Gióng đòi roi sắt ngựa sắt, giáp sắt nghệ thuật xây dựng

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

I. Tác phẩm

1. Tóm tắt

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,…

2. Bố cục [4 phần]

– Phần 1 [từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”]: Sự ra đời của Thánh Gióng

– Phần 2 [tiếp đó đến “giết giặc, cứu nước”]: Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ

– Phần 3 [tiếp đó đến “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”]: Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

– Phần 4 [còn lại]: Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

3. Giá trị nội dung

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

4. Giá trị nghệ thuật

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết

I. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại truyền thuyết [khái niệm truyền thuyết, đặc trưng thể loại truyền thuyết…]

– Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng” [tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

II. Thân bài

1. Sự ra đời của Thánh Gióng

– Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

– Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

– Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

2. Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ

– Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

– Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược

→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

– Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

   + Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

   + Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi

   + Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giăc, cứu nước

→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân

3. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

– Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt

– Gióng ra trận đánh giặc:

   + Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa

   + Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác

   + Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

   + Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn

→ Dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt

→ Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta

– Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời

→ Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

– Lập đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to lắm

– Dấu tích còn để lại đến ngày nay: những bụi tre đằng ngà ở huyện Ba Vì, những ao hồ liên tiếp, làng Cháy…

→ Niềm tin của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

   + Nghệ thuật: sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho văn bản

– Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng”

1. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

2. Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

a] Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

b] Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

c] Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

d] Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

đ] Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

e] Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em. truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?

A. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu ... năm đấy : Sự ra đời của Gióng

- Phần 2: Tiếp ... cứu nước : Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ

- Phần 3: Tiếp ... lên trời : Gióng đánh giặc và bay về trời

- Phần 4: Còn lại : Nhân dân ghi nhớ công ơn

B. Tóm tắt:

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh được cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.

Khi giặc sắp đến, Gióng bỗng cất tiếng nói yêu cầu nhà vua sắm roi sắt, áo giáp sắt và ngựa sắt để đánh giặc.

Sau đó Gióng ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Bà con xóm giềng góp gạo thóc nuôi chú.

Sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu tới. Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cưỡi ngựa sắt phun lửa xông vào diêt giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre tiếp tục đánh giặc.

Giặc tan, Gióng lên núi Sóc Sơn rồi bay lên trời.

Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ.

Bây giờ vẫn có hội làng và các dấu tích ao hồ, tre đằng ngà, làng Cháy...

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

a] Truyện "Thánh Gióng" có các nhân vật: Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân.

b] Nhân vật chính là: Thánh Gióng

c] Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

- Sự sinh thành của Gióng:

+ Bà mẹ chỉ ướm vết chân mà thụ thai

+ Bình thường sau chín tháng mười ngày người mẹ sinh con. Mẹ Thánh Gióng mang thai 12 tháng.

- Lên ba tuổi mà Gióng không biết đi, không biết nói, cười.

- Khi nghe tiếng sứ giả, bỗng nhiên Gióng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên là đòi có vũ khí, áo giáp để đánh giặc.

- Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi.

- Khi có ngựa và vũ khí, chú bé vươn vai bỗng thành tráng sĩ.

- Ngựa sắt phun lửa, xông vào giết giặc.

- Đánh tan giặc, Thánh Gióng bay lên trời.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau dây có ý nghĩa như thế nào ?

a] Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

- Chi tiết này ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước.

- Chi tiết này thể hiện ý thức chống giặc của dân tộc ta: Khi có ngoại xâm từ trẻ con đến người già đều có ý thức đánh giặc.

- Chi tiết cũng thể hiện sự thần kì: Chưa hề biết nói cười, chú bé bỗng nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

b] Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đán giặc: Chi tiết này thể hiện sự kì lạ [chú bé không đòi đồ chơi] và ý thức đánh giặc của người anh hùng.

c] Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: Điều này thể hiện người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh của toàn dân.

d] Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: Lớn nhanh là để kịp đánh giặc. Chi tiết cho thấy trong tình hình cấp bách, người anh hùng mang sức mạnh của dân tộc phải vươn lên một tầm vóc phi thường. Phải có tầm vóc khổng lồ như các vị thần mới áp đảo được quân giặc.

đ] Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: Chi tiết này có ý nghĩa về sự khắc phục khó khăn để chống giặc. Cây cỏ khi cần thiết cũng có thể biến thành vũ khí, nhất là cây tre - loại cây tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

e] Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời: Chi tiết này đề cao người anh hùng, thay trời trị tội bọn xâm lược. Đồng thời nói lên Gióng không đòi hỏi đền ơn, hay ban cho danh lợi.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

- Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Thánh Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:

+ Thần linh [vết chân]

+ Cộng đồng [dân làng góp gạo nuôi Gióng]

+ Vũ khí bằng sắt [thành tựu kĩ thuật]

+ Thiên nhiên, đất nước [tre làng]

- Gióng sinh ra là để giết giặc, đem lại thái bình cho đất nước. Đây là kiểu anh hùng vì nghĩa lớn, vì cộng đồng chứ không màng tới mình.

- Từ truyền thuyết chống giặc và thắng giặc, nhân dân đã thần thánh hóa những người anh hùng thành Thánh Gióng, tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ? 

- Thời đại Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ độc lập.

- Vũ khí của quân ta ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn.

- Trong việc chống ngoại xâm, chúng ta huy động sức mạnh của cả cộng đồng, tất cả già trẻ, gái trai, dùng tất cả các phương tiện để chống giặc.

II. Luyện tập

1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em ?

Có thể chọn 1 trong các hình ánh sau:

- Hình ảnh Gióng khi nghe sứ giả rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây"; 

- Hình ảnh Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ;

- Hình ảnh Gióng mặc áo giáp sắt nhảy lên mình ngựa;

- Hình ảnh Gióng nhổ tre đánh giặc, ...

 Câu 2. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng ?

Trả lời: Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng bởi vì: Đó là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đẹp đẽ về chàng trai làng Phù Đổng [Thánh Gióng] làm biểu tượng cho ý chí và tinh thần yêu nước. 

Video liên quan

Chủ Đề