Giọng điệu của hồn Trương Ba da hàng thịt

I. Tiểu dẫn

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê ở Đà Nẵng, là một nghệ sĩ đa tài trong nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…

- Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm tiêu biểu: Kịch (Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta…), thơ (Và anh tồn tại, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu...).

- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết năm 1981 và ra mắt công chúng năm 1984, đoạn trích (SGK) nằm ở cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

II. Văn bản (SGK)

1. Hàm ý qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại khẩn thiết:

"Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi lắm rồi! Cái thân kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi tức khắc!".

- Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ, những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải, bồn chồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàm.

- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không thì hồn vẫn phải thừa nhận. Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cố nghẹn lại" và "suýt nữa thì...". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi...”. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Trong cuộc đối thoại này, cái xác thắng nên rất hả hê với giọng điệu mỉa mai, lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận.

2. Thái độ của Trương Ba trước những rắc rối

- Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Vợ ông giờ đây buồn bã và nhất quyết đòi bỏ đi, bà đã nói ra điều mà chính ông cũng cảm nhận được "Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".

- Cái Gái cháu ông một mực khước từ tình thân (Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông bao nhiêu thì bây giờ nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "tò bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó "ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi!".

- Người con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị biết ông "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang" khiến chị không thể bấm bụng, chị đã thốt thành lời "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa".

- Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra nghịch cảnh trớ trêu, ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ, nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ".

Sau những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của con dâu "Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?".

- Tác giả đã để cho hồn Trường Ba trơ trọi với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm với những lời độc thoại đầy chua chát, quyết liệt "Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ... Nhưng lẽ nào ta lại phải chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?... Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

3. Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương ba và Đế Thích

- Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết.

+ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...

+ Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết.

- Người đọc, người xem có thế nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua lời thoại.

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đổ tội cho thân xác.

+ Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảm trớ trêu, bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ ngày càng lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

4. Trương Ba từ chối nhập vào xác cu Tị

- Quyết định dứt khoát xin Đế Thích cho cu Tị sống lại, cho mình được chết hẳn là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết, hồn Trương Ba thử hình dung cảnh mình lại nhập vào xác của cu Tị và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba quyết định dứt khoát. Quyết định này khiến cho thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng.

- Cái chết của Cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch, quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.

5. Cảm nghĩ sau khi đọc đoạn trích

- Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng đã góp phần phê phán một số biểu hiện trong lối sống lúc bấy giờ.

+ Con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 

+ Lấy cớ đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà không chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

+ Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình. Đó cũng là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

- Với những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.


Page 2

Giọng điệu của hồn Trương Ba da hàng thịt

SureLRN

Giọng điệu của hồn Trương Ba da hàng thịt

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng “hồn trương ba, da hàng thịt”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

-Tiết: 2 tiết -Thể loại: kịch bản văn học -Lớp dạy: -Ngày soạn: 5.10.2010 - Người dạy: Nguyễn Thị Lan Anh HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích kịch bản văn học (kịch nói)) -Lưu Quang Vũ- Mục tiêu cần đạt Về kiến thức: Bậc 1: + Nêu được ít nhất 2 đặc điểm về kịch. + Nêu được những nét chính về tác giả, phong cách sáng tác, vị trí trên văn đàn với những tác phẩm tiêu biểu. + Nêu hoàn cảnh sáng tác, bố cục của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, vị trí của trích đoạn được học. + Thuộc lòng ít nhất 2 đoạn đặc sắc nhất trong đoạn trích. + Liệt kê ít nhất 3 đoạn đối thoại của Trương Ba với các nhân vật khác trong vở kịch. + Liệt kê được các đoạn thoại tiêu biểu nói lên tâm hồn thanh cao, trong sáng của Hồn Trương Ba + Phân chia bố cục của trích đoạn kịch (tùy theo các tiêu chí khác nhau) Bậc 2: + Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt + Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân. + Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Thích Đế + Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và tình huống kịch trong trích đoạn“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Bậc 3: + Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa triết lý được hiện ra qua các cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba với các nhân vật khác trong đoạn trích. + Phân tích để rút ra giá trị phê phán hiện thực xã hội hiện nay. + Chứng minh được kịch của Lưu Quang Vũ đặc sắc trên phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống. + So sánh, liên hệ với bản thân để từ đó rút ra bài học cuộc sống: Hãy là chính mình! Về thái độ: Hiểu và yêu thích kịch hơn. Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, trân trọng những giá trị sống tốt đẹp (yêu thương, hạnh phúc, gia đình, tôn trọng, vị tha) Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thuộc thể loại kịch Rèn luyện năng lực phân tích và cảm nhận các nhân vật, các sự kiện diễn biến của kịch bản văn học Rèn luyện năng lực tư duy tích cực, thảo luận và làm việc nhóm Kiến thức trọng tâm Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với các nhân vật khác trong vở kịch Đoạn cuối cùng. Khái quát ý nghĩa tư tưởng của vở kịch, đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt từ truyện cổ dân gian đến kịch bản của Lưu Quang Vũ Tổng kết Chuẩn bị Giáo viên: SGK, sách giảng viên, giáo án điện tử, một số phương tiện cần thiết trong quá trình giảng dạy. Học sinh: + Tìm hiểu về thể loại kịch bản văn học. + Đọc Lưu Quang Vũ – về tác gia và tác phẩm (NXBGD, 2007) + Đọc ít nhất 2 lần trích đoạn và soạn bài theo hướng dẫn SGK/trang 215 + Làm việc nhóm với các nội dung nhiệm vụ sau: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt Nhóm 1: Mục đích lập luận của 2 nhân vật Nhóm 2: cử chỉ Nhóm 3: xưng hô Nhóm 4: giọng điệu, vị thế Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân Nhóm 1: phản ứng của người vợ ra sao? Nguyên nhân? Nhóm 2: Phản ứng của người con dâu ra sao? Nguyên nhân? Nhóm 3: Phản ứng của cháu gái ra sao? Nguyên nhân? Nhóm 4: Phản ứng, tâm trạng của Trương Ba ra sao? Nguyên nhân? Phương pháp và phương tiện dạy học Phương pháp dạy học Sử dụng linh hoạt các hình thức diễn giảng, gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề để học sinh phát huy được khả năng làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo của mình. Phương tiện dạy học Máy chiếu: trình chiếu các tranh ảnh về tác giả, về một số đoạn trong vở kịch, các sơ đồ khái quát về đặc điểm, cấu trúc của kịch bản văn học Hoặc tranh ảnh, bản đồ về tác giả, về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được giáo viên, học sinh chuẩn bị trước giờ lên lớp. Tiến trình dạy học Ổn định và tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ Hình thức: vấn đáp hoặc làm bài 15 phút Câu hỏi: + Phân tích vẻ đẹp tự nhiên (hoặc văn hóa, hoặc lịch sử) của dòng sông Hương. + Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa gì? Mở đầu bài học: Cho học sinh tóm tắt lại câu chuyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt Từ truyện cổ tích quen thuộc Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà viết kịch tài danh Lưu Quang Vũ đã sáng tạo ra vở kịch nói Hồn Trương Ba, da hàng thịt với chủ đề hiện đại, chiều sâu tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật. Đoạn trích chúng ta được học là đoạn kết và đỉnh điểm mâu thuẫn của toàn vở. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hướng dẫn đọc hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm (trò chơi) Cho học sinh xem hình ảnh chân dung tác giả và một số đoạn kịch đã được diến trên sân khấu (bằng máy chiếu hoặc bằng tranh ảnh đã chuẩn bị trước) Tổ chức trò chơi đồng đội nhỏ với nội dung: “Đến với Lưu Quang Vũ” -Lớp chia 2 đến 3 đội tùy cách sắp xếp của không gian lớp học. -Đặt tên cho đội chơi Tùy cách bố trí của lớp mà chia lớp ra làm 2 đến 3 đội chơi, cho các em thay phiên nhau lên bảng ghi những hiểu biết của mình về tác giả(mỗi người 1 thông tin). Hết 2 phút, mọi hoạt động dừng lại. ? Giáo viên đối chiếu, nhận xét, công bố đội thắng cuộc và tổng kết lại. A: Nghe và ghi chép lại những ý cơ bản giáo viên đã tổng kết. -Năm sinh? -Quê Quán? -Tài năng nổi bật -Vị trí trên văn đàn -Giải thưởng Hồ Chí Minh A.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: - Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng,sinh ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức +1965-1970 vào bộ đội và được biết đến như một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn. +1970-1978 xuất ngũ làm nhiều nghề để mưu sinh. +1978-1988 làm biên tập viên tạp chí Sân khấu ,bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của kịch trường những năm 80 thế kỉ XX với những vở kịch đặc sắc như :Lời thề thứ 9,Nàng Xi-ta, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt -Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận. -Là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. -Năm 2000, được tặng giải thưởng HCM về VHNT ? Em hãy cho biết tác giả sáng tác vở kịch trong hoàn cảnh nào? ? Em hãy tóm tắt lại tác phẩm. =>Nhận xét, đánh giá phần tóm tắt của học sinh. Giải thích những đoạn chưa đúng và hướng dẫn tóm tắt lại. ? Đoạn trích nằm ở phần nào trong vở kịch? ?Nội dung ý nghĩa của đoạn trích là gì? A: Đọc phần tiểu dẫn và trả lời -Năm sáng tác -Nguồn gốc từ một cốt truyện dân gian. A: 1 hoặc 2 học sinh tóm tắt lại tác phẩm A: Đọc phần tiểu dẫn và trả lời -Một hoặc hai em học sinh đứng dậy trả lời. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời - Viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới công diễn và gây được ấn tượng mạnh đối với công chúng trong và ngoài nước. -Từ một cốt truyện dân gian ,tác giả đã xây dựng thành vở kịch nói hiện đại ,đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. b. Tóm tắt tác phẩm Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng,khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại ,nhập vào thể xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạmà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xa lạ, giả tạo.Đặc biệt ,thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải là của bản thân ông.Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền phức phải mượn thân xác của kẻ khác,Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết. c. Vị trí trích đoạn Văn bản được trích từ cảnh XII và đoạn kết của vở kịch diễn tả sự đau khổ dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Trương Ba sau mấy tháng hồn trú nhờ vào thể xác hàng thịt và gặp rất nhiều phiền toái Xác định tình huống và các mâu thuẫn trong đoạn kịch ? Đoạn kịch được xây dựng bằng những tình huống nào? Em hãy liệt kê ít nhất 2 tình huống trong đoạn trích. Tóm lại cho học sinh ? Trong đoạn kịch được học nổi lên những mâu thuẫn nào? A: 2 đến 3 học sinh trả lời theo sự chuẩn bị trước bài tập ở nhà. +Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt, với gia đình và đau khổ bởi tình thế của mình. +Cái chết của cu Tị +Trương Ba không muốn kéo dài tình trạng đó, gặp Đế Thích. A: 2 học sinh trả lời a.Tình huống: -Hồn Trương Ba đau khổ, dằn vặt, day dứt trong thân xác anh hàng thịt, trong sự lấn át của hắn, trong sự xa lánh, khó chịu của gia đình (vợ, con, cháu) -Cu Tị, bạn của cháu gái Trương Ba đột tử -Trương ba gọi gặp Đế Thích – người bạn cờ, người làm cho ông sống lại, nói rõ quyết định của mình. b. Mâu thuẫn – xung đột -Giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (mâu thuẫn chủ yếu) -Giữa hồn Trương Ba và những người trong gia đình. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết -Chuyển ý: Gọi hỏi học sinh về các bước phát triển của kịch (giao đãi-thắt nút-phát triển-cao trào-mở nút). Sau đây lớp mình hãy cùng nhau phân tích xem đoạn trích“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nằm ở giai đoạn nào -GV chia lớp làm 4 nhóm tiến hành thảo luận. Mỗi nhóm bám sát văn bản, thảo luận và cử đại diện lên bảng ghi ? Cho học sinh đọc phân vai diễn cảm giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt ? Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và da hàng thịt được thể hiện như thế nào? -Thời gian: 3 phút -Gợi ý: Qua mục đích, cử chỉ, xưng hô, giọng điệu – vị thế. ? Thế còn cử chỉ thì sao? Thể hiện như thế nào? ? Xưng hô? ? Giọng điệu của các nhân vật lúc này thế nào? Qua đó thể hiện vị thế của họ ra sao? ? Các chi tiết vừa nêu trên thể hiện điều gì? =>Giáo viên nhận xét, đánh giá định hướng và đưa ra những tổng kết cuối cùng qua những câu trả lời của học sinh A: Đọc diễn cảm theo vai A: Nhóm 1 trả lời theo sự chuẩn bị đã được phân công =>Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. A: Nhóm 2 trả lời theo sự chuẩn bị trước. =>Các nhóm nhận xét A: Nhóm 3 trả lời =>Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. A: Nhóm 4 trả lời =>Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. A: 3 đến 4 học sinh thuộc các nhóm sẽ trả lời. Chú ý lắng nghe và ghi chép lại 1.Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt -Các vai: +Hồn Trương Ba +Xác hàng thịt a.Thể hiện: - Mục đích: + Hồn Trương Ba: Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. + Xác hàng thịt: Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, làm át đi linh hồn cao khiết, dồn hồn T.Ba vào thế đuối lí, phải thỏa hiệp, quy phục. -Cử chỉ: +Hồn Trương Ba: ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại => Uất ức, tức giận, bất lực. +Xác hàng thịt: lắc đầu, tỏ vẻ thương hại. -Xưng hô: + Hồn Trương Ba: mày – ta => Khinh bỉ, xem thường + Xác hàng thịt: ông – tôi => ngang bằng, thách thức -Giọng điệu: + Hồn Trương Ba: Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt vọng + Xác hàng thịt: khi thì ngạo nghễ thách thức, khi buồn rầu thì thầm, ranh mãnh, an ủi -Vị thế: + Hồn Trương Ba: Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt. + Xác hàng thịt: Đặt nhiều câu hỏi phản biện -> thắng thế, buộc được hồn T.Ba quy phục. b.Nhận xét: -Nhân vật bắt đầu rơi vào mâu thuẫn=> thắt nút - ... quyết định gì? ? GV nhận xét, đánh giá và tổng kết A: 1 học sinh trả lời A:1 học sinh trả lời Học sinh nghe và ghi lại A: 2 đến 3 học sinh trả lời + Sự hòa hợp giữa linh hồn và thể xác là điều quan trọng và thiêng liêng. + Con người cần dũng cảm đối mặt, thừa nhận những sai lầm của bản thân. + Cuộc sống là đáng quý nhưng sống gửi thân xác thì thật tệ hại Học sinh trả lời Học sinh trả lời HS nghe và ghi chép 3.Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với tiên Đế Thích: a. Đế Thích: -Ngạc nhiên trước quyết định không sử dụng thân xác anh hàng thịt của Trương Ba. - Đưa ra đề xuất để Trương Ba được sống: nhập xác Cu Tị => một cách tồn tại “dễ thở” hơn, “dễ chịu” hơn. -Sống bằng mọi giá - Khẳng định một hiện thực không phân biệt trần gian hay thượng giới: không ai được toàn vẹn cả. - Không hiểu được những suy nghĩ của Trương Ba “con người trần giới các ông thật kì lạ”. => Vị thần tiên quyền phép biến hóa, yêu mến Trương Ba nhưng rốt cuộc vẫn mang tầm nhìn, điểm nhìn xa lạ, không thể thấu hiểu những suy nghĩ trần thế. =>Thần tiên cũng mang những thói hư tật xấu như người trần=>Phê phán xã hội đương thời b.Hồn Trương ba - “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” => Quan niệm: +Hồn và Xác luôn thống nhất hài hòa trong một con người. Không thể có linh hồn thanh khiết trong một thể xác dung tục, tội lỗi. Sống trọn vẹn là mình Liên hệ với các hiện tượng tồn tại trong xã hội (thanh niên bị tha hóa =>Hậu quả liên quan đến mọi người trong gia đình; hiện tượng bạo lực học đường) +Khi con người bị vấy bẩn bởi những dục vọng bản năng thì đừng chỉ đổ lỗi cho xác thân, tự vỗ về, ngụy biện bằng linh hồn cao khiết siêu hình. +Thái độ sống cần có của con người: dũng cảm, dám đối mặt, thừa nhận những sai lầm của bản thân, để không bao giờ trốn chạy. - “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. =>Quan niệm: Cuộc sống thật đáng quí nhưng sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, không được là mình thì thật vô nghĩa. “Sống” đơn thuần chỉ là đời sống thực vật, “sống như thế nào” – sống “toàn vẹn” mới là đời sống của một con người. Để có được ý nghĩa chân chính đó quả không dễ dàng. - Khi Đế Thích so sánh: không thể đổi tâm hồn cao quí của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt => Phản ứng: +Thấu hiểu: tầm thường nhưng chúng sẽ sống hòa thuận với nhau. +Thương người vợ anh hàng thịt. - Chi tiết: Cu Tị chết => đẩy bi kịch đến chỗ “mở nút”. - Trương Ba tưởng tượng ra giả cảnh khi nhập xác đứa bé => bao nhiêu phiền toái khác do sự vênh lệch hồn xác sẽ xảy ra , nỗi đau của người thân cu Tị => nhận thức tỉnh táo => quyết định sáng suốt: xin cho cu Tị sống lại, để mình chết hẳn. Nhận xét - Lời của Trương Ba dày đặc => không còn cái ngập ngừng, yếu thế như trong đối thoại với Xác, mà tự tin, chủ động bày tỏ. - Quá trình đưa ra quyết định dứt khoát “chết hẳn”, Trương Ba đã thực hiện cuộc phục sinh tâm hồn mình. Người ta lại thấy một Trương Ba nhân hậu, vị tha, giàu tình thương. - Nhận thức được ý nghĩa đích thực của cuộc sống: Cuộc sống đáng quí biết bao (Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?), nhưng sống mà không được là mình (sống giả tạo) thì chẳng có lợi cho ai ngoài “bọn khốn kiếp” đục nước béo cò. ? Thiên nhiên được khắc họa trong đoạn này như thế nào? ? Dù đã quyết định thoát ra khỏi xác anh hàng thịt vĩnh viễn, cũng không nhập vào cu Tị.. nhưng hồn Trương Ba có thật sự chết không? Lấy VD cụ thể? ? Điều gì ở chi tiết này trái với logic bình thường? ? Đoạn cuối này khái quát lên thành ý nghĩa gì? =>GV tổng kết, đánh giá 1 học sinh trả lời 2 đến 3 học sinh trả lời -Qua lời văn -Qua lời Trương Ba -Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe và ghi chép 4.Đoạn kết: a.Khung cảnh: - Vườn cây: rung rinh ánh sáng. => Không gian quen thuộc gắn với con người Trương Ba, tinh thần Trương Ba => nơi lưu dấu những hồi ức tươi đẹp về Trương Ba trong lòng người thân vẫn được vun xới, để lại chan hòa, ấm áp. - Cu Tí hồi sinh và mẹ con đoàn tụ => hạnh phúc trong trẻo + Sự xuất hiện của Trương Ba: - Qua lời văn: chập chờn xuất hiện => chỉ là cái bóng. - Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” => lời văn thấm đẫm cảm xúc, giàu chất thơ => chất trữ tình trong kịch Lưu Quang Vũ. - Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua  hành động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi” => hình ảnh biểu tượng: đứa trẻ ngây thơ, trong trắng gieo trồng hạt giống mới biểu trưng cho sự nối tiếp, sinh sôi bất tử của Hồn Trương Ba, vẻ đẹp Trương Ba – thanh khiết, vẹn nguyên.=> cái chết hẳn về thể xác là sự hoàn nguyên kì diệu cho tâm hồn. Trương Ba đang sống một cuộc sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân.  =>Nghịch lí logic: Mặc dù giờ đây Hồn Trương Ba không có thân xác trú ngụ, chỉ là bóng chập chờn mờ ảo, vô hình lại là lúc sự hiện diện của Trương Ba nhiều nhất, thường trực nhất. =>Tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh: - Ý nghĩa sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà ở chính sự hiện diện của ta trong suy nghĩ, nỗi nhớ của những người thương yêu. - Vẻ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao khiết của Trương Ba vẫn còn có mặt trong mỗi hoài niệm, mỗi cuộc đời đang sống. Khái quát tư tư tưởng, ý nghĩa triết lý của vở kịch ? Sau khi vào tìm hiểu đoạn trích, em có nhận xét gì về ý nghĩa của nó đối với chúng ta? Tác giả muốn gửi gắm điều gì tới chúng ta qua tác phẩm này? =>GV nhận xét, đánh giá và tổng kết lại 2 đến 3 học sinh trả lời Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép lại. -Cuộc sống thật đáng quý nhưng sống như thế nào mới là điều quan trọng. Hạnh phúc thật sự chân chính là được sống đúng với mình và với mọi người. - Góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: +Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. + Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. =>Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. -Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. => Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ. Cho 4 nhóm học sinh ban đầu làm việc nhóm – viết lại phần kết cho tác phẩm A: Thảo luận và trả lời -sống lại – làm vườn -nhập vào hồn Cu Tị - làm lại cuộc đời=>Anh cụ non -Chấp nhận cuộc sống với xác => Anh đồ tể - Hồn Trương Ba da hàng thịt từ truyện cổ dân gian đến kịch bản của Lưu Quang Vũ ? Có gì mới hơn trong kịch bản của Lưu Quang Vũ? GV lắng nghe, nhận xét và đưa ra đánh giá tổng kết 1 đến 2 học sinh trả lời +So sánh tìm ra điểm khác biệt +Đưa ra nhận xét Học sinh chú ý nghe và ghi chép -Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác, thì đến vở kịch của Lưu Quang Vũ, vấn đề đã được ông đào sâu, mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Ông có quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác - đó là mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. - Mở rộng tầm triết lý sang cả những vấn đề nhân sinh khác, như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân cách, vấn đề đấu tranh trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm người, v.v.. =>Vở kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ là thành quả to lớn của nền kịch nói hiện đại Việt Nam, mà còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm triết lý nhân sinh nói chung. Tổng kết ? Có những nội dung chính nào cần ghi nhớ trong bài này? A: Trả lời 1.Nội dung Thông điệp cuộc sống + Phê phán những biểu hiện đáng buồn trong xã hội, chạy theo những ham muốn vật chất mà đánh mất mình. + Sống có ý nghĩa và hãy là chính mình! ? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và miêu tả hành động nhân vật của tác giả qua đoạn trích 2 đến 3 học sinh trả lời 2.Nghệ thuật -Ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật và mang tư tưởng của tác giả. -Hành động và ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với tính cách và tình huống kịch. Biến hóa, lôi cuốn, lời thoại của Hồn Trương Ba và Đế Thích vừa hướng ngoại, vừa hướng nội, vừa đối thoại, vừa độc thoại nội tâm. -Tình huống kịch, mâu thuẫn xung đột kịch căng thẳng, hợp lý, kết thúc bất ngờ, tự nhiên, ấm áp tình người. Củng cố, luyện tập -Phiếu trắc nghiệm cuối giờ học. -Bài tập về nhà: +Viết một cái kết khác cho câu chuyện. + Soạn bài và chuẩn bị cho bài sau. PHỤ LỤC PHIẾU TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn câu trả lời đúng. Câu 1: Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã sáng tác những tác phẩm nào dưới đây ? Nàng Xi-ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt Vũ Như Tô, Ngôi nhà hoa hồng Khoảnh khắc và vô tận, Sống. Cả ba đáp án trên. Câu 2: Em hãy sắp xếp lại theo trình tự trước – sau các cuộc đối thoại trong trục đối thoại của đoạn trích “Hồn Trương Ba, Da hàng thịt”? Hồn Trương Ba – Vợ Hồn Trương Ba – Cái Gái Hồn Trương Ba – Xác hàng thịt Hồn Trương Ba – Đế Thích Hồn Trương Ba – Chị con dâu Câu 3: Trong cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt, em hãy chỉ ra những mâu thuẫn, xung đột trong nhân vật Hồn Trương Ba? Xung đột giữa hồn >< được sống ( nhưng trong thân xác người khác). Xung đột giữa con người bên trong và hoàn cảnh sống trớ trêu. Cả ba đáp án trên Câu 4: Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, Trương ba đã cầu xin gì ở Đế Thích? Cầu xin mình được trở về với thân xác của mình. Cầu xin được tiếp tục sống, nhưng không phải là trong thân xác hàng thịt mà trong thân xác một người khác. Cầu xin được chết. Cầu xin mình được chết, con Cu Tị - em bé vừa chết được sống lại. Câu 5: Triết lý nhân sinh được thể hiện trong đoạn kịch là: Cuộc sống thật đáng quý nhưng sống như thế nào mới là điều quan trọng. Hạnh phúc thật sự chân chính là được sống đúng với mình và với mọi người. Đề cao tâm hồn trong sạch, lương thiện không bị cám dỗ bởi vật chất. Phê phán con người chỉ ham mê vật chất, thích hưởng thụ. PHIẾU HỌC TẬP Tên nhóm: Thành viên trong nhóm: Lớp: Trường: Nhiệm vụ:.. Trả lời: . Đánh giá của giáo viên: . Cho điểm: TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập một, NXB Hà Nội, 2008. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2008.