép theo kiểu ngói lợp, chừa phần chồi lại. Trong thời gian này nên che nắng mắt ghép và không được tưới ướt mắt ghép, luôn giử ẩm cho gốc ghép. Khoảng 15 ngày sau có thể mở dây nylon ra kiểm tra nếu mắt ghép còn tươi là đạt. Sau đó cắt bỏ hết tán và nhánh của gốc ghép để tập trung nuôi mắt ghép. Có thể giảm che nắng từ từ để mắt ghép làm quen với ánh sáng trực tiếp và tỷ lệ sống cao hơn.

* Chọn cành giâm

-Vườn hoa hồng dùng để cắt hom nhân giống cần được chăm sóc kỹ theo yêu cầu phân bón để đảm bảo hom giống tốt, sạch sâu bệnh.

- Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ khoẻ, mập, thẳng và sạch sâu bệnh, đang mang hoa ở giai đoạn sử dụng.

- Chọn mắt giâm: là loại mắt ngủ bắt đầu nhú lên bằng hạt tấm thì khi giâm mắt bắt đầu nẩy lộc ngay, cành giâm phát triển tốt thì khi đem trồng cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa đẹp.

- Trên cành đã chọn để cắt hom giống giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc. Hom giống có chiều dài từ 8 – 10 cm trên đoạn cành có từ 1-3 mắt nhưng có 2 mắt là tốt nhất. Khi cắt cành nên dùng kéo cắt cành chuyên dùng, cắt vát 300, không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

* Kỹ thuật pha, nhúng thuốc kích thích ra rễ: Hoa Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng thuốc kích thích ra rễ như IAA, NAA, axit giberelic với nồng độ từ 2000-2500 ppm. Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch pha sẵn trong khoảng thời gian 3-5 giây rồi cắm vào giá thể được chứa trong bầu nilon hoặc khay nhựa. Khi cắm hom giống phải thẳng đứng, cắm sâu từ 1-1,5cm. Khoảng cách hom giâm từ 4 – 5 cm trong khay nhựa hoặc mỗi túi bầu là một hom.

II. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất

Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 - lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.

Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m [rãnh 30cm]. Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

2. Kỹ thuật trồng hoa hồng

Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.

Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong t­ới thật đẫm n­ước.

3. Chăm sóc

Lượng phân sử dụng cho 1000m2

- Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg

- Lân: 40 -50 kg

- Ure: 26 - 30kg

- KCl: 30 kg

- Phân vi sinh: 280 - 300 kg

Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa.

Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh

- Bón thúc: 2 tuần bón một lần

+ Lần 1: 1/5 kg Ure + 1/5kg KCl

+ Lần 2: 1/5 kg Ure + 1/ 5 kg KCl

+ Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl

+ Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại

Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng

Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

4. Kỹ thuật t­ưới n­ước

Có 2 phư­ơng pháp tư­ới: T­ưới n­ước ngập rãnh tức là bơm n­ước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nư­ớc hoặc t­ưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn n­ước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu t­ưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi t­ưới n­ước và phân không chảy ra ngoài.

5. Kỹ thuật bón phân

Hoa hồng rất ­ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải t­ưới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 n­ước cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tư­ới cho 5.000m2.

6. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh tr­ưởng

Ph­ương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt đ­ược 3 mục đích sau:

- Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần [có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu].

- Tăng chất l­ượng cành hoa [chiều dài cành hoa > 70 cm]

- Điều khiển ra hoa theo ý muốn

L­ưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm

7. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng

Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trư­ờng xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là bao bằng giấy báo [cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại] và bao bằng l­ưới bao có sẵn.

8. Phòng trừ sâu bệnh

a. Sâu: trên cây hoa hồng phổ biến nhất là nhện đỏ, sâu xanh, rầy. Dùng thuốc Polytrin, Sherpa, Karate, Actara, Supracide, Commite…

b. Bệnh:

*Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn hoặc bất định, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

* Bệnh đốm mắt cua : Vết bênh là những đốm nhỏ hình mắt cua, phía trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh nổi gờ màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, rụng.

* Bệnh đốm vòng: Vết bênh là những đốm nhỏ, hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ và lá già.

Dùng thuốc Score 250 EC, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN,...để phun phòng trừ các loại bệnh trên.

*Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành nụ và hoa, làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và bệnh nặng làm chết cây. Dùng thuốc Score 250 EC, Daconil 550 SC, Som 5DD, Viben 50BHT…

* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, thường hình thành mặt dưới lá. Mặt trên lá bênh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc.

- Phòng trị: Phun thuốc Anvil 5 SC, Suppertilt, Coct 85, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP …

* Bệnh thán thư: Vết bệnh có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti. Bệnh hại lá bánh tẻ và là già. Phòng trị: Phun thuốc Ticarben 50WP, Derosal 50 SC, Topan, Fusin, Score 250 EC.

* Bệnh mốc sương: Vết bệnh có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên.

Phòng trị: Benex 50 WP, Bendazol 50WP, Folpan, Ridomil Gold….

IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN HOA SAU CẮT CÀNH

Hoa hồng thu hoạch khi hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước, thì cành hoa thu mới bền và lâu tàn, trước khi cắt Hoa nên tưới nhiều nước. Cắt cách gốc cành chừa lại 3 lá, phần cành hồng còn lại sẽ cho 3 chồi mới, ta chỉ chọn 1-2 chồi khỏe cho ra hoa tiếp tục.

Sau khi cắt hoa nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng 30 phút, sau đó ngâm vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no khoảng 1 – 3 giờ, nếu có điều kiện thì bảo quản trong kho lạnh, còn không thì phải để hoa ở chõ thoáng mát, sạch sẽ và đóng gói trước khi vận chuyển đi xa. Có như vậy thì hoa cắm mới bền và các nụ hoa sẽ nở hết, không có hiện tượng nụ ngủ.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề