Hay trình bày trách nhiệm của học sinh về việc chấp hành luật an toàn giao thông

Hiện nay, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là chung tay góp sức của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội.Vậy trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị một số thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết sau.

Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.

VD:

– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

– Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái khi con chưa thành niên.

– Con cái với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già.

– Giáo viên có trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.

Tại sao cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông?

Trước khi đi vào nội dung trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nội dung về lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Do đó, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và có trách nhiệm với hành vi của mình.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, người dân cần có trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA.

Cụ thể trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Các quy tắc giao thông được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết luật.

– Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông. Cụ thể :

+ Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Bảo vệ hiện trường;

Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

– Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau :

Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

– Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.

– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Câu2.hãy nêu trách nhiệm của học sinh đối với trật tự an toàn giao thông?

Trách nhiệm của học sinh:

- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các qui định về an toàn giao thông.

- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.

- Tuân thủ nguyên tắc về nhường, tránh và vượt nhau.

Câu1. Trình bày 1 số quy định về đi đường và các biển báo giáo thông dụng?

Qui định về đi đường:

- Người đi bộ đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường. Đi đúng phần đường qui định và đi theo tín hiệu giao thông. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường cần có người lớn dẫn dắt. Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.

- Người đi xe đạp: Cấm lạn lách đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Không được dàn hàng ngang quá hai xe. Không được đi xe đạp vào làn đường dành cho người đi bộ hay các phương tiện khác. Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. Chỉ được trở một người và một trẻ em dưới 7 tuổi. Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.

- Người đi xe máy, xe môtô thực hiện đúng qui định dành cho người đi xe máy, xe môtô. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới \[50cm^3\].

- Quy định về an toàn đường sắt:

+ Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường ranh.

+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.

+ Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

Có 3 loại biển báo thông dụng:

- Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

- Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

- Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.

Để có thể thực hiện tốt an toàn giao thông một học sinh như em có thể:

-Tìm hiểu thêm nhiều về luật giao thông

-Nên đội mũ bảo hiểm để khi bị tai nạn ít bị tổn thương phần đầu

-Không đi xe hàng hai,hàng ba

-Khi ngồi xe máy cùng bố mẹ thì nên ngồi đúng tư thế

- Khi đi đò,tàu,thuyền,....[giao thông đường thủy]phải mặc áo phao và ngồi im không với tay nghịch nước

 Khi đất nước đang còn chiến tranh, một ngày có 20 người hay nhiều hơn nữa đã hy sinh tính mạng, đó là sự mất mát lớn nhưng rất có ý nghĩa – hy sinh vì yêu nước, vì nền độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Nhưng nay chiến tranh đã kết thúc, hòa bình lập lại, nhưng sao hàng năm trung bình mỗi ngày, cả nước vẫn có hơn 20 người bị thiệt mạng 35 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương tật suốt đời. Những mất mát đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, nó đồng nghĩa mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát và đau thương, những trẻ em mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi không nơi nương tựa, những người bố, người mẹ mất đi những đứa con bao năm nuôi dưỡng đã trưởng thành, và xã hội cũng đã mất đi những công dân tài năng, yêu nước.

An toàn giao thông là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dân

Những mất mát đó do đâu? Tất cả đều do tai nạn giao thông mang lại mà phương tiện chủ yếu là xe ôtô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương tiện thiếu ý chức chấp hành pháp luật về giao thông, do nồng độ cồn trong máu quá cao, do lạng lách, đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức.
Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:
– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện
– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông
– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.
– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
– Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
- Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
– Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.
– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.
+“Bốn không” gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.
+“Ba có” gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập1,009
  • Hôm nay50,394
  • Tháng hiện tại9,423,671
  • Tổng lượt truy cập138,849,132

Video liên quan

Chủ Đề