Hết sức bình sinh tiếng trung đọc như nào năm 2024

Học khẩu ngữ tiếng Trung là những câu nói giao tiếp hàng ngày. Học khẩu ngữ sẽ giúp người học luyện nói tiếng Trung một cách lưu loát. Dưới đây là một số câu khẩu ngữ thường dùng trong tiếng Trung giao tiếp hàng ngày.

不见得: Bùjiàn dé: Không chắc, chưa hẳn.

对得起: Duìdeqǐ: Xứng đáng. 忍不住: Rěn bù zhù: Không nhịn đươc, không kìm được. 不怎么样: Bù zě me yàng: Thường thôi, xoàng, không ra làm sao cả. 跟……过不去:Gēn…… Guòbuqù: Gây phiền phức, làm phiền cản trở. 左说右说: Zuǒ shuō yòu shuō: Nói đi nói lại. 时好时坏: Shí hǎo shí huài: Lúc tốt lúc xấu. 不大不小: Bù dà bù xiǎ: Không lớn không nhỏ, vừa vặn 忽高忽低: Hū gāo hū dī:Lúc cao lúc thấp, thoắt lên thoắt xuống. 老的老,小的小: Lǎo de lǎo, xiǎo de xiǎo: Có lớn có bé, có giá có trẻ, có đủ. 东一句,西一句: Dōng yījù, xi yījù: Chỗ này một câu, chỗ kia một câu.

在乎: Bùzàihū: Không để tâm, không để ý. 无所谓: Wúsuǒwèi: Không thể nói là… / Không sao cả. 不由得: Bùyóude: Khiến không thể / Bất giác, không kim nổi. 别提了: Biétíle: Đừng nói đến nữa, đừng đề cập đến nữa. 没说的: Méishuōde:Không cần phải nói, khỏi phải nói / 可不/可不是: Kěbù/kě bùshì: Đúng vậy. 可也是: Kě yěshì:Có lẽ thế. Có lẽ là. 吹了: Chuīle: Hỏng rồi, thôi rồi.

看透了: Kàntòule: Nhìn thấu, hiểu thấu (kế sách, dụng ý của đối thủ).

吃透了: Chītòule: Hiểu thấu, hiểu rõ. 气得要死/要命: Qì dé yàosǐ/yàomìng: Giận muốn chết, giận điên người. 困的不行: Kùn de bùxíng: Buồn ngủ díp cả mắt. 算不得什么: Suàn bùdé shénme: Không đáng gì. 恨不得: Hènbude:Hận chẳng được , hặn chẳng thể, chỉ mong. 怪不得: Guàibùdé: Thảo nào, chả trách. 不得了: Bùdéle:Nguy rồi, gay go rồi. 谈不到一块儿去:Tán bù dào yīkuài er qù: Không cùng chung tiếng nói. 一个劲儿: Yī ge jìn er: Một mạch, không ngớt, không ngứng. 说风凉话: Shuō f说的来/说不来: Shuō de lái/shuōbulái: (Hai bên) hợp ý nhau / không hợp ý nhau. 合得来/合不来: Hédelái/hébulái: Hợp nhau. / Không hợp nhau. 划得来/划不来: Huádelái/huábùlái: Có hiệu quả, đáng giá / Không có hiệu quả, không đáng giá. 靠的住/靠不住: Kào de zhù/kàobùzhù: Đáng tin / Không đáng tin. 对得住/对不住: Duì de zhù/duì bù zhù: Xứng đáng / không xứng đáng , có lỗi. 犯得着/犯不着: Fàndezháo/fànbuzhe: Đáng / không đáng. 怪得着/怪不着: Guài dezháo/guài bùzháo: Dáng trách / không thể trách, chả trách. 数得着/数不着: Shǔdezháo/shǔ bùzháo: Nổi bật / Không có gì nổi bật. 遭透了: Zāo tòule: Hỏng bét, tồi tệ hết sức.

ēngliánghuà:Nói mát, nói kháy.

说梦话:Shuō mènghuà: Nói mê, nói viển vông. 说不上: Shuōbushàng: Không nói ra được, nói không xong. 好得不能再好/再好也没有了:Hǎo dé bùnéng zài hǎo/zài hǎo yě méiyǒule: (Tốt đến nỗi) không thể tốt hơn được nữa. 是我自己的不是: Shì wǒ zìjǐ de bùshì: Là tôi sai, là tôi không phải, là tôi không đúng. 来劲儿: Láijìn er: Có sức mạnh, tich cực 开快车:Kāi kuàichē: Tốc hành / Cấp tốc. 吃后悔药: Chī hòuhuǐyào: Ray rứt hối hận. 吹牛: Chuīniú: Thổi phồng, nói khoác, khoác lác. 看中/看上: Kàn zhòng/kàn shàng: Vừa mắt, ưng ý.

说的比唱的还好听: Shuō de bǐ chàng de hái hǎotīng: Nói còn hay hơn hát, nói như rót vào tai (có ý châm biếm). 太阳从西边出来了: Tàiyáng cóng xībian chūláile: Mặt trời mọc đằng Tây. 戴高帽(子):Dài gāo mào (zi): Nịnh bợ, phỉnh nịnh. 倒胃口: Dǎo wèikǒu: Ngán tận cổ. 赶时髦: Gǎnshímáo: Chạy teo mốt. 赶得上: Gǎndeshàng: Đuổi kịp, theo kịp, kịp. 家常便饭: Jiāchángbiànfàn: Chuyện thường ngày, chuyện cơm bữa. 喝西北风: Hē xīběi fēng: Ăn không khí. 开绿灯: Kāilǜdēng:Bật đèn xanh. 拿手戏: Náshǒu xì: Trò tủ, ngón ruột.

露一手/露两手: Lòuyīshǒu/lù liǎngshǒu: Lộ ngón nghề. 留后手/留后路: Liú hòu shǒu/liú hòu lù: Có biện pháp dự phòng / Để lối thoát, để lối rút lui. 热门(儿): Rèmén (er): (Sự vật…) hấp dẫn, ăn khách, được ưa chuộng. 冷门(儿): Lěngmén (er):(Công viẹc, sự nghệp…) it được để ý, ít được ưa chuộng, ít hấp dẫn.

马大哈: Mǎdàhā: Đểnh đoảng, sơ ý / Người đẻnh đoảng, sơ ý. 拍马屁: Pāimǎpì: Tâng bốc,nịnh bợ. 交白卷: Jiāobáijuàn:Nộp giấy trắng. 泼冷水: Pōlěngshuǐ: Xối nước lạnh, tat nước lạnh. 妻管严: Qī guǎn yán: Vợ quản chặt.Ví bị vợ quản lý quá chặt chẽ 走老路: Zǒu lǎolù: Đi đường mòn. 走下坡路: Zǒu xiàpōlù: Đi xuống dốc, tuột dốc. 走着瞧: Zǒuzhe qiáo: Để rồi xem. 纸老虎: Zhǐlǎohǔ:Con cọp giấy.

竹篮打水一场空/泡汤 :Zhú lán dǎ shuǐ yīchǎngkōng/pàotāng : Rổ tre đựng nước cũng bằng không, bong bóng nươc, Xôi hỏng bỏng không.

便宜无好货,好货不便宜:Piányi wú hǎo huò, hǎo huò bù piányi: Đồ rẻ thì không tốt, đồ tốt thì không rẻ; Của rẻ của ôi, thền nào của đó. 我让他往东走,他偏要往西行:(不听话) Wǒ ràng tā wǎng dōng zǒu, tā piān yào wǎng xīxíng: Bù tīnghuà :Chỉ một đằng, làm một nẻo (Để ngoài tai). 从一个耳朵进去,从另一个耳朵出来: Cóng yīgè ěrduo jìnqù, cóng lìng yīgè ěrduo chūlái: Từ tai này ra tai kia. Bỏ ngoài tai 扔在脑后/扔在脖子后:Rēng zài nǎo hòu/rēng zài bózi hòu: Bỏ ngoài

Xem thêm 999 Câu khẩu ngữ tiếng Trung và các bài ngữ pháp tiếng Trung khác tại đây.

Chúc các bạn học tiếng Trung thành công. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website

Nếu bạn đang có ý định du học tại Trung Quốc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt hơn cho chuyến đi thay đổi tương lai này.

Có một sự thật không phải ai cũng biết rằng: Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới nhưng tiếng Trung mới là ngôn ngữ có nhiều người sử dụng nhất thế giới. Sự thật này đồng nghĩa với việc nếu bạn có thể sử dụng tiếng Trung, bạn có thể nói chuyện với khoảng 1,4 triệu người tức là khoảng 1/6 dân số thế giới.

Tại Trung Quốc, mặc dù hệ thống giáo dục có rất nhiều chương trình học bằng tiếng Anh cho du học sinh, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, việc giao tiếp với người dân bản xứ là hoạt động không thể tránh khỏi và người dân Trung Quốc không phải ai cũng biết tiếng Anh để có thể dễ dàng giao tiếp với bạn. Vì vậy nếu bạn đến Trung Quốc du học mà chỉ mang theo hành trang là vốn tiếng Anh siêu đỉnh thì chắc chắn chưa đủ, việc giao tiếp hàng ngày vẫn sẽ gặp khó khăn đáng kể và có thể ảnh hưởng đến quá trình du học của bạn. Vậy nên nếu muốn đến Trung Quốc du học theo hệ tiếng Anh hay ngôn ngữ khác các bạn vẫn nên trang bị cho mình một khóa tiếng Trung giao tiếp cơ bản.

Còn nếu yêu thích Trung Quốc, muốn theo học tại Trung Quốc theo các chương trình bằng ngôn ngữ này thì việc rèn luyện tiếng Trung đến mức độ nào là đủ? Đáp án chỉ có thể là: Tích lũy càng nhiều càng tốt.

Hiện nay, muốn sang Trung Quốc du học, tùy theo từng bậc học, trường, chuyên ngành mà chúng ta chọn sẽ có yêu cầu chuẩn về trình độ tiếng Trung khác nhau. Ví dụ: theo học Chuyên ngành kinh tế tại bậc Đại học phải có trình độ tiếng Trung tối thiểu là HSK 4 điểm cao hoặc HSK 5, đối với bậc Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ sẽ có yêu cầu cao hơn và mức cụ thể về số điểm của từng phần nghe, nói, đọc, viết. Thậm chí một số khóa học ngôn ngữ như 1 năm tiếng hay 1 kì tiếng cũng yêu cầu sinh viên phải có HSK 3. Tuy nhiên đây là mức yêu cầu tối thiểu để có khả năng nghe hiểu bài giảng, là yêu cầu cơ bản nhất. Còn quá trình theo học tại trường không hẳn đơn giản như thế.

Một ví dụ đơn giản có thể kể đến như: Giả sử chúng ta đến Trung Quốc và theo học chương trình đại học cùng với các sinh viên Trung Quốc khác, chúng ta sẽ được coi như một sinh viên chính quy bình thường, các thầy cô sẽ giảng bài như cách họ giảng bài cho các sinh viên Trung Quốc khác, bất kể về tốc độ hay cách dùng từ cũng sẽ không vì bạn chưa học từ đó hoặc chưa nghe hiểu lời giảng của giáo viên mà dừng lại. Nhưng bản thân chúng ta lại khác với các sinh viên Trung Quốc khác, tiếng Trung là “ngôn ngữ mẹ đẻ” của họ và họ cũng học qua 12 năm môn Ngữ văn Trung Quốc cũng như cách chúng ta học môn Ngữ Văn trong tiếng Việt, còn một lưu học sinh mới chỉ tiếp xúc được vài năm thậm chí là vài tháng với tiếng Trung mà thôi. Vì vậy kể cả những học sinh giỏi đã đạt được HSK 6 cũng chưa chắc đã dám vỗ ngực tự tin là bản thân mình giỏi tiếng Trung như người bản xứ nên hãy nhớ rằng “học” không bao giờ là thừa cả.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên vì những khó khăn trên mà hoang mang lo sợ để rồi bỏ qua con đường du học rộng mở của mình. Chúng ta cần có những chiến lược để trang bị một cách hiệu quả các kiến thức chuẩn bị cho chuyến du học sắp tới. Ngoài các kiến thức tiếng Trung cơ bản hãy trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức sau đây:

1. Kỹ năng phản xạ giao tiếp thực tế

Trong quá trình học tiếng Trung, việc giao tiếp luyện phản xạ hay cách trình bày suy nghĩ một cách logic, gãy gọn rất ít được đem vào trong các chương trình học, đặc biệt là các khóa học tiếng Trung ngắn hạn tại các Trung tâm. Một phần vì thời gian trên lớp không đủ để các giáo viên có thể chỉnh sửa kỹ càng cho học sinh, một phần vì hầu hết các trung tâm sẽ lấy HSK để làm thước đo tiêu chuẩn cho đầu ra các khóa học. Vì vậy luyện tập phản xạ không quá được coi trọng. Tuy nhiên khi đi du học thì khác, thử tưởng tượng nếu phải nói chuyện với 1 người rất lâu mà vẫn không hiểu thông điệp họ muốn truyền tải là gì hoặc phải nghe một bài thuyết trình mà từ đầu đến cuối nói năng ấp úng không rõ ràng chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ thoải mái và muốn kết bạn với người đó chứ? Chưa kể đến việc trình bày ý tưởng, làm bài thuyết trình cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số của bạn.

Ngoài ra, trong quá trình học tiếng Trung, phần lớn thời gian chúng ta sẽ tương tác với giọng đọc chuẩn trong băng thu âm. Điều này giúp giọng phổ thông trở nên “chuẩn” hơn, nhưng khi đi du học, những người bản xứ chúng ta gặp không phải ai cũng có giọng đọc “chuẩn” như vậy, thậm chí việc người bản xứ sử dụng phương ngữ hoặc giọng điệu bị ảnh hưởng bởi tiếng địa phương là hết sức bình thường. Và muốn hiểu được bạn phải có kỹ năng đoán ý và bắt từ cực tốt.

2. Kỹ năng tự học, nghiên cứu tài liệu

Kỹ năng tự học và nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết cho mỗi sinh viên bất kể có đi du học hay không. Tuy nhiên khi tự học và đọc tài liệu của một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ sẽ là một vấn đề không đơn giản. Việc đọc một bài luận từ vài trang đến một quyển sách cả trăm trang yêu cầu phải có một nền tảng ngôn ngữ tốt và có kỹ năng đọc hiểu và nắm bắt ý chính. Đây không phải là kỹ năng ngày một ngày hai chúng ta có thể đạt được, và thậm chí nếu không qua đào tạo luyện tập một cách khoa học thì rất khó đạt được. Nên nếu có thể hay cố gắng rèn luyện kỹ năng này thường xuyên và tìm một người hướng dẫn giỏi giang để giúp đỡ .

3. Kỹ năng biên phiên dịch, sử dụng từ ngữ

Cho dù đã có một vốn từ vựng phong phú và kỹ năng giao tiếp tốt, không có nghĩa sẽ có thể dịch thuật văn bản hay dịch nói như một phiên dịch viên thực thụ. Để có một bản dịch chất lượng, trôi chảy và đảm bảo nội dung là cả một quá trình học tập rèn luyện bài bản. Mặc du đi du học chúng ta chưa cần đến trình độ như những phiên dịch viên chuyên nghiệp, nhưng trong quá trình học tập và nghiên cứu, việc phiên dịch các văn bản tiếng Việt sang Trung hay ngược lại vẫn đòi hỏi những kỹ năng biên phiên dịch nhất định.

