Góp ý sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Spinning

Đang tải tài liệu...

Nhận xét sách Chân trời sáng tạo.docx Nhận xét sách Chân trời sáng tạo.pdf


Tài liệu này miễn phí tải xuống


Phụ lục 1. Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3

UBND THÀNH PHỐ

TRƯỜNG TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3

MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT

BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên

bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị

chỉnh

sửa

Lí do đề xuất

TOÁN

SHS tập 1

và tập 2

Kênh hình, kênh chữ chưa phù hợp ở

một số bài. Nhiều hình ảnh còn nhiều

hơn nội dung. Hình thức trình bày đôi

chỗ còn chưa hợp lý.

Kênh

hình và

kênh

chữ sắp

xếp

khoa

học hơn

Kênh hình và

kênh chữ sắp

xếp chưa khoa

học

TOÁN

SHS tập 1

và tập 2

Phần luyện tập và BT thử thách có

nhiều bài tập khó. Yêu cầu BT còn

cao so với mức học của HS.

Thay

nội

dung

một số

bài phù

hợp với

năng

lực học

sinh đại

trà

Nhiều bài tập

khó so với học

sinh đại trà

TOÁN

Bài:

Bảng

chia 4

Trang 45,

tập 1

Thêm

hình

ảnh cây

đào thu

hoạch

quả do

2 loại

cây có

nhiều

điểm

Nội dung phần

khám phá ghi

cây đào lấy hoa

và cả cây đào ăn

quả nhưng hình

ảnh thì mới chỉ

có cây đào lấy

hoa.

Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 10 MÔN VĂN

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 10 MÔN VĂN.

Tìm kiếm có liên quan​


Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa

Góp ý sách giáo khoa lớp 10 Cánh Diều

Phiếu

góp ý sách giáo khoa lớp 10

Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 10

Góp ý sách giáo khoa vật lý 10 Cánh diều

Biên

bản chọn sách giáo khoa lớp 10

Góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 10

Bản nhận xét sách giáo khoa mới

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Văn; Lớp: 10

Nhóm Văn Đơn vị công tác: Trường THPT Từ Sơn

A. Bộ sách: Kết nối tri thức

*Góp ý chung:

- Cuối học kì không có bài ôn tập.
  • - Ở nhiều bài học, việc chia nhỏ các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết rơi vào tình trạng cơ học, mất đi sự linh hoạt, nhuần nhuyễn của môn Ngữ văn, gây khó khăn cho người dạy.
  • - Nhiều câu hỏi trong bài lắt nhắt, không cần thiết.
*Góp ý cụ thể từng bài:

Tên bàiTrang/dòngNội dung hiện tạiĐề nghị chỉnh sửaLý do đề xuất
Tản Viên từ phán sự lụcTập 1. Trang 15.Tản Viên: đền thờ Tản Viên Sơn ThánhLàm rõ về nhân vật Tản Viên là ai?Làm rõ một danh từ riêng bằng một di tích.
Chữ người tử tùTập 1. Trang 21 câu hỏi đầu tiênDựa vào nhan đề “Chữ người tử tù…”Thêm dấu ? cuối câuCâu hỏi nhưng không có dấu ? cuối câu
Chữ người tử tù21Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì.2 phương án diễn đạt lại: Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về nội dung gì. Hoặc:

Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm kể câu chuyện gì.

Cách hỏi “viết về câu chuyện gì” không đúng đặc trưng nội dung của tác phẩm văn học và đặc trưng thể loại truyện ngắn.
Vẻ đẹp của thơ ca44phân bố số tiếng trong một dòng thơphân bổ số tiếng trong một dòng thơ“phân bố” có thể hiểu là “chia ra khắp nơi”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “chia ra, rải ra nhiều nơi theo nguyên tắc nào đó” [Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.761]. Chẳng hạn, có thể nói “tài nguyên thiên nhiên ở nước này phân bố không đồng đều”. “Phân bổ” có thể hiểu là “chia ra [để] thêm vào [cho các đối tượng]”

VD: Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát: Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Thơ hai-cưTập 1. Trang 45Câu hỏi “ Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?Câu hỏi khó hình dung, HS rất khó trả lời.
Thu hứngTập 1. Trang 48Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ [màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật]Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ [màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật] như thế nào?Câu thiếu mệnh lệnh hỏi/yêu cầu
Mùa xuân chínTập 1. Trang 52. Câu hỏi 5Con người trong bài thơ trên hiện diện qua những hình ảnh nào?Trong bài thơ trên, chỉ ra những hình ảnh biểu hiện con người
Bình Ngô đại cáoTập 2. Trang 11Có 02 câu hỏi: 1. Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm. 2. “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?Câu hỏi lắt nhắt, vụn. Có thể kết hợp thành 1 câu.

B. Bộ sách Cánh diều

*Góp ý chung:

- Sách đảm bảo tất cả các yêu cầu khoa học, nội dung chương trình dạy – học theo hướng đổi mới. - Tuy nhiên, nếu có thể thì cần minh họa thêm hình ảnh cho sinh động, phong phú, sách hơi dày chữ. - Đôi chỗ phần câu lệnh trong các câu hỏi còn dày chữ quá, hơi chi tiết quá, cần khái quát, ngắn gọn, súc tích hơn. - Một số phần mở rộng, nâng cao còn bị bó hẹp phạm vi ngữ liệu để học sinh đọc. - Có một số ngữ liệu Thực hành tiếng Việt cần chọn lọc tiêu biểu, tinh tế hơn

* Góp ý cụ thể từng bài

- Bài mở đầu -Trang 8, dòng 4 từ cuối trang lên.- III. Học viết- Từ “Cước chú”- Khó hiểu với học sinh và gv
Hê – ra – clet đi tìm đảo vàng- Câu 3 và 6 trang 18
Phần câu hỏi: - Câu hỏi 3: Nhân vật Hê – ra – clet là người như thế nào ? Hãy phân tích….

- Câu hỏi 6

- Sửa câu hỏi 3: Cảm nhận của em về nhân vật Hê –ra – clet ? - Khi học sinh cảm nhận về nhân vật sẽ tự biết nêu biểu hiện cụ thể => câu hỏi cần khái quát, súc tích tránh rườm rà ?
- Câu hỏi 6 khá khó với học sinh
Hê-ra-clet đi tìm quả táo vàng [Trích thần thoại Hy Lạp]Cuối trang 13 [Ngữ văn 10 -Tập Một]Lạm dụng quá nhiều dấu chú thích [*] trong khâu trình bày văn bản.Bỏ bớt các chú thích [*]Liệu có cần thiết cho một nội dung rõ ràng là “Khi đọc thần thoại các em cần chú ý”, rồi liệt kê các ý theo dấu “+” đã ổn rồi, phần chú thích [***] nhắc lại thêm rối rắm là: “Khi đọc hiểu văn bản thần thoại khác trong Bài 1, HS cần vận dụng các gợi ý ở đây]. Bài 1 chỉ có 2 thần thoại, bài đầu ở trang 13, bài 2 là “Nữ Oa” ở tận trang 38 mà lưu ý ở đây thì xa quá. Thêm nữa học ở mục này cũng đã là kiến thức nền cho những nội dung tiếp theo trong Bài 1.
Hê-ra-clet đi tìm quả táo vàng [Trích thần thoại Hy Lạp]Trang 17Trình bày ảnh giữa trang, xung quang để giấy trắng [nhìn thiếu mĩ quan]Đề nghị để ảnh ở một góc trang giấy, bên cạnh vẫn nội dung [chữ viết]
- Chiến thắng Mtao MxâyTrang 25Hãy minh họa trận chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây….- Bỏ từ “minh họa hoặc bỏ cụm từ “Một đoạn văn miêu tả” => Sửa thành: Hãy tưởng tượng về trận chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây [bằng một bức vẽ hoặc diễn vai, đóng kịch, cảm nhận bằng một đoạn văn [3 – 5 câu]….

- Hoặc hãy trình bày cảm nhận / ấn tượng của em về trận chiến đấu…[bằng một bức vẽ, diễn vai…]

[Vì có thể thay cảm nhận, hình dung bằng cách viết một đoạn văn chứ không minh họa bằng ngôn từ, có thể minh họa bằng hoạt động diễn kịch, phim ảnh hoặc trình chiếu vi deo…]
Ra - ma buộc tội [Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-ki-mi]Trang 26 [Ngữ văn 10 - Tập Một]Tên tác giả phiên âm tiếng Việt là “VAN-MI-KI”Trong phần chú thích ngay tại bài học, ngoài phần ghi chú Van-mi-ki là “tu sĩ, nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ” thì nên ghi rõ tên nước ngoài của tác giả.Tên các nhân vật trong trích đoạn đều được chú thích tên nước ngoài, nhưng tên tác giả thì không được ghi chú ngay tại bài học [chỉ chú thích Phụ lục] bất cập khi tra tài liệu thông tin về tác giả bằng tên gốc ngay khi tiếp cận bài. Ví dụ: Ra-ma [Rama], Xi-ta [Sita], Gia-na-ki [Janaki],… cũng đều chú thích ngay tại bài học và cả phần chú thích Phụ lục
Ra – ma buộc tộiTrang 30 / dòng 10 từ cuối trang lênCâu hỏi 3-Đặt lại câu hỏi: Nhân vật người anh hùng sử thi thường đại diện cho cộng đồng. Điều đó được thể hiện như thế nào qua hình tượng nhân vật Ra – ma ?- Câu hỏi dài quá, rườm rà và cần gọn để học sinh khám phá.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hộiTrang 33Phần 2. Thực hành, đề bài 2- Nên chọn một trong hai tác phẩm để rút ra bài học, bỏ từ “nhân học” thay bằng từ “qua việc đọc / hoặc “Sau khi đọc” / hoặc “từ việc đọc” tác phẩm Hê ra clet / “Chiến thắng Mtao M xây”- Từ “Nhân học” đặt trong câu tối nghĩa.
- Chọn hai văn bản khiến học sinh khó đi sâu vấn đề và quá tải với học sinh, gây lúng túng khi làm bài.
Nghị luận về một vấn đề xã hộiTrang 33 [Ngữ văn 10 - Tập Một]Phần đầu trang 33 có khung màu vàng [trình bày từ dòng trên] để trống.Đề nghị bỏ khung vàng này đi, trình bày lại phần chữ trong khung xanhTrang trình bày khoa học, thẩm mĩ hơn.
Đất nướcTrang 45Câu hỏi 3- Những dòng thơ nào thể hiện ấn tượng nhất về hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh ? Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của các câu thơ đó ?- Câu hỏi chưa bao quát, rườm rà.
Khoảng trời, hố bomTrang 63Câu hỏi 10Hãy viết một đoạn văn từ [ 5- 7câu] hoặc hoặc [100 – 150 chữ] trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật “Em” trong bài thơ. Nhận xét nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật em.- Vì câu hỏi cần khái quát vấn đề cả văn bản.
- Nên đưa ra giới hạn đoạn là câu vì có thể [6- 8 dòng], có những học sinh viết câu dài, rườm rà thì cũng chỉ là một câu.
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơTrang 56, phần Thực hành, đề 1Phần Thực hành, đề 1-Bỏ từ “đánh giá”- Vì trong phần lệnh thao tác phân tích đã có từ đánh giá nên đề bài cần gọn gàng.
TẬP II
Kiêu binh nổi loạn [Ngô gia văn phái]Trang 5 [Ngữ văn 10 - Tập Hai]Lạm dụng quá nhiều dấu chú thích [*] trong khâu trình bày văn bản, nhìn rối mắt.Bỏ bớt các chú thích [*] không cần thiết.Văn bản sử dụng quá nhiều kí hiệu chú thích, trình bày: [*], [1], ①, …
Người ở bến sông ChâuTrang 20- Câu hỏi 6

- Câu hỏi 7

- Bổ sung từ “trần thuật” sau từ “Điểm nhìn”
- Nên sửa [6 – 8 dòng] thành [3- 5 câu] hoặc [100 – 150 chữ]
- Nên đưa ra giới hạn đoạn là câu vì có thể [6- 8 dòng], có những học sinh viết câu dài, rườm rà thì cũng chỉ là một câu.
Thực hành tiếng Việt24, 25Bài tập 1, 2 và 3- Chọn các ngữ liệu về biện pháp tu từ chếm xen ở các ngữ liệu a1, a2, b1, b2 bài tập 1, các ngữ liệu [a, b, c, d] bài tập 2 và ngữ liệu [b] bài 3 chưa đặc sắc, chưa tiêu biểu và độc đáo, rất dễ nhầm với thành phần phụ chú của câu. - Có thể thay ngữ liệu như: Chọn trong bài thơ “Quê hương” [Giang Nam]: Cô bé nhà bên

[Có ai ngờ] cũng vào du kích….

- Ngữ liệu về thành phần chêm xen không có sắc thái tu từ biểu cảm cao và dễ trùng lặp với phép liệt kê, thành phần phụ chú của câu.
Tự đánh giá, văn bản “Ngày cuối cùng của chiến tranh”38Phần hướng dẫn tự học nội dung yêu cầu 2Nên bổ sung một số tác giả viết về chiến tranh khác: Nguyễn Minh Châu, Kim Lân, Chu Lai, Nguyễn Thi…- Không nên giới hạn phạm vi đọc ở một tác giả duy nhất.
Cảm xúc mùa thu43Phần câu hỏiCâu hỏi 2 nên hỏi ngắn gọn: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoặc bỏ câu hỏi này thay bằng câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Đường sau khi đọc – hiểu văn bản ?- Chưa có câu hỏi khái quát đặc trưng riêng biệt của thơ Đường.
Thu điếu [Nguyễn Khuyến]Trang 45 [Ngữ văn 10 - Tập Hai]Tựa đề là nguyên tác chữ Hán [Thu điếu]Sửa tựa đề là thuần tiếng Việt [Câu cá mùa thu]Cho đồng nhất với tất cả những tác phẩm chữ Hán khác được in trong bộ này, đều ghi tựa là dịch nghĩa tiếng Việt ở trên, phiên âm chữ Hán trong ngoặc đơn chú thích. Ví dụ:
- Cảm xúc mùa thu [Thu hứng]
- Tỏ lòng [Thuật hoài]
- Thư dụ Vương Thông lần nữa [Tái dụ Vương Thông thư]
Bảo kính cảnh giới – Bài 43 [Nguyễn Trãi]Trang 103 [Ngữ văn 10 - Tập Hai]Tựa đề là nguyên tác chữ Hán [Bảo kính cảnh giới]Sửa tựa đề là thuần tiếng Việt [Gương báu khuyên răn]Cho đồng nhất với tất cả những tác phẩm chữ Hán khác được in trong bộ này, đều ghi tựa là dịch nghĩa tiếng Việt ở trên, phiên âm chữ Hán trong ngoặc đơn chú thích. Ví dụ:
- Cảm xúc mùa thu [Thu hứng]
- Tỏ lòng [Thuật hoài]
- Thư dụ Vương Thông lần nữa [Tái dụ Vương Thông thư]
Người viết phiếu xin đề xuất là tôn trọng nguyên tác, hãy cứ lấy tựa đề là chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt để trong ngoặc đơn, vừa tôn trọng nguyên tác vừa đồng nhất hơn trong trình bày, trích dẫn.
Bảo kính cảnh giới – Bài 43 [Nguyễn Trãi]Trang 103 [Ngữ văn 10 - Tập Hai]Trình bày văn bản thơ 8 câu, nhưng 6 câu ở trang 103, 2 câu kết rớt lại trang 104Nên dàn trang trọn vẹn văn bản bài thơ trong 1 trang sách- Trình bày như vậy không ra một văn bản văn học trung đại, vốn yêu cầu chỉn chu về hình thức.
- HS mỗi lần nhìn kết cấu bài thơ cứ phải lật qua lật lại trang sách, trình bày văn bản vụng về chỗ này.
Bảo kính cảnh giới104Phần câu hỏi:
- Câu hỏi 2
Có thể sửa gọn hơn: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống…- Câu hỏi cần gọn, khái quát để học sinh tự phát hiện.

C. Bộ sách Chân trời sáng tạo

- Tổ chức bài học theo hướng hình thành các chủ điểm được định thướng theo thể loại, gắn với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống. - Chú trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDPT 2018. - Coi trọng tích hợp thực hành tiếng Việt với đọc hiểu văn bản và rèn kĩ năng nghĩ nhanh viết nhanh cho HS trong tạo lập văn bản. - Sắp xếp phần Tiếng Việt ngay sau phần Đọc để HS thực hành đọc ứng với văn bản vừa được hướng dẫn đọc. Từ đó HS có thể đọc nhuần nhuyễn. - Mục phát triển kĩ năng nói – viết, sách có hệ thống bảng kiểm và sơ đồ, giúp HS củng cố kiến thức. - Không tìm hiểu thể loại Tiểu thuyết. - Phần thực hành viết hay, song còn tương đối khó với HS lớp 10. Ví dụ bài thực hành viết báo cáo nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ. - Ở chủ điểm “Anh hùng và nghệ sĩ”, các ngữ liệu chỉ là các TP Văn học Trung đại, nên bổ sung thêm các TP văn học hiện đại.

Từ Sơn, ngày 17 tháng 3 năm 2022​


THƯ KÍ Vũ Minh NgọcTỔ TRƯỞNG

Bùi Thanh Huyền

NHÓM TRƯỞNG

Lê Thị Thanh Hòa

CÁC GIÁO VIÊN TRONG NHÓM CHUYÊN MÔN


Mai Thị Thu Thủy Phạm Minh Phương Ngô Thu Thủy

Nguyễn Hoài Nhi

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Nguyễn Thị Phương Dung


Video liên quan

Chủ Đề