Gỗ trám đen có tốt không

Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.

Lá kép lông chim một lần lẻ, xanh lục sẫm, bóng, gốc hơi lệch.

Cụm hoa chuỳ dài hơn lá, hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt, có lá bắc dạng vảy.

Quả hạch hình trứng, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi chín màu tím đen. Nhân hạch 3 ô không đều. Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 10-12.

Trám đen phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh ở miền Bắc và cả Tây Nguyên ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân 20-24oC, lượng mưa 1500-2500 mm. Đôi khi mọc tập trung thành đám lớn gần thuần loài trên đất sâu tầng dày, ẩm, thoát nước ven sông, chân đồi thấp, bằng nhưng cũng có khả năng chịu được đất khô, lẫn sỏi đá. Cây thường được giữ lại hoặc trồng quanh vườn nhà ở vùng đồi núi thấp các tỉnh phía Bắc.

Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Cây con mọc khoẻ và chịu bóng. Ưa đất còn tính chất đất rừng, mùn khá, pH=4-5.

3. Giống và tạo cây con

Nguồn hạt trám đen cũng rất nhiều nhưng phải thu lấy giống ở cây ưu trội từ 10-15 tuổi, thân thẳng, tán rộng, đã có 2 mùa quả trở lên và sai quả. Cần thu hái hạt giống ở rừng giống chuyển hoá hay rừng giống đã được công nhận.

Chọn thu những quả mập, cùi dày, vỏ có màu hơi tím, sau đó ủ quả 2-3 ngày cho chín đều. Ngâm quả trong nước 3 sôi 2 lạnh [khoảng 60oC] trong 2-3 giờ, vớt ra, dùng dao rạch dọc quả để tách vỏ lấy hạt và tốt nhất là đem gieo ngay.

Có thể bảo quản hạt bằng cách hong phơi khô trong râm rồi cho vào chum vại để hở miệng đặt nơi cao ráo, thoáng mát; hoặc trộn với cát có độ ẩm 5-8% có thể giữ được sức nảy mầm trong 3-4 tháng.

Ngâm hạt trong nước ấm 30-40oC khoảng 8 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ trong túi vải, xếp trong nhà hoặc nơi kín gió. Khi hạt nứt nanh nhú mầm [khoảng 20 ngày] đem cấy vào bầu. Cũng có thể gieo hạt trên cát ẩm sau 10-15 ngày hạt nảy mầm đem cấy vào bầu mà không cần ủ.

Vỏ bầu bằng Polyetylen kích cỡ 15x20cm, thủng đáy. Ruột bầu tốt nhất là đất mặt dưới rừng trộn thêm 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân theo khối lượng.

Cấy xong cắm ràng che bóng 50% và tưới ẩm. Tưới nước đủ ẩm, làm cỏ phá váng và dỡ bỏ dàn che đến khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao 60-70cm, đường kính gốc 0,6-0,8cm, sinh lực tốt đem đi trồng.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Thời vụ trồng vào tháng 2-3 hoặc tháng 7-8, khi trời râm mát, đất đủ ẩm.

Trồng toàn diện, phát thực bì, cuốc hố 40x40x40cm, bón lót 1-2kg phân chuồng hoai có trộn 0,05-0,1kg NPK [5:10:3] cho mỗi gốc. Mật độ 400-500 cây/ha, cự ly cây cách cây 4-5m, hàng cách hàng 5m. Hai, ba năm đầu trồng xen lạc, lúa, đỗ, sắn, những năm sau xen cây cố định đạm như cốt khí, đậu thiều.

Trồng theo đám quanh vườn nhà, cuốc hố 50x50x50cm, bón lót 2-3 kg phân chuồng hoai có trộn 0,05-0,1kg NPK [5:10:3] cho mỗi hố. Mật độ 300-400 cây/ha, cự ly cây cách cây 4-5m, hàng cách hàng 6m. Trồng xen cây rau màu hoặc cây ăn quả giữa các hàng cây và đám cây.

Chăm sóc 3 năm liền: Năm đầu 1-2 lần, phát thực bì, dẫy cỏ quanh gốc, xới vun gốc với đường kính 0,7-0,8m.

Năm thứ hai 2 lần, vào vụ Xuân và cuối Thu, cách chăm sóc như năm đầu và có bón thêm 0,05-0,1kg NPK [5:10:3] cho mỗi gốc vào lần 1.

Năm thứ ba chăm sóc 2 lần giống năm thứ 2 nhưng mở rộng đường kính xới dẫy quanh gốc rộng 1-1,2m.

Tỉa thưa cây xấu, cong queo, sâu bệnh khi rừng 6-7 tuổi. Bón thúc 6-8kg phân chuồng hoai + 1kg NPK [5:10:3] cho mỗi gốc theo 3 hốc cách đều, cách gốc 0,8-1m để nuôi dưỡng cây.

Không để người và gia súc phá hoại. Có biện pháp phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại.

Trám đen cũng như trám trắng là cây đa tác dụng, vừa cho gỗ, vừa lấy nhựa và cho quả ăn được.

Gỗ có tỷ trọng 0,73, xếp nhóm VII, màu xám trắng, thớ mịn, vân không rõ, mềm nhẹ, dễ nứt nẻ, dễ gia công chế biến, dùng làm gỗ bóc, gỗ dán, làm diêm, bút chì, bột giấy, sau ngâm tẩm làm nhà, đóng đồ mộc tốt.

Nhựa có chứa Côlôphan và tinh dầu gần giống như nhựa Trám trắng, dùng chế sơn, véc ni, dầu thơm, dược liệu, làm hương, keo,…

Quả ngoài cách ăn dân giã như dùng để luộc, muối, nấu với thịt, cá làm thức ăn còn dùng để làm ô mai, mứt, nước giải khát. Mỗi cây 10-15 tuổi có thể cho 50-70 kg quả/ năm.

Thu quả: Rừng 8 tuổi có thể thu hoạch, nếu chăm sóc tốt đạt 1-2 tấn quả/ha. Tuổi rừng càng tăng lượng quả cũng nhiều. Chu kỳ sai quả 2-3 năm, có thể thu hoạch kéo dài 50 năm.

Chích nhựa: Có thể đẽo máng ở gốc kết hợp lấy nhựa hàng ngày nhưng không nên chích kiệt để nuôi dưỡng cây lấy quả và cho gỗ.

Lấy gỗ: Rừng 30-40 tuổi cần chặt trắng lấy gỗ và trồng lại. Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản ngay để tránh mối, mục rồi đưa vào chế biến sử dụng.

là một đặc sản quý hiếm của các tỉnh trung du và vùng núi phía Bắc. Quả trám đen đã trở thành thứ đặc sản được nhiều địa phương và cho thu nhập cao. 

> Tham khảo:

  • Rau xương cá là loại rau gì? Có tác dụng tới cuộc sống con người như thế nào?

Cây trám đen là cây gì? 

Trám đen là cây thân gỗ, có độ cao trung bình từ 15 – 20m, đường kính có thể tới 90cm. Trám đen có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím đen, thịt màu hồng thẫm. Quả trám có vị ngọt béo, bùi rất thích hợp để chế biến nhiều món ăn. 

Tên khoa học: Canarium tramdenum Dai & Ykovl

Đặc điểm của cây trám đen

Trám đen thường bùi, béo, ăn rất là ngon, được coi là đặc sản quý tại khu vực trung du, vùng núi phía Bắc. Cây trám đen mang lại hiệu quả kinh tế cao từ 2 – 3 tạ quả/năm có giá từ từ 2 – 3 triệu đồng. 

Cây trám đen là loại thân gỗ lớn, mọc tự nhiên, được ươm trồng bằng hạt giống, sau 7 – 8 năm mới ra quả. 

Công dụng của cây trám đen trong cuộc sống 

Trám đen trong dân gian được coi là bài thuốc quý chữa nhiều bệnh trong cuộc sống. Theo Đông y trám có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc. Chính vì vậy, thuốc được dùng để giải rượu, chữa yết hầu sưng đau, điều trị cổ họng sưng hoặc ho nhiều đờm, ho gà, quả trám chín còn có tác dụng chữa bệnh động kinh và giúp an thần. 

Theo y học hiện đại trám có nhiều thành phần dinh dưỡng và là thức ăn phù hợp với nhiều độ tuổi không chỉ trẻ nhỏ, người trung niên, phụ nữ mang thai cơ thể suy nhược hoàn toàn có thể dùng được. Bên cạnh đó nước sắc từ quả trám còn giúp kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bảo vệ gan và chống lại các tác nhân gây hại. 

Một số bài thuốc dân gian lưu truyền lại được áp dụng từ quả trám như là: 

  • Chữa mất ngủ khô cổ, ho khi ngủ đêm vào mùa đông chỉ cần dùng 2 – 3 quả trám trắng đem bỏ hột và đập dập lấy nước uống. Người bệnh có thể thêm mật ong hoặc gừng cho dễ uống. 
  • Điều trị mất tiếng, viêm amidan, viêm họng cấp, khô rát cổ: dùng trám đen rửa sạch với muối chanh, ngày lấy một ít ngậm hoặc pha nước uống. 
  • Dùng làm nước thanh nhiệt giải độc khi lấy 20g trám tươi, đem bỏ hạt rồi bỏ thêm vào 4 chùm rễ lau tươi thái nhỏ và 0,5 lít nước. Sau đó nấu trong 30 phút rồi lọc lấy nước thuốc uống nóng. 
  • Điều trị ho khan với 20 quả trám cùng 50g vỏ đậu phụ cho vào nồi và nấu khi nước vừa sôi thì tắt bếp và lọc thấy thuốc uống. 
Mô hình trồng cây trám đen hiệu quả

Kỹ thuật trồng cây trám đen 

Chọn đất và nơi trồng

Trám đen được đặt ở những nơi có độ cao trung bình dưới 1000m so với mực nước biển. Loại cây này có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất đất sét hoặc đất pha, không nên trồng trên đỉnh đồi.

Thời vụ trồng

Tại các tỉnh phía Bắc thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân – hè hoặc thu. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ thích hợp trồng khi đất có độ ẩm, mưa thường xuyên hoặc những ngày râm mát, có mưa nhỏ để trồng. 

Phương thức và mật độ trồng

Áp dụng ở nhiều địa phương khác nhau: với mật độ trồng là 600 cây/ha [4mx4m]. Đối với trồng hỗn loài, cây lá rộng bản địa khác như lim xanh, trám trắng, chẹo, gội nếp, gội trắng… thường lá 4 cây/ha [4×6 m]. 

Làm đất

Đào hố thủ công, kích thước hố là 40x40x40 cm hoặc 60x60x50cm tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng. Nơi đất tốt, bón lót phân hữu cơ cuốc hố kích thước nhỏ. Bón lót, nơi đất xấu bón từ 2 – 3 kg phân chuồng, hoặc kết hợp với 0,3 kg NPK/ hố. 

Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc hoặc đào một lỗ nhỏ ở giữa hố đã lấp đất, kích thước hố phải lớn hơn bầu đất của cây giống. Sau khi trồng 1 tháng cần kiểm tra những cây đã chết và thay thế những cây có nguy cơ chết hoặc sinh trưởng kém.

Kỹ chăm sóc cây trám đen

Trong vòng 2 năm đầu trồng cây trám, mỗi năm xới cỏ vun gốc từ 2 – 3 lần, tùy theo mức độ thực bì ở từng thời điểm cụ thể. Cắt bỏ dây leo quấn lên cây trám đen, dọn cỏ và phát dọn bụi thảm tươi xung quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm.

Biện pháp phòng trừ sâu hại

  • Loại bỏ những lá trám, búp trám đã bị sâu ảnh hưởng phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non. 
  • Bẫy sâu trưởng thành vào thời gian buổi tối 
  • Rung từng cây để sâu rơi và loại bỏ chúng ra khỏi cây
  • Dùng Wofatox với nồng độ 0,2 – 0,5 % phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại. 
  • Bảo vệ các loài như kiến lửa, ong. 
Hiệu quả kinh tế rất lớn

Thu hoạch

Rừng 8 tuổi có thể cho thu hoạch, đạt 1-2 tấn quả/ha. Tuổi của cây càng cao thì sản lượng quả cũng tăng dần. Chu kỳ sai quả là 2 – 3 năm. 

Chủ Đề