4. Chuẩn bị các kiến thức về văn hóa xã hội, hiểu rõ sự khác biệt giữa văn hóa của hai nước

Đến Trung Quốc và hòa nhập vào xã hội Trung Quốc chúng ta phải nắm được những quy tắc ứng xử giao tiếp trong văn hóa của đất nước bạn. Mặc dù Việt Nam, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa nhưng vẫn tồn tại nhưng đặc điểm khác biệt thú vị mà nếu không được những người có kinh nghiệm chia sẻ chưa chắc đã biết được. Có thể lấy một ví dụ thú vị như khi bị ốm và được một người bạn Trung Quốc tặng “một nải chuối” cùng lời chúc mau khỏe thì cảm giác thật sự khó diễn tả bằng lời, vì ở Việt Nam không ai tặng như vậy cả. Nhưng ở Trung Quốc việc mang chuối đi thăm người bệnh lại hết sức bình thường như việc ở Việt Nam mua cam hay táo vậy. Vậy nên nếu có chuẩn bị trước chúng ta sẽ bớt bỡ ngỡ hơn.

5. Chuẩn bị các kiến thức chuyên ngành trước khi nhập học

Một việc quan trọng không thể thiếu khi quyết định đi du học Trung Quốc theo hệ đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ đó là chuẩn bị những kiến thức chuyên ngành trước khi nhập học. Kiến thức chuyên ngành ở đây bao gồm cả kiến thức về lĩnh vực mà chúng ta theo học cũng như kiến thức về từ vựng liên quan đến chuyên ngành đó. Điều này vô cùng quan trọng vì nó giúp cho quá trình học tập thuận lợi hơn, giúp chúng ta không bị “sốc” khi tham gia các tiết học chuyên ngành toàn khái niệm mới.

Trên đây là những chia sẻ của VIED về chương trình Tiếng Trung giành cho những ai đã đang và sẽ có ý định đi du học Trung Quốc. Với những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ hành trang cho quá trình du học của mình diễn ra một cách thuận lợi. Nếu cảm thấy bản thân còn thiếu sót về một kỹ năng nào đó hay chưa tìm được một địa chỉ uy tín để trau dồi thêm kiến thức của mình, hãy tham khảo khóa học “Dự bị đại học” của chúng tôi dưới đây để biết thêm chi tiết.

KHÓA DỰ BỊ ĐẠI HỌC TIẾNG TRUNG TẠI VIED EDUCATION CÓ GÌ?

Lộ trình

Lộ trình được thiết kế hợp lý, kết hợp bồi dưỡng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp liên văn hóa, từ vựng chuyên ngành. Luyện thi HSK4 và HSKK trung cấp đồng thời cung cấp và chuẩn bị cho các bạn học sinh sinh viên khả năng ngôn ngữ, tự tin giao tiếp và kiến thức văn hóa, chuyên ngành khi du học Đại học tại Trung Quốc

Thời gian học: Từ 10-18 tháng (mỗi tuần 2-4 buổi)

Chất lượng

Giảng dạy bằng giáo trình chuẩn quốc tế, phù hợp với năng lực người học, dễ hiểu, bài bản. Bổ trợ bằng nhiều tài liệu, giáo trình tham khảo chuyên biệt.

Giảng viên chuyên ngành tiếng Trung tại các trường đại học lớn, trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy, đã từng sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc được học như các bạn sinh viên đại học.

Chuẩn bị các buổi kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên nhằm kiểm soát lộ trình và điều chỉnh phù hợp với từng học viên.

Đội ngũ giáo vụ và trợ giảng hỗ trợ 24/7.

Số lượng

Sĩ số lớp đảm bảo 2-3 hoặc 4-5 học viên mỗi lớp xuyên suốt toàn khóa học.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về HSK và du học Trung Quốc. Để hiểu hơn về HSK, khóa dự bị Đại học tiếng Trung của VIED Education hay quy trình ứng tuyển đăng ký học bổng du học Trung Quốc, hãy liên hệ với VIED qua: