Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy tiếng anh

Cập nhật 123: 21/07/2020

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chửa cháy hay được gọi nôm na là giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Thẩm duyệt thiết kế PCCC – thẩm duyệt bản vẽ PCCC bao gồm:

  1. Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án thiết kế quy hoạch 1/500: Các dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo quy định tại mục 1 của Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 phải được góp ý giải pháp về PC&CC đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500.
  2. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng: Các dự án, công trình [tại các mục 14, 16, 20 của Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP] phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan CS PCCC trước khi tiến hành thiết kế công trình.
  3. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Các dự án, công trình thuộc Phụ lục IV nghị định Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 khi xây mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng có từ 2 bước thiết kế trở lên.
  4. Thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC: Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.
  5. Thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Các dự án, công trình thuộc Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 khi xây mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC khi chế tạo mới hoặc hoán cải phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy – thẩm duyệt bản vẽ phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
  •  Bản sao Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thỏa thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  •  Các bản vẽ và bản thuyết minh phải thể hiện được đầy đủ những nội dung:
    •  Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói, bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh;
    • Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy;
    •  Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;
    •  Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an;
    • Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy;
  •  Hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư [có đóng dấu của chủ đầu tư].

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC [Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy]

Đối với dự án xây dựng

Trước khi thiết kế dự án, chủ đầu tư nộp hồ sơ xin chấp thuận địa điểm xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền [đối với một số công trình].

Sau khi thiết kế dự án, chủ đầu tư nộp 2 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt phụ thuộc vào từng loại dự án.

Đối với phương tiện giao thông cơ giới

Chủ phương tiện nộp 2 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn thẩm duyệt không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục hậu cấp phép

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, chủ phương tiện cơ giới phải thông báo kèm theo hồ sơ đến cơ quan thẩm duyệt kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

Công ty TNHH Nguyễn Đức Cường được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 08 năm 2005 với số ĐKKD : 0303895871

  • Trụ sở chính : 139 Tân Sơn, Phường 15, Quận Tân bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Tel                 : [028] 3810 10 27 – 22448569
  • Fax                  : [028] 3810 10 27

Công Ty TNHH Nguyễn Đức Cường có chức năng tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động. Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, hệ thống thu lôi chống sét, hệ thống camera quan sát, chống trộm, chống đột nhập và kinh doanh các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Công Ty TNHH Nguyễn Đức Cường với các cán bộ kỹ sư giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ công nhân lành nghề có kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các Trung tâm thương mại, sân bay, tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà xưởng, nhà kho, trường học….

Công Ty TNHH Nguyễn Đức Cường đã thực hiện nhiều hợp đồng có giá trị và quy mô lớn được các chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

Với phương châm “ Lấy uy tín làm nên thương hiệu” Công Ty TNHH Nguyễn Đức Cường sẽ mang đến Quý khách hàng một dịch vụ với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất.

Công ty chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan.

CÔNG TY TNHH NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

♦ ĐC: 139 Tân Sơn ,P 15, Q.Tân Bình, Tp.HCM

♦ ĐT: [028] – 3810 10 27 – 2244 85 69 | 0912.79.79.07 – 0988.787.535

♦ Fax : 028  – 38 10 10 27

♦ Email: | 

♦ Bảng giá: giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

TOP từ khóa được tìm kiếm

– Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

– Thẩm duyệt pccc

– hồ sơ thẩm duyệt pccc

– hồ sơ pccc gồm những gì

– thẩm duyệt hệ thống pccc chung cư

– thẩm duyệt hệ thống pccc văn phòng

Bình Luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Tìm hiểu những từ vựng tiếng anh về hệ thống phòng cháy, chữa cháy nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu, học tập, mở rộng vốn kiến thức về phòng cháy, chữa cháy. So với nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phòng cháy, chữa cháy. Chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện đang phát triển. Tài liệu nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy chuyên sâu chủ yếu bằng tiếng anh. Hãy cùng baotricodien.vn mở rộng vốn ngoại ngữ về hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được gọi là Fire Protection System trong nhiều tài liệu tiếng anh

Xét theo cấu tạo các bộ phận, trong hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm hai phần đó là hệ thống phòng cháy [hay chính là hệ thống báo cháy] và hệ thống chữa cháy. Và mỗi một bộ phận lại bao gồm nhiều thiết bị khác nhau.

Xét theo các công việc để đưa một hệ thống phòng cháy, chữa cháy vào hoạt động; cũng như sử dụng khi xuất hiện đám cháy, có thể phân thành hai nhóm là: Nhóm công việc kĩ thuật đối với hệ thống phòng cháy và nhóm công việc chữa cháy khi có đám cháy xảy ra.

Vì thế để tiện lợi cho việc tra từ, nghiên cứu học thuật, hãy cùng baotricodien.vn tra từ vựng theo các nhóm sau đây:

1. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy tiếng anh

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong tiếng anh có tên gọi chung là Fire Protection System.

Ngoài ra trong một đám cháy, các yếu tố cấu thành sự cháy trong tiếng anh như sau:

– Vật liệu cháy: Combustible Materials.

– Vật liệu nổ: Explosive Materials.

– Khí nổ: Explosive Gas.

– Nhiệt: Heat.

– Ngọn lửa: Flame.

– Khói: Smoke.

2. Từ vựng tiếng anh theo cấu tạo bộ phận hệ thống phòng cháy, chữa cháy

2.1. Hệ thống phòng cháy [hay còn gọi là hệ thống báo cháy]

– Hệ thống báo cháy: Fire Alarm System.

– Hệ thống báo cháy tự động: Automatic Fire Alarm.

– Hệ thống báo cháy quy ước: Conventional Fire Alarm.

– Hệ thống báo cháy địa chỉ: Addressable Fire Alarm.

– Trung tâm kiểm soát cháy: Fire Detection and Extinguishing Control Panel.

– Thiết bị báo động cháy: Fire Cautioning Gadget.

– Thiết bị cảm biến phát hiện cháy: Fire Detector.

– Đầu báo khói: Smoke notification head.

– Cầu thang bộ thoát hiểm: Emergency staircase.

– Đèn thoát hiểm: Exit lights.

– Bình chữa cháy dạng bột: Flour fire extinguisher.

Hệ thống chữa cháy bằng khí

2.2. Hệ thống chữa cháy

Một số tài liệu còn dùng từ Fire Fighter System cho hệ thống chữa cháy.

Hệ thống chữa cháy khá đa dạng, gồm các loại sau:

– Hệ thống chữa cháy vách tường: Water Spray System.

– Hệ thống chữa cháy Drencher [xả tràn ngập]: Drencher System.

Hệ thống chữa cháy Drencher đặc trưng bởi các đầu xả tràn ngập, nhanh và mạnh mẽ. Tác dụng tạo ra các màng bằng nước ngăn cản đám cháy lan sang khu vực khác.

– Hệ thống chữa cháy Sprinkler [vòi phun tia nước]: Sprinkler System.

Hệ thống chữa cháy Sprinkler được coi là hệ thống giúp kiểm soát đám cháy tốt nhất. Với ưu điểm rẻ tiền, dễ lắp đặt và có cơ chế hoạt động thông minh; có hàng triệu đầu Sprinkler trên toàn thế giới. Tuy nhiên vì là hệ thống chữa cháy sử dụng nước nên hệ thống không hỗ trợ cháy do xăng, dầu; cháy do chập điện, cháy đồ điện tử,…

– Máy bơm chữa cháy trong hệ thống chữa cháy bằng nước: Fire Pump.

– Hệ thống chữa cháy bằng khí sử dụng CO2: CO2 System.

Khí CO2 là một chất chữa cháy bằng khí điển hình. Chữa cháy bằng khí có ưu điểm giúp dập tắt đám cháy nhanh mà không gây hư hỏng thiết bị. Song CO2 gây khó khăn cho hô hấp của con người nên cần phải tiến hành sơ tán người ra khỏi khu vực phun CO2.

– Hệ thống chữa cháy bằng bọt chữa cháy: Foam System.

Bọt chữa cháy là một hỗn hợp chứa bột, nước và không khí; tồn tại ở dạng xốp, nhẹ và có màu trắng. Bọt chữa cháy rất hiệu quả trong việc làm ngưng trệ phản ứng cháy nhờ vào việc ngăn cản chất cháy gặp ô xy.

– Hệ thống dập cháy cố định: Fixed Flame Smothering Framwork.

Trước khi vận hành, các thiết bị phải trải qua nhiều công tác kĩ thuật. Vậy trong tiếng anh thì chúng là gì?

3. Từ vựng tiếng anh về các công tác liên quan đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy

– Diễn tập Phòng cháy, chữa cháy: Fire Drills.

– Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy: Approval fire protection.

– Nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy: Acceptance fire protection.

– Thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy: Design fire protection system.

– Nội quy chữa cháy: Regulation of fire fighting.

– Tiêu lệnh chữa cháy: Rules of fire fighting.

– Nguy cơ cháy nổ: Risk of fire explosion.

– Sơ đồ thoát hiểm: Escape plan.

– Chuyên ngành phòng cháy chữa cháy – Specialized in fire protection.

– Đại học phòng cháy chữa cháy: University of Fire Fighting and Prevention.

– Giấy phép phòng cháy chữa cháy tiếng anh: fire prevention and fighting license.

– Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy tiếng anh là gì: fire prevention and fighting certificates.

– An toàn phòng cháy chữa cháy tiếng anh: fire safety and fire fighting.

– Kĩ sư đường nước chữa cháy: Engineer of Fire Fight and Prevention.

– Kĩ sư chuyên ngành chữa cháy: Fire Fighting Engineer.

Hệ thống chữa cháy vách tường

Hi vọng những từ vựng về hệ thống phòng cháy, chữa cháy tiếng anh nói trên hữu ích cho bạn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy phục vụ việc đảm bảo an toàn cháy, nổ cũng như việc học tập theo chuyên ngành.

Tìm hiểu tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy tai đây

5 2 đánh giá

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề