Chuyên de bồi dưỡng tin học TRẺ THCS


1. 100 Đề thi Tin học [có bài giải] - Download
2. Bài giảng lập trình có cấu trúc - Download
3. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download
4. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download
5. Giáo trình tin học ứng dụng - Download
6. Giáo trình tin học Đại cương - Download
7. Tuyển chọn bài tập Pascal lớp 11 - Download
8. Lập trình nâng cao trên ngôn ngữ Pascal - Download
9. Giáo trình kỹ thuật lập trình - Download
10. Giáo trình Lập trình nâng cao - Download
11. Tài liệu giáo khoa chuyên tin - Quyển 1 - Download
12. Tài liệu giáo khoa chuyên tin - Quyển 2 - Download
13. Tài liệu giáo khoa chuyên tin - Quyển 3 [Phần 1] - Download
14. Tài liệu giáo khoa chuyên tin - Quyển 3 [Phần 2] - Download
15. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download
16. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download
17. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download
18. Ngôn ngữ lập trình Pascal - Download

19. Bài tập Pascal Đại học Huế - Download


20. Bài Giảng phân tích và thiết kế thuật toán - Download
21. Bài Giảng lập trình nâng cao Pascal - Download
22. Bài Giảng lập trình nâng cao Pascal - Download
23. Bài Giảng giải thuật và lập trình - Lê Minh Hoàng - Download
24. 150 bài toán tin - Lê Minh Hoàng - Download
25. Bài Giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng - Download

26. Giải thuật và các thuật toán - Download


27. Kỹ thuật lập trình nâng cao - Download
28. 100 Bài tập Pascal lớp 8 - Download
29. 61 bài tập Pascal thông dụng - Download
30. Bài Giảng phân tích và thiết kế thuật toán - Download

31. Bài tập và bài giải [Tài liệu bồi dưỡng Học sinh giỏi]

Còn sưu tầm và bổ sung thêm .... mời các bạn ghé thăm sau nhé!

UBND tỉnh Lâm Đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúcSố: 1147 / SGD&ĐT-GDTrH Đà Lạt, ngày 9 tháng 9 năm 2008V/v: Chương trình bồi dưỡng Tin học chuyên và không chuyên bậc THCSnăm học 2008 - 2009 Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC;- CÁC TRƯỜNG THCS & THPT;- CÁC TRƯỜNG PT DTNT.Thực hiện kế hoạch năm học 2008 – 2009 là năm Công nghệ Thông Tin của ngành Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học THCS hệ không chuyên và chuyên như sau: Phần I : TIN HỌC CĂN BẢN 1. Một số khái niệm cơ bản của tin học- Tin học là một ngành khoa học- Thông tin và dữ liệu. Biểu diễn thông tin- Hệ đếm: Thập phân [Decimal], Nhị phân [Binary], Bát phân [Octa], Thập lục phân [Hexa]. Các phép chuyển đổi hệ số- Các phép toán trên hệ nhị phân: phép toán số học, phép toán logic.- Bài toán và thuật toán- Ngôn ngữ lập trình- Giải bài toán trên máy tính- Phần mềm máy tính - Những ứng dụng của tin học - Tin học và xã hội2. Hệ điều hành- Khái niệm về hệ điều hành- Tệp và quản lí tệp- Giao tiếp với hệ điều hành- Giao tiếp với hệ điều hành Windows- Một số hệ điều hành thông dụng3. Soạn thảo văn bản- Khái niệm về soạn thảo văn bản - Làm việc với Microsoft Word4. Soạn thảo bảng tính- Khái niệm về bảng tính điện tử1- Làm việc với Microsoft Excel5. Công cụ sọan thảo bài trình diễn- Làm việc với phần mềm trình diễn với Power Point6. Mạng máy tính và Internet- Mạng máy tính- Mạng thông tin toàn cầu Internet- Một số dịch vụ cơ bản của Internet- Sử dụng trình duyệt Internet Explorer- Thư điện tử và tìm kiếm thông tin7. Virus máy tính- Virus máy tính và cách phòng chốngPhần 2: LẬP TRÌNH CĂN BẢN VỚI NGÔN NGỮ PASCAL1. Bài toán và thuật toán - Các ví dụ về bài toán và thuật toán- Giải bài toán bằng máy tính 2. Ngôn ngữ lập trình Pascal- Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ Pascal- Cấu trúc chương trình TP - Một số kiểu dữ liệu chuẩn - Khai báo biến- Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán; - Tổ chức vào / ra đơn giản - Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.- Tổ chức rẽ nhánh [ Lệnh If … then … else; If … then… ]- Tổ chức rẽ nhánh Case … of- Tổ chức lặp While… do- Tổ chức lặp Repeat… Until…- Tổ chức lặp For … Do…- Kiểu dữ liệu Chuỗi [String]- Kiểu dữ liệu mảng ARRAY: Mảng một chiều- Kiểu dữ liệu mảng ARRAY: Mảng hai chiều- Chương trình con: Thủ tục và Hàm- Thủ tục có tham số- Hàm- Kiểu dữ bảng ghi.- Kiểu dữ liệu tập tin File.2- Kiểu dữ liệu tập tin File văn bản.3. Một số thuật toán:- Tìm kiếm; Sắp xếp- Đệ qui; Vét cạn; Quay lui; Tham lam; Qui hoạch độngLưu ý:1. Thi Tin học trẻ không chuyên: Phần 1 thi lý thuyết; Phần 2 thi thực hành mức độ vừa phải2. Thi Tin học chuyên [thi học sinh giỏi THCS và tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Tin học]: Phần 2 thi thực hành mức độ cao hơn thi Tin học trẻ không chuyênTài liệu tham khảo:- Sách Tin học 10, 11 [ SGK và SGV] - Hồ Sỹ Đàm - NXB Giáo dục- Tin học 10, 11 – Hòang Kiếm – NXB Giáo dục- Bài tập Pascal tập T1,T2,T3 - Bùi Việt Hà - NXB Giáo dục- Bài tập Pascal tập T1, T2 - Nguyễn Quý Khang - NXB Giáo dục- Giải một bài toán trên máy tính như thế nào? - Hoàng Kiếm - NXB Giáo dục- Bài tập Tin học chọn lọc - Hoàng Kiếm - NXB Giáo dục- Cấu trúc dữ liệu – Nguyễn Trung Trực – ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh- Một số vấn đề chọn lọc trong môn Tin học T1, T2 – Nguyễn Xuân My – NXB Giáo dục- Bài tập Qui họach động - Trần Đỗ Hùng - NXB Giáo dục- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Hồ Sĩ Đàm - NXB Giáo dục- Tuyển tập các đề thi Olympic 30 - 4 các năm- Đĩa CD ROM tự học Pascal- Đĩa CD ROM giáo trình Pascal – Lê Minh Hòang- Đĩa CD ROM 5 năm Tin học và nhà trường- Tạp chí Tin học và nhà trường.- Tuyển tập các đề thi Tin học trẻ không chuyên lần I đến XIV- Các tài liệu dạy môn Tin học có thể Down Load trên trang Web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.edu.net trong mục Tài nguyên Yêu cầu Phòng Giáo dục sao lưu văn bản này về các trường THCS. Trong quá trình thực hiện nội dung trên, nếu có gì vướng mắc đề nghị phản hồi ý kiến về phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng. Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC- Như kính gửi; PHÓ GIÁM ĐỐC- Lưu: LĐ, VP, GDTrH.3Huỳnh Văn Bảy4

GIỚI THIỆU TÓM TẮT TẬP TÀI LIỆU

1. Sự cần thiết:

            Các trường THCS đang có xu hướng dạy môn tự chọn tin học thay cho chủ đề tự chọn khi mà cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học môn học này được trang bị ngày càng tốt hơn. Rất nhiều học sinh, phụ huynh học sinh, lãnh đạo các trường muốn bản thân, con mình, học sinh mình tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn tin học [Kỳ thi tin học trẻ, Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9...] bởi tính mới mẻ, hấp dẫn, thiết thực của bộ môn. Lần đầu tiên bộ môn tin học được đưa vào dạy học tại các trường THCS nên tài liệu bồi dưỡng cho học sinh giỏi dành cho học sinh THCS hầu như chưa có. Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng tại các trường, tập tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học cấp THCS với tên gọi bài tập Turbo Pascal.

2. Nội dung:

            Tập tài liệu được biên soạn theo định hướng 10 x 10. Nội dung bồi dưỡng được chia làm 10 chương. Mỗi chương gồm tóm tắt lý thuyết và 10 bài tập xoay quanh nội dung của chương. Mỗi bài tập được trình bày theo cấu trúc:

a. Đề bài.

b. Hướng dẫn, thuật toán.

c. Mã chương trình.

d. Nhận xét: Nhấn mạnh nội dung mới, quan trọng cần nắm sau khi thực hiện bài tập, giải quyết bài toán theo thuật toán khác, điểm được và chưa được của thuật toán ...

Nội dung các bài tập ở các chương đã được lựa chọn theo hướng kế thừa, tăng dần độ khó. Nhiều bài toán cần giải quyết trong thực tế được đưa vào các bài tập nhằm tăng hướng thú học tập ....

Hầu hết các bài tập có độ khó vừa phải, phù hợp với nội dung bồi dưỡng ở cấp trường. Nội dung liên quan với môn toán và các môn khác từ lớp 8 trở xuống. Nội dung bồi dưỡng được chia thành 10 chương như sau:

I. Làm quen với chương trình Pascal – Khai báo, sử dụng biến – Các thủ tục vào ra.

II. Cấu trúc lựa chọn:  if … then … else

Case ... of ...

III. Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết: For … to … do

IV. Cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết.

V. Dữ liệu kiểu mảng [một chiều].

VI. Chương trình con.

VII. Chuyên đề: Tính chia hết- Số nguyên tố.

IX. Chuyên đề chữ số - hệ cơ số.

   CHƯƠNG I

CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN

KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH

A. LÝ THUYẾT:

I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN

1. Kiểu logic

            - Từ khóa: BOOLEAN

            - miền giá trị: [TRUE, FALSE].

            - Các phép toán: phép so sánh [=, ] và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.

            Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.

            Giả sử A và B là hai giá trị kiểu Boolean. Kết quả của các phép toán được thể hiện qua bảng dưới đây:

A

B

A AND B

A OR B

A XOR B

NOT A

TRUE

TRUE

TRUE

TRUE

FALSE

FALSE

TRUE

FALSE

FALSE

TRUE

TRUE

FALSE

FALSE

TRUE

FALSE

TRUE

TRUE

TRUE

FALSE

FALSE

FALSE

FALSE

FALSE

TRUE

2.  Kiểu số nguyên

2.1. Các kiểu số nguyên

Tên kiểu

Phạm vi

Dung lượng

Shortint

-128 ® 127

1 byte

Byte

0 ® 255

1 byte

Integer

-32768 ® 32767

2 byte

Word

0 ® 65535

2 byte

LongInt

-2147483648 ® 2147483647

4 byte

2.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên

2.2.1. Các phép toán số học:

            +, -, *, / [phép chia cho ra kết quả là số thực].

            Phép chia lấy phần nguyên: DIV  [Ví dụ : 34 DIV 5 = 6].

            Phép chia lấy số dư: MOD [Ví dụ:  34 MOD 5 = 4].

3. Kiểu số thực

3.1. Các kiểu số thực:

Tên kiểu

Phạm vi

Dung lượng

Single

1.5´10-45 ® 3.4´10+38

4 byte

Real

2.9´10-39 ® 1.7´10+38

6 byte

Double

5.0´10-324 ® 1.7´10+308

8 byte

Extended

3.4´10-4932 ® 1.1´10+4932

10 byte

Chú ý: Các kiểu số thực Single, Double và Extended yêu cầu phải sử dụng chung với bộ đồng xử lý số hoặc phải biên dich chương trình với chỉ thị {$N+} để liên kết bộ giả lập số.

3.2. Các phép toán trên kiểu số thực:      +, -, *, /

Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.

3.3. Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:

            SQR[x]:                                 Trả về x2

            SQRT[x]:                              Trả về căn bậc hai của x [x³0]

            ABS[x]:                                  Trả về |x|

            SIN[x]:                                               Trả về sin[x] theo radian

            COS[x]:                                 Trả về cos[x] theo radian

            ARCTAN[x]:            Trả về arctang[x] theo radian

            TRUNC[x]:               Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.

            INT[x]:                                              Trả về phần nguyên của x

            FRAC[x]:                              Trả về phần thập phân của x

            ROUND[x]:              Làm tròn số nguyên x

            PRED[n]:                              Trả về giá trị đứng trước n

            SUCC[n]:                              Trả về giá trị đứng sau n

            ODD[n]:                                Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.

            INC[n]:                                  Tăng n thêm 1 đơn vị [n:=n+1].

            DEC[n]:                                 Giảm n đi 1 đơn vị [n:=n-1].

4. Kiểu ký tự

            - Từ khoá: CHAR.

            - Kích thước: 1 byte.

            - Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây:

·        Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'.

·        Dùng hàm CHR[n] [trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn]. Ví dụ CHR[65] biễu diễn ký tự 'A'.

·        Dùng ký hiệu #n [trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn]. Ví dụ #65.

            - Các phép toán: =, >, >=, a;

      coutb;

      s = a*b;

      cv = [a+b]*2;

      cout

Chủ Đề