Giáo trình Giáo dục the chất Đại học Vinh

Vừa tiết kiệm thời gian tự tìm hiểu, vừa tiết kiệm được kha khá tiền.

01

Tạo tài khoản Edu2Review

Chỉ một phút đăng ký. chi phí. Nhận hoàn tiền lên đến 5TR cho khóa học bất kỳ.Mức độ hoàn tiền thay đổi theo mức học phí

02

Đăng ký tư vấn

Nhận thông tin mới nhất về top trường có khóa học bạn quan tâm và đặt lịch hẹn thông qua Edu2Review

03

Đăng ký học qua Edu2Review

Khi đóng phí học, bạn sẽ nhận ưu đãi từ trường và ưu đãi hoàn tiền từ Edu2Review. LỢI GẤP ĐÔI!

Ngành

Giáo dục Thể chất

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo

Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng; kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về Giáo dục Thể chất; phương pháp tư duy lôgíc để nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ Sư phạm, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục; kiến thức nghiệp vụ Sư phạm, bao gồm Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Thể chất để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

Chuẩn đầu ra sinh viên

Về kiến thức

  • Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về Giáo dục Thể chất [GDTC]; phương pháp tư duy lôgíc để nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục;
  • Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn GDTC để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
  • Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam;
  • Có kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí giáo dục.

Về kỹ năng

  • Tổ chức được hoạt động giảng dạy lí thuyết và thực hành về GDTC ở các cấp học theo chuẩn mực sư phạm;
  • Có khả năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh;
  • Có khả năng huấn luyện, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao [TDTT] ở trường học và thể thao quần chúng;
  • Có các kỹ năng hoạt động Đoàn, Hội trong trường học;
  • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TDTT; biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong ngành TDTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Giáo viên giảng dạy môn Thể dục ở các trường phổ thông, giảng viên giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất ở các cơ sở giáo dục và đào tạo;
  • Cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu khoa học TDTT;
  • Cán bộ quản lí, cán bộ phong trào TDTT ở các sở, phòng văn hóa, thể thao và du lịch.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌC PHẦN “GIÁO DỤC HỌC”I. MỤC TIÊUSau khi học xong học học phần này người học cần đạt được:1. Kiến thức- Hiểu được những vấn đề chung của giáo dục học: đối tượng, nhiệm vụ, cáckhái niệm cơ bản, các phương pháp của Giáo dục học; các yếu tố ảnh hưởng đến sựhình thành và phát triển nhân cách con người; mục đích, nhiệm vụ giáo dục...- Hiểu được những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học và lý luận giáo dục: quátrình dạy học và quá trình giáo dục, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức dạy học và giáo dục, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhàtrường phổ thông.2. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức đã học để tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ởtrường phổ thông.- Vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống dạy học và giáo dục khácnhau, biết giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong công tác giáo dục.3. Thái độ- Có ý thức trong việc tự học và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của mình.- Thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong việc học tập và rèn luyện tay nghềsư phạm.II. GIỚI THIỆU- Đối tượng sử dụng : Sinh viên ngành sư phạm ở các trường đại học có đàotạo giáo viên.- Thời gian để hoàn thành học phần: 4 tín chỉTT1Chủ đềTiểu môđun I: Những vấn đề chung của Giáo dục họcChủ đề 1: Giáo dục học là một khoa họcChủ đề 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cáchChủ đề 3: Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dânSốtín chỉ/tiết1 TC123Tiểu môđun II: Lý luận dạy họcChủ đề 1: Quá trình dạy họcChủ đề 2: Các nguyên tắc dạy họcChủ đề 3: Nội dung dạy họcChủ đề 4: Phương pháp, phương tiện dạy họcChủ đề 5: Các hình thức tổ chức dạy họcChủ đề 6: Đánh giá kết quả học tập của học sinhTiểu môđun III: Lý luận giáo dụcChủ đề 1: Quá trình giáo dụcChủ đề 2: Các nguyên tắc giáo dụcChủ đề 3: Nội dung giáo dụcChủ đề 4: Phương pháp giáo dụcChủ đề 5: Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổthông1,5 TC1,5 TCIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánhgiá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT3. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier, Một số vấn đề chung về đổi mới phươngpháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Hà nội/Berlin 20104. Phạm Minh Hạc [chủ biên], Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Giáo dục,Hà Nội 2001.5. Trịnh Trúc Lâm - Nguyễn Văn Hộ, Ứng xử sư phạm, NXB Đại học Quốc gia HàNội 2007.6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc [chủ biên], Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong nhàtrường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà nội 20117. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà trường, NXBĐại học sư phạm, Hà Nội 2005.8. Trần Thị Tuyết Oanh [chủ biên] Giáo dục học, tập 1, 2 NXB Đại học Quốc giaHà Nội 2004.9. Nguyễn Dục Quang, Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáodục210. Hà Nhật Thăng [chủ biên], Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổthông. NXB Giáo dục 2005.11. Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại, NXB Giáodục, Hà Nội 2001.12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục, NXB Laođộng 2010.13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục đại học14. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.15. Phạm Viết Vượng, Bài tập giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 2008.3NỘI DUNGTIỂU MÔ ĐUN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC[1 tín chỉ]A. MỤC TIÊUSau khi học xong tiểu mô đun này người học có thể:- Hiểu được nguồn gốc, tính chất, các chức năng của giáo dục; đối tượng,nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản, các phương pháp của Giáo dục học.- Hiểu và phân tích được các yếu tổ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểnnhân cách.- Hiểu và trình bày được mục đích, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục quốcdân Việt Nam.- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích một số vấn đề trong thực tiễn giáodục.- Có ý thức trong việc học tập, nghiên cứu Giáo dục học.B. NỘI DUNGChủ đề 1: GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT[4 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận] Mục tiêu:Sau khi học xong chủ đề này người học có thể:- Trình bày được nguồn gốc, tính chất, các chức năng của giáo dục.- Xác định được đối tượng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản, các phương phápcủa Giáo dục học, mối quan hệ giữa Giáo dục học với các khoa học khác.Các nội dung chínhHoạt động 1: TÌM HIỂU NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT VÀ CÁC CHỨC NĂNGCỦA GIÁO DỤCNhiệm vụ của hoạt động 1Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm: Đọc nội dung 1, 2, 3 của “Thông tincho hoạt động 1”, thảo luận vấn đề: Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hộiđặc biệt ?4Nhiệm vụ 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận với các nội dung trên. Thông tin cho hoạt động 1Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Điều này được thể hiện ở nguồngốc, tính chất và các chức năng cơ bản của nó.1. Nguồn gốc của giáo dụcTừ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại và phát triển, con người phải nhậnthức thế giới khách quan. Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, con ngườidần dần tích luỹ được những kinh nghiệm lao động và chinh phục tự nhiên. Từ đónảy sinh nhu cầu truyền thụ những kinh nghiệm đã tích lũy được cho nhau. Đâychính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.Trong buổi đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơngiản theo lối quan sát - bắt chước, về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ýthức. Con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra cácphương thức để tổ chức quá trình giáo dục một cách có hiệu quả.Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tớitrình độ cao.2. Các tính chất của giáo dụcPhân tích hiện tượng giáo dục trong lịch sử nhân loại trên tất cả các phươngdiện, có thể thấy các tính chất sau đây của nó:2.1. Giáo dục là một hiện tượng chỉ có ở loài người.Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất. Bản chấtcủa giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệvới nhau. Giáo dục là một phương thức để duy trì và phát triển xã hội loài người.2.2. Giáo dục có tính phổ biến và vĩnh hằngGiáo dục là một phạm trù phổ biến vì có con người là có giáo dục. Giáo dụctồn tại ở tất cả các chế độ xã hội, thể chế chính trị, trong mọi thời đại, mọi giai đoạnlịch sử. Giáo dục gắn liền với nhu cầu tái sản xuất sức lao động cho xã hội.Không chỉ mang tính chất phổ biến, giáo dục còn là một phạm trù vĩnh hằng,với ý nghĩa nó tồn tại mãi mãi cùng với loài người, chỉ khi nào con người khôngcòn tồn tại khi đó mới mất đi hiện tượng giáo dục2.3. Giáo dục có tính lịch sử, tính giai cấp5Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử- xã hội. Giáo dục một mặt phản ánhtrình độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử. Mặtkhác, nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. Ở mỗi giai đoạn pháttriển lịch sử, xã hội lại đặt ra những yêu cầu nhất định đối với giáo dục.Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trìvà bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã thực hiện quyềnthống trị của mình đối với giáo dục thông qua mục đích, nội dung và phương phápgiáo dục.2.4. Giáo dục có tính nhân văn, tính dân tộc.Bất cứ thời đại nào, chế độ xã hội nào, mục đích của giáo dục đều hướng vàosự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, đào tạo họ trở thành những người có íchcho xã hội. Chính vì vậy, giáo dục mang tính nhân văn, nó phản ánh những giá trịvăn hoá, đạo đức, thẩm mỹ chung nhất của nhân loại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, dântộc đều có truyền thống, bản sắc văn hoá riêng. Cho nên, nền giáo dục ở mỗi nướccũng có những nét độc đáo, những sắc thái riêng của mình.Nền giáo dục Việt Nam hiện nay mang đậm truyền thống và bản sắc của dântộc Việt Nam.3. Các chức năng của giáo dụcGiáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương thức để tồn tại và pháttriển của xã hội loài người. Điều này thể hiện ở các chức năng cơ bản của giáo dục.3.1. Chức năng kinh tế - sản xuất.Giáo dục không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chức năng kinh tế sản xuất của giáo dục thể hiện đầy đủ nhất trong đào tạo nhân lực, chuẩn bị một lớpngười lao động trẻ cho xã hội. Suy cho đến cùng, cuộc chạy đua của nhân loại, rốtcuộc vẫn là cuộc chạy đua về nguồn nhân lực. Đất nước nào tạo ra được nguồnnhân lực chất lượng cao nhất, đất nước đó sẽ chiến thắng trong cuộc đua tranh này.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh:“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao là một đột phá chiến lược...” .3.2. Chức năng chính trị - xã hội.Giáo dục thực hiện chức năng chính trị - xã hội thông qua việc đào tạo ranhững con người đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đó là những con người “phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với6lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc” [Luật Giáo dục].Mặt khác, giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội [các tầng lớp, các giai cấp],góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất.3.3. Chức năng tư tưởng - văn hoá.Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toànxã hội, xây dựng lối sống phổ biến trong toàn xã hội, xây dựng một trình độ vănhoá cho xã hội. Chức năng tư tưởng văn hoá của giáo dục còn được thể hiện ở chỗgiáo dục góp phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa xã hội, giữ gìn, pháthuy truyền thống và bản sắc dân tộc.Với những chức năng trên, giáo dục đã được nhìn nhận như “chiếc chìa khoáđể mở cửa vào tương lai”, là con đường quan trọng nhất để phát triển kinh tế -xãhội.Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định: “Phát triển giáo dụclà quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển, coi đầu tư cho giáo dụclà đầu tư cho sự phát triển của đất nước” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng]. Đánh giá hoạt động 1:1. Tại sao nói giáo dục có tính phổ biến, tính vĩnh hằng, tính lịch sử, tính giaicấp?2. Tại sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội?3. Chọn một phương án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây:[1] Đây là tính chất nào của giáo dục: Giáo dục tồn tại ở mọi thời đại, mọi chếđộ xã hội, gắn với nhu cầu đào tạo sức lao động cho xã hội?a. Tính phổ biếnc. Tính vĩnh hằngb. Tính lịch sửd. Tính giai cấp[2] Đây là tính chất nào của giáo dục: Giáo dục chịu sự qui định bởi các lĩnhvực khác nhau của xã hội?a. Tính giai cấpc. Tính lịch sửb. Tính dân tộcd. Tính nhân văn[3] Sự khác nhau cơ bản nhất giữa nền giáo dục của các nước được thể hiện ở:7a. Nội dung giáo dụcc. Phương pháp giáo dụcb.Truyền thống và bản sắc dân tộcd. Hình thức tổ chức giáo dục[4] Chức năng kinh tế - sản xuất của giáo dục thể hiện đầy đủ nhất ở nhiệm vụnào?a. Nâng cao dân trí.b. Đào tạo nhân lựcc. Bồi dưỡng nhân tàid. Tất cả những nhiệm vụ trênHoạt động 2: TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC HỌCNhiệm vụ của hoạt động:Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm: Đọc tài liệu và nội dung 1 của “Thôngtin cho hoạt động 2”, thảo luận trong nhóm các nội dung sau:- Đối tượng của Giáo dục học- Đặc trưng, cấu trúc của quá trình giáo dụcNhiệm vụ 2 [Tự học]: Từng cá nhân đọc “Thông tin cho hoạt động 2”, trảlời câu hỏi : Giáo dục học nghiên cứu những vấn đề gì ? Thông tin cho hoạt động 21. Đối tượng của Giáo dục họcGiáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người.Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học chính là quá trình giáo dục, một quá trìnhxã hội đặc biệt.1.1. Đặc trưng của quá trình giáo dụcQuá trình giáo dục có những đặc trưng chủ yếu sau đây:- Đó là một loại quá trình xã hội được tổ chức một cách có mục đích, có kếhoạch, hướng vào việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, hình thànhvà phát triển nhân cách người học.- Đó là quá trình, trong đó diễn ra mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữanhà giáo dục và người được giáo dục, tạo thành một loại quan hệ xã hội đặc biệtquan hệ giáo dục.- Đó là quá trình nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn các loại hình hoạt động vàgiao lưu của người được giáo dục, qua đó hình thành và phát triển nhân cách chohọ.8Như vậy, quá trình giáo dục là một quá trình xã hội hình thành nhân cách conngười, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, được thực hiện thôngqua các hoạt động giáo dục, được tiến hành trong các mối quan hệ giữa nhà giáodục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội.Quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng của Giáo dục học còn được gọi làquá trình sư phạm tổng thể hay quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Quá trình nàybao gồm hai bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục [theo nghĩahẹp]. Hai quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều thực hiện chứcnăng chung của quá trình giáo dục là hình thành nhân cách. Tuy nhiên, mỗi quátrình bộ phận lại có chức năng trội của mình.1.2. Cấu trúc của quá trình giáo dụcQuá trình giáo dục là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều thành tố có mốiquan hệ mật thiết với nhau:1.2.1. Mục đích, nhiệm vụ giáo dụcLà thành tố cơ bản, quan trọng hàng đầu, có tác dụng định hướng cho sự vậnđộng và phát triển của toàn bộ quá trình giáo dục. Toàn bộ quá trình giáo dục phảihướng vào việc thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ giáo dục đã được xácđịnh. Mục đích giáo dục được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ giáo dục1.2.2. Nội dung giáo dụcLà thành tố cơ bản, làm nên nội dung hoạt động của nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục. Nội dung giáo dục được qui định bởi hệ thống kinh nghiệm xã hộicần truyền đạt cho thế hệ trẻ.1.2.3. Phương pháp giáo dụcLà cách thức hoạt động phối hợp giữa nhà giáo dục và người được giáo dụcnhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.1.2.4. Nhà giáo dụcLà chủ thể của hoạt động giáo dục. Theo quan điểm giáo dục hiện đại, nhàgiáo dục giữ vai trò chủ đạo, là người định hướng, thiết kế, tổ chức các hoạt độnggiáo dục cho người được giáo dục.1.2.5. Người được giáo dụcVừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động giáo dục. Theo quan điểm giáodục hiện đại, người được giáo dục là nhân vật trung tâm của nhà trường.1.2.6. Kết quả giáo dục9Là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng các phẩm chất đạo đức được hìnhthành ở người học sau quá trình giáo dục. Kết quả giáo dục phản ánh một cách tậptrung nhất ở trình độ phát triển về mặt nhân cách của người được giáo dục.Các thành tố trên đây có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau vàchịu sự qui định của môi trường kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.2. Nhiệm vụ của Giáo dục họcGiáo dục học có các nhiệm vụ sau đây:- Nghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình giáo dục;- Nghiên cứu mục đích, Nội dung và phương pháp giáo dục;- Nghiên cứu các con đường và biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục;- Nghiên cứu xây dựng các lí thuyết giáo dục mới và khả năng ứng dụng củachúng vào thực tiễn giáo dục. Đánh giá hoạt động 2:Chọn 1 phương án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây:[1] Yếu tố nào dưới đây là đối tượng của Giáo dục học?a. Con ngườic. Quá trình giáo dục tổng thểb. Hoạt động giáo dụcd. Kết quả giáo dục[2] Yếu tố cơ bản nhất để phân biệt Giáo dục học với các khoa học khác là:a. Đối tượng nghiên cứuc. Nhiệm vụ nghiên cứub. Mục đích nghiên cứud. Nội dung nghiên cứu[3] Nhân tố nào dưới đây đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình giáo dục?a. Mục đích, nhiệm vụ giáo dụcc. Nhà giáo dục và người được giáo dụcb. Nội dung, phương pháp giáo dục d. Bao gồm những nhân tố trên.[4] Yếu tố có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động giáo dục là:a. Mục đích giáo dụcc. Nội dung giáo dụcb. Phương pháp giáo dụcd. Kết quả giáo dụcHoạt động 3: TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC VÀMỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁCNhiệm vụ của hoạt động: Nhiệm vụ 1: Từng cá nhân nghiên cứu tài liệu vàmục 1 của “Thông tincho hoạt động 3”, tìm hiểu các khái niệm cơ bản của Giáo dục học10Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Giáo dục học với các ngành khoahọc khác có liên quan. Thông tin cho hoạt động 31. Một số khái niệm cơ bản của Giáo dục họcNgoài đối tượng nghiên cứu ra, mỗi khoa học đều có một hệ thống các kháiniệm và phạm trù. Giáo dục học cũng có một hệ thống các khái niệm, liên hệ vớinhau tạo thành một lí thuyết chặt chẽ. Chúng ta có thể làm rõ một số khái niệm cơbản sau đây:1.1. Giáo dụcĐây là một khái niệm xuất phát, có ý nghĩa quan trọng của giáo dục học. Kháiniệm này có thể được xem xét dưới các góc độ sau đây:