Panadol uống nhiều có tốt không

Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.


Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất.
Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, và trong trường hợp cần hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Thuốc không được khuyến cáo trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc không có tác dụng chống viêm.
Trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa hoạt chất Paracetamol như: Panadol, Hapacol, Mexcold, Dopagan, Paracetamol,….

Tác dụng phụ và liều dùng

Không được tự ý uống thuốc để điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em.
Liều thông thường:

  • Trẻ em uống 10-15 mg/kg cân nặng, 3-4 lần/ngày. Và liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
    • Người lớn uống 500 mg - 600 mg/lần, 3 lần/ngày. Không nên quá 4g/ngày.
    • Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan yếu.
  • Không uống thuốc ngay sau khi uống rượu. Tránh uống rượu trong thời gian uống thuốc.
  • Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được cho là khá an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng phải lưu ý tác dụng phụ [có thể gây ra dị ứng thuốc đối với một số người] và độc tính của thuốc, đặc biệt là độc tính ở gan.

Ngộ độc Paracetamol có thể xảy ra khi

  • Khoảng cách uống thuốc quá ngắn.
  • Uống nhiều loại thuốc có chứa Paracetamol.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Uống liều quá cao:
    • Trẻ em uống 150mg/kg/ngày và khi có bệnh lý về gan thì chỉ cần uống 100mg/kg là có thể bị ngộ độc.
    • Người lớn uống 6- 10g/ 24 giờ, khi chức năng gan yếu thì khoảng 3- 4g.

Triệu chứng khi quá liều Paracetamol

  • Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh xao thường xảy ra trong vòng 24 giờ.
  • Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não - gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong. 

Những yếu tố nguy cơ làm tăng độc tính của thuốc

  • Suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây viêm gan ở liều điều trị.
  • Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, dùng chung các thuốc có khả năng gây tăng men gan.

Xử trí khi quá liều Paracetamol

Cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, có thể sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu của Paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười.

Chào anh, trước hết phải nói paracetamol anh thường uống là thuốc giảm đau hạ sốt thông thường, được bán và sử dụng rộng rãi mà không cần trình toa của bác sĩ. Thuốc này và nhóm thuốc mua không cần toa thường là loại khá an toàn nhưng nếu lạm dụng quá như anh thì cũng có tác dụng phụ không nhỏ.

Dùng thuốc này thường xuyên và lâu dài có thể gây viêm gan do thuốc. Theo đúng chỉ định, thuốc này không nên dùng liên tục quá 10 ngày, 2 liều phải cách nhau ít nhất 4-6 giờ.

Anh nói mình thường xuyên dùng rượu bia. Nhiều người uống thuốc này sau khi uống rượu và cảm thấy cảm giác mệt mỏi, nhức đầu giảm đi đáng kể, có vẻ tỉnh táo, dễ chịu hơn mà không biết việc làm này rất có hại về lâu dài. Rượu tương tác làm tăng độc tính của thuốc này lên gan. Do đó, anh hoàn toàn không nên dùng nó sau khi uống rượu bia.

Nguy hiểm hơn, theo trong thư, anh gặp triệu chứng nhức đầu quá nhiều lần. Nhức đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn điều tiết mắt, Migrain, dị dạng mạch máu não… Paracetamol chỉ giúp điều trị triệu chứng nhức đầu tạm thời, chứ không trị được tận gốc căn bệnh.

Trong các căn bệnh đó, nhiều bệnh như tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não… nếu không được kiểm tra và điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm, ví dụ như dẫn đến đột quỵ. Lạm dụng thuốc giảm đau không những không giúp anh bớt bệnh mà còn che mờ các dấu hiệu nguy hiểm nếu có, dẫn đến nhập viện chậm trễ.

Vì vậy, nếu như cơn nhức đầu diễn ra quá thường xuyên như anh kể trong thư, anh nên ngưng việc dùng thuốc giảm đau để cầm cự và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Panadol chỉ dùng uống và không sử dụng quá liều chỉ định và tuyệt đối không nên uống khi bụng đói. Chỉ nên dùng liều thấp nhất cần thiết nhất để có hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn  và thời gian điều trị không quá ba ngày sử dụng. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài ba ngày hoặc nghiêm trọng hơn, hoặc khi thấy xuất hiện triệu chứng khác hãy ngừng sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Những người có bệnh lý nền như gan thận, nghiện rượu mạn tính hoặc sử dụng rượu bia quá nhiều nên tham khảo theo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng đồ có cồn trong thời gian uống uống bởi cồn trong rượu có thể gia tăng độc tính trên gan và thận khi uống thuốc.

Bên cạnh đó cũng có một số người bị dị ứng với thuốc bởi vậy khi thấy có những dấu hiệu như phát ban trên da hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác thì người dùng nên ngừng uống thuốc. Đối với những người đã từng bị các phản ứng do panadol gây ra thì không nên sử dụng thuốc trở lại và nên đi khám và thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng của mình.

Không nên sử dụng các thuốc có chứa paracetamol bởi có thể dẫn tới bị quá liều, sử dụng thuốc quá liều có thể gây các độc tính trên gan. Có thể xuất hiện các triệu chứng như nước tiểu sậm màu phân có màu đất sét da vàng, vàng mắt thâm chí sẽ dẫn tới tử vong. Những triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong 24h đầu kèm theo là các triệu chứng buồn nôn chán ăn, da tái, khó chịu và đổ mồ hôi, thậm chí quá liều có thể dẫn tới hoại tử gan và không thể phục hồi.

Hiện nay tại thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa paracetamol bởi vậy nên thận trọng khi sử dụng thuốc panadol với các loại thuốc khác đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc ho, hay cảm lạnh. Đồng thời tránh sử dụng các chất như cà phê trà và một số đồ uống đóng hộp khác khi đang sử dụng panadol. Bởi khi sử dụng như vậy sẽ gây nên các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, cáu kỉnh, thậm chí rối loạn tiêu hóa.

Uống panadol nhiều có sao không?

Uống Panadol nhiều sẽ dẫn tới tình trạng gan bị tổn thương nghiêm trọng. Bởi, các loại thuốc có tác dụng giảm đau đều chứa thành phần  paracetamol gây ảnh hưởng đến gan. Vì vậy, việc dùng thuốc Panadol nhiều mà không có sự chỉ định của bác sĩ trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Gây viêm loét xuất huyết đường tiêu hóa

Khi sử dụng liều lượng quá cao Aspirin thuốc kháng viêm không steroid có thể dẫn tới các ,màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa bị viêm loét. Bởi vậy mà thường xuyên gây ói mửa sụt cân,.. khi dùng liều cao quá ba ngày có thể dẫn tới đau dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa.

Dẫn tới việc nghiện thuốc

Các loại thuốc giảm đau có liều lượng cao như hydrocodone quá nhiều sẽ dẫn tới việc người dùng bị nghiện thuốc.

Huyết áp cao

Đối với những phụ nữ mà dùng các loại thuốc giảm đau không chứa thành phần aspirin sẽ dẫn tới việc bị huyết áp cao gấp hai lần.

Thuốc giảm đau gây tổ thương gan

Khi sử dụng thuốc giảm đau panadol nếu mà dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan trầm trọng. Khi thấy chán ăn, buồn nôn, là do ảnh hưởng của việc gan bị tổn thương, không điều trị kịp thời sẽ gây suy giảm chức năng gan và nặng có thể dẫn tới tử vong.

Thuốc giảm đau gây tổn thương thận

Khi dùng các loại thuốc giảm đau có chứa thành phần như paracetamol và ibuprofen quá nhiều sẽ gây lên triệu chứng và tồn thương thận một cách trầm trọng.

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt panadol.

  • Khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt panadol người dùng nên lưu ý một số điều sau:
  • Khi uống nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống thuốc.
  • Khi sốt cao trên 38,5 độ cũng không nên sử dụng thuốc.
  • Chống chỉ định dùng thuốc panadol để điều trị giảm đau quá 10 ngày với người lớn và đối với trẻ em thì 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với người bị đau đầu, răng, đau khớp, chấn thương,... nhất thiết phải dùng panadol để giảm đau thì cần lưu ý thuốc chỉ có tác dụng sau khi uống từ 15 đến 30 phút và tác dụng tối đa khi sử dụng là 3 đến 4 giờ. Bởi vậy liều lượng thuốc nên sử dụng là cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Đối với người lớn liều dùng không quá 10mg/kg và không quá 5mg/kg đối với trẻ nhỏ mỗi lần sử dụng.
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi uống thuốc.
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau.
  • Chống chỉ định dùng thuốc giảm đau đối với những người mẫn cảm với thuốc, với người say rượu, bệnh lý nền tim phổi người bị thiếu máu,...
  • Việc dùng panadol trong bữa ăn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của thuốc, bởi vậy nên sử dụng thuốc cách bữa ăn sau 30 phút và uống thuốc với nước ấm sẽ tăng khả năng hấp thụ tốt.
  • Có thể nói thuốc giảm đau panadol là loại thuốc hạ sốt phổ biến dễ dàng sử dụng và đem lại hiệu quả cao, nhưng khi dùng vẫn hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc để mang lại kết quả khả quan. Đồng thời giảm được rủi ro khi dùng quá liều dẫn tới những biến chứng gây nguy hại cho cơ thể như gan, hoại tử gan, tăng nguy cơ gan.

Các tác dụng phụ của panadol.

Trong thuốc giảm đau panadol có chứa paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt điều trị các triệu chứng như đau đầu đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh,....  Thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol, caffeine là nhóm dược lý có khả năng giảm đau hạ sốt, nhóm chống viêm, điều trị gút và các bệnh về xương khớp.

Dạng bào chế thông dụng của thuốc hiện nay tại thị trường đó là viên nang viên nén giải phóng kéo dài, viên nén bao phim, thuốc đạn, dung dịch, gói để pha dung dịch. Đối với mặt dược động học thì hợp chất paracetamol được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa bởi vậy khi ăn uống thực phẩm có thể tác động đến việc nén giải phóng kéo dài và thuốc sẽ được hấp thụ chậm.

Người dùng sau khi uống thuốc với liều điều trị nồng độ đỉnh huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 p khi uống với liều điều trị. Thuốc giảm đau sẽ được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn ở các mô của cơ thể. Chuyển hóa hợp chất paracetamol sẽ tiến hành chuyển hóa ở cytochrome ở gan chính là chất trung gian. 

Loại biệt này sẽ được đào thải qua đường tiết niệu là chủ yếu và độ thanh thải sẽ là 19,3 l/h và thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ. Paracetamol là một hợp chất chuyển hóa của hoạt tính của phenacetin là dạng thuốc giảm đau hạ sốt có thể thay thế cho aspirin. Ngoài giảm đau thì thuốc còn có công dụng khác là làm hạ nhiệt khi bị sốt nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc giảm đau có thể tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt và tỏa nhiệt do giãn mạch tăng lưu lượng máu ngoại biên. Thuốc giảm đau ít tác động đến hệ tim mạch và đường hô hấp không làm thay đổi cân bằng acid base và không gây kích ứng, xước hoặc làm chảy máu dạ dày, không tác dụng trên tiểu cầu hay thời gian chảy máu.

Trên đây là bài viết về uống panadol nhiều có sao không đã được chúng tôi chia sử chi tiết tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về liều lượng uống thuốc panadol. Cảm ơn các bạn chúc các bạn luôn khỏe mạnh và luôn thành công.

Chủ Đề