Hai phượng vào top 25 phòng vé mỹ

TTO - 'Hai Phượng là phim thứ ba của Việt Nam được Netflix (có mặt trên 100 quốc gia) mua bản quyền và chiếu vào cuối tháng 5'.

Hai phượng vào top 25 phòng vé mỹ

Phim Hai Phượng (Furie) của VN trên dịch vụ xem video trực tuyến Netflix - Ảnh chụp màn hình

"...Chỉ sau khoảng 10 tiếng, bộ phim này đã nằm trong top phim được tìm kiếm nhiều nhất trên Netflix" - ông Vũ Tú Thành, phó giám đốc điều hành khu vực - Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, chia sẻ câu chuyện trên tại hội thảo Sự chuyển dịch của lĩnh vực phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số. Hội thảo diễn ra chiều 6-6 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Phim và công nghệ phát thanh, truyền hình lần thứ 7 (từ ngày 6 đến 8-6 tại TP.HCM).

Ông Thành cho biết đây là tín hiệu lạc quan mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ của VN làm ăn với những nhà cung cấp dịch vụ nội dung nghe nhìn chuyên nghiệp trên Internet (gọi tắt là OCC) lớn toàn cầu. Theo ông, muốn kiểm soát nội dung trên Internet, đẩy lùi những dịch vụ vi phạm bản quyền thì cần phát triển mạnh hơn nữa OCC.

Ông Hoàng Nguyên Vân - tổng giám đốc Công ty cổ phần giải pháp công nghệ SAVIS VN - nhận định nội dung truyền hình dựa trên Internet (OTT) là đối thủ và là cơn ác mộng của truyền hình truyền thống, đó là lý do để cho các đài truyền hình buộc phải thay đổi mình, nếu không sẽ... "chết" (câu nói của một người làm trong lĩnh vực truyền hình mà ông nghe được).

Vì thế, trong thời gian vừa qua có rất nhiều nhà đài tham gia vào lĩnh vực OTT với sự đầu tư tài chính không hề nhỏ.

Ông Vân cũng cho rằng các đài truyền hình cần phải nghiên cứu kỹ những thế mạnh của mình để đầu tư đúng, có thể hợp tác với những đơn vị có thế mạnh về công nghệ thay vì tự mình đầu tư rất tốn kém.

Bộ phim "Hai Phượng" do Ngô Thanh Vân đóng chính thức lọt top 25 doanh thu phòng vé tại Mỹ khi thu về 395.000 USD.

Hoa hậu hoàn vũ khoe ngực đầy đặn và chân thon dài / Nick Jonas mua xe sang tặng vợ, ăn mừng ca khúc mới đạt hạng nhất

Theo Box Office Mojo, bộ phim (Furie) tăng 5% doanh thu trong tuần thứ 2 công chiếu, đứng thứ 25, lên 2 hạng so với tuần trước. Phim hiện chiếu ở 28 rạp tại Mỹ, đạt doanh thu hơn 395.000 USD (9,1 tỷ đồng).

Hai phượng vào top 25 phòng vé mỹ

Bộ phim xoay quanh hành trình nghẹt thở và căng thẳng của bà mẹ đơn thân Hai Phượng (Ngô Thanh Vân đóng) khi phải đối đầu với một đường dây tội phạm bắt cóc và buôn bán nội tạng xuyên quốc gia để cứu đứa con gái bé bỏng Mai (Cát Vi đóng). Để cứu được con, Hai Phượng chỉ có 14 tiếng đồng hồ rượt đuổi từ Cần Thơ, TP.HCM đến Phan Thiết và phải đối đầu với rất nhiều giang hồ sẵn sàng tiêu diệt ai dám cản đường chúng.

Hành trình cứu con của Hai Phượng càng trở nên gian nan và khó khăn hơn khi bất kỳ một sơ xuất nhỏ nào cũng sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của cô và bé Mai.

Lần đầu tiên, một bộ phim Việt Nam được chiếu gần như đồng thời tại Việt Nam và Mỹ, gây được dấu ấn với truyền thông, khán giả và thành công về doanh thu ở cả hai thị trường.

Đây là điều hiếm hoi mà một bộ phim Việt Nam đạt được, đồng thời mở ra một cơ hội mới để điện ảnh Việt Nam bước ra bên ngoài biên giới.

Tại thị trường Việt Nam, Hai Phượng được chiếu chính thức từ ngày 22/2/2019.

Nhà sản xuất mới công bố chính thức là sau 2 tuần phim đạt doanh thu 135 tỷ đồng, chính thức trở thành bộ phim VN ăn khách thứ 3 trong lịch sử phim Việt.

BỨT PHÁ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Đây thực sự là một con số gây bất ngờ bởi khán giả Việt Nam vốn không mặn mà với thể loại phim hành động do trong nước sản xuất và những bộ phim ăn khách nhất trong vài năm qua đều thuộc thể loại hài lãng mạn (rom-com). Theo dự báo, Hai Phượng có thể vượt qua cột mốc 150 tỷ đồng tại Việt Nam và sẽ lọt vào top 3 phim có doanh thu cao nhất mọi thời.

Mười hai năm trước, bộ phim hành động Dòng máu anh hùng (The Rebel) của đạo diễn Charlie Nguyễn với diễn xuất chính của Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân và Dustin Nguyễn mặc dù được đánh giá cao và nâng tầm làm phim giải trí mới tại Việt Nam, tuy nhiên bộ phim này lại không thành công tại phòng vé. Theo số liệu năm 2007, Dòng máu anh hùng có kinh phí sản xuất khoảng 1,2-1,5 triệu USD, tuy nhiên, bộ phim ước tính chỉ đạt khoảng 10 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Sự thất bại về doanh thu của bộ phim này đã khiến hai anh em nhà Charlie Nguyễn sau đó phải chuyển hướng sang thể loại lãng mạn hài (rom-com) hay hài hước (comedy) để chinh phục thị hiếu khán giả Việt Nam với một loạt phim thành công tại phòng vé như Để Mai tính, Long Ruồi, Tèo em, Để Hội tính, Chàng vợ của em hay Em chưa 18 (Charlie Nguyễn giữ vai trò sản xuất). Khát vọng làm phim hành động của anh em họ gần như bị dập tắt sau khi bộ phim Bụi đời chợ Lớn bị Cục Điện ảnh Việt Nam cấm phát hành và gây ra tổn thất nặng nề.

Riêng Ngô Thanh Vân, sau Dòng máu anh hùng và Bẫy rồng (2009), cô được mệnh danh là "đả nữ" của điện ảnh Việt Nam. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, với tầm nhìn và tham vọng chinh phục khán giả nội địa và đưa điện ảnh Việt ra bên ngoài biên giới; Ngô Thanh Vân đã thành lập hãng phim Studio 68; tham gia sản xuất, đạo diễn và diễn xuất trong một số bộ phim gây được hiệu ứng truyền thông và khá thành công tại phòng vé như Tấm Cám - Chuyện chưa kể, Cô Ba Sài Gòn, hay gần đây là Song Lang, một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao của đạo diễn Leon Quang Lê.

Không chỉ trong nước, nhờ tên tuổi được khẳng định sau Dòng máu anh hùng tại nước ngoài, Ngô Thanh Vân (được biết đến với cái tên Veronica Ngo) cũng được mời tham gia đóng một vài vai phụ trong các bộ phim hành động, khoa học giả tưởng kinh phí lớn của Hollywood như Ngọa hổ tàng long 2, Bright (phát trên hệ thống streaming Netflix) và Star Wars: The Last Jedi.

Hai Phượng, bộ phim do Ngô Thanh Vân sản xuất, đóng vai chính mà cô tuyên bố là vai diễn "đả nữ" cuối cùng tiếp tục trở thành một cột mốc mới của ngôi sao này, gây được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ khi trình chiếu tại Việt Nam và thành công vang dội tại phòng vé. Rất có thể, Ngô Thanh Vân sẽ phải rút lại lời tuyên bố của mình, bởi dù đóng nhiều thể loại phim khác nhau, cô vẫn thành công hơn cả với thể loại phim hành động và tạm thời chưa có một nữ diễn viên nào có thể kế thừa cô.

Hai Phượng là dự án phim hành động có kinh phí sản xuất khoảng trên dưới 1 triệu USD, được xem là khá cao ở Việt Nam nhưng vẫn là một con số quá khiêm nhường ở quốc tế, nhất là khi bộ phim có sự tham gia của nhiều tên tuổi hạng A của nước ngoài, ở các vai trò như đạo diễn hành động, biên đạo võ thuật hay đóng thế như Yannick Ben và Kefi Abrikh Samuel, những người đã từng tham gia đóng thế trong các bom tấn của Hollywood như Jason Bourne, Spectre, Lucy, Dunkirk, Mission Impossible 6…

Hai Phượng có kịch bản đơn giản với một câu chuyện đơn tuyến: hành trình đi tìm đứa con gái nhỏ bị bắt cóc của một người mẹ đơn thân. Từng từ giã quá khứ nhúng chàm để lui về vùng quê ở ẩn nuôi con, Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) bắt buộc phải trở lại thế giới tội phạm để giải cứu con mình.

Nếu kịch bản là một điểm trừ của Hai Phượng và phần nào đó ảnh hưởng từ nhiều bộ phim hành động hạng B nổi tiếng của thế giới trước đây như Taken, John Wick hay Atomic Blonde…; thì bộ phim lại gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ xây dựng được một bối cảnh đặc biệt, xuất thân của nhân vật và những thế đánh mang đậm bản sắc của Việt Nam. Điều đó làm nên sự khác biệt của bộ phim hành động này so với các bộ phim cùng thể loại.

Các cảnh giao đấu tay đôi trong phim tạo được cảm giác căng thẳng, dồn nén nhờ nhịp phim nhanh, cắt dựng hiện đại và các góc quay tạo được sự phấn khích cho khán giả. Các cuộc rượt đuổi, những màn cận chiến tàn bạo diễn ra xuyên suốt phim và trên nhiều phương tiện giao thông như xe máy, thuyền, tàu hỏa cũng là một điểm cộng làm nên "bản sắc" của bộ phim này.

Hiệu ứng của các thế võ, đặc biệt là môn võ Vovinam trong phim tạo cảm giác chân thực, linh hoạt. Phim cũng tận dụng các đủ loại "vũ khí" có sẵn tại mỗi bối cảnh như gạch đá, dao phay, búa, mái chèo, ống bô xe máy, súng trường, xích sắt, côn nhị khúc… Tất cả đều có khả gây sát thương cao.

Với những điểm mạnh của một bộ phim hành động Việt Nam mang tầm quốc tế như đã nói ở trên, Hai Phượng ngay lập tức chinh phục khán giả nội địa và mở ra một triển vọng cho dòng phim hành động, thể loại luôn gặp khó khăn trước đó tại Việt Nam. Bộ phim này phần nào cũng phá thế "độc tôn" của thể loại phim rom-com đang thống lĩnh thị trường Việt Nam vài năm gần đây.

HAI PHƯỢNG GÂY ẤN TƯỢNG Ở MỸ DÙ CHỈ MỚI CHIẾU HẠN CHẾ

Tại Bắc Mỹ, thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới hiện nay, Hai Phượng (tên tiếng Anh là Furie) được hãng Well Go USA mua bản quyền phát hành từ ngày 1/3/2019, tức chỉ sau thị trường Việt Nam khoảng 1 tuần. Phim được chiếu tại 14 cụm rạp tại 14 tiểu bang của nước Mỹ và đạt mức doanh thu 145.400 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng) sau 3 ngày chiếu đầu tiên với tỷ lệ bình quân mỗi cụm rạp trên 10.000 USD. Đây là mức khởi đầu khá cao đối với một bộ phim nước ngoài chiếu hạn chế tại Mỹ.

Năm ngoái, tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao của Hàn Quốc là Burning cũng do Well Go USA phát hành có mức ra quân thấp hơn: khoảng 124.000 USD tại 15 cụm rạp và kết thúc trình chiếu với hơn 700.000 USD (khoảng 15 tỷ đồng).

Như vậy, Hai Phượng có thể kết thúc đợt trình chiếu tại thị trường Bắc Mỹ với mức doanh thu trên dưới 1 triệu USD. Theo tiết lộ của nhà sản xuất Studio 68, Hai Phượng cũng đang đàm phán để bán bản quyền cho một số thị trường quốc tế khác và cả Netflix, hệ thống xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Con số bán cho Netflix chưa được Studio 68 công bố.

Hai phượng vào top 25 phòng vé mỹ

Nguồn hình ảnh, Hai Phượng

Chụp lại hình ảnh,

Hai Phượng cũng đang nhận được những phản hồi tích cực của giới phê bình và báo chí Mỹ

Không chỉ khá thành công tại phòng vé Bắc Mỹ, Hai Phượng cũng đang nhận được những phản hồi tích cực của giới phê bình và báo chí Mỹ. Mặc dù mới chỉ có 5 bài đánh giá trên báo Mỹ, nhưng cả 5 bài điểm phim này đều đánh giá tích cực và hiện Hai Phượng đang tạm giữ số điểm 100% trên trang Rotten Tomatoes.

Bài của cây bút Cary Darling (thuộc nhóm "top critic" của Rotten Tomatoes) trên tờ Houston Chronicle nhan đề "Phim hành động Việt Nam tung một cú đá nhanh vào mặt" viết:

"Lần tới Jennifer Garner muốn làm một bộ phim hành động thiếu hương vị như Peppermint, cô ta có thể học một vài bài học từ Veronica Ngô, ngôi sao có sức lôi cuốn bùng nổ với bộ phim võ thuật Việt Nam Furie, có lẽ là bộ phim giải trí tốt nhất thuộc thể loại này kể từ The RAID 2: Berendal của điện ảnh Indonesia từng gây tiếng vang 5 năm trước".

Đây có lẽ là lời khen mang tính tích cực nhất với Hai Phượng và Ngô Thanh Vân, bởi Jennifer Garner là ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood còn The Raid là bộ phim hành động xuất sắc của điện ảnh Indonesia được đánh giá rất cao không chỉ tại nước này mà còn ở nhiều quốc gia khác.

Đoạn cuối, tác giả này viết: "Cùng với bộ phim hành động của Phillippines năm ngoái Buy Bust, với diễn xuất chính của Anne Curtis, Furie cho thấy tương lai của phim võ thuật châu Á có thể thuộc về phụ nữ. Nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu Hollywood đến đập cửa cả hai, đạo diễn Kiệt và Ngô khá nhanh."

Bài trên trang Elements of Madness của tác giả Douglas Davidson dài và chi tiết hơn, với nhan đề: "Hãy đặt Reeves và Theron sang một bên, Ngô Thanh Vân đang mang Furie tới".

Bài này viết rằng, mặc dù Ngô Thanh Vân đã đóng một vài vai phụ trong các phim bom tấn của Mỹ và châu Á như Ngoạ hổ tàng long 2, Bright và Star Wars: The Last Jedi, nhưng khán giả Mỹ vẫn chưa biết nhiều đến cô, nhưng bộ phim hình sự/tội phạm của đạo diễn Lê Văn Kiệt và Ngô Thanh Vân có thể thay đổi điều đó."

Bài điểm phim trên tờ này khá chi tiết, có đoạn so sánh Furie với John Wick của Keanu Reeves để nói về tính hiệu quả của dòng phim hành động hiện đại, rằng dòng phim này không cần phải đầu tư quá vào cảm xúc, khán giả chỉ cần những cảnh hành động mãn nhãn và tránh mất hứng thú cho họ. Tác giả Davidson cũng đánh giá cao những màn hành động trong phim và dành lời khen cho Samuel Kefi Abrikhith, đạo diễn hành động và từng làm diễn viên đóng thế trong các bộ phim hạng A của Hollywood như Dunkirk, Mission: Impossible - Fallout, Spectre hoặc Jason Bourne…

Bình luận về cảnh hành động ấn tượng của Ngô Thanh Vân với Thanh Sói trong đoạn cuối, cây bút này viết rằng hiệu suất của phân đoạn đó khiến bạn hi vọng rằng Ngô Thanh Vân xứng đáng xuất hiện trong John Wick: Chapter 3 như một diễn viên khách mời.

Không chỉ dành lời khen cho các cảnh hành động trong phim, bài viết cũng đánh giá tích cực quay phim của Christopher Morgan Schmidt và thiết kế sản xuất của Nguyễn Minh Dương qua cách sử dụng màu sắc mạnh mẽ, ánh sáng và thiết lập bối cảnh gây được hiệu quả thẩm mỹ cao, đặc biệt là sự đối lập giữa cảnh nông thôn ở đầu phim và bối cảnh đô thị (Sài Gòn) ở nửa sau của bộ phim.

Trên tờ Film School Rejects, bài điểm phim cho rằng cốt truyện phim Furie của biên kịch/đạo diễn Lê Văn Kiệt không thể cơ bản hơn và có thể tìm thấy sự tương đồng ở hàng loạt bộ phim hành động của thế giới, nhưng tác giả này cũng cho rằng thể loại phim hành động vốn không quá quan tâm đến tính nguyên bản của cốt truyện mà thay vào đó là cách dàn dựng các cảnh hành động của bộ phim. Bộ phim đã làm được điều này nhờ những cảnh hành động sắc nét và hấp dẫn, những màn tấn công mạnh mẽ của Ngô Thanh Vân và cả kỹ thuật quay phim đẹp mắt.

Tất nhiên, đấy chỉ là những bài điểm phim đầu tiên. Có lẽ phải chờ hiệu suất tại các rạp chiếu trong những tuần tiếp theo và thêm nhiều đánh giá của các nhà phê bình có uy tín của thế giới nữa để khẳng định được rằng bộ phim sẽ thành công đến đâu tại thị trường khó tính này.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, Hai Phượng là bộ phim đầu tiên mở ra một cánh cửa mới cho điện ảnh giải trí Việt Nam tự tin bước ra ngoài biên giới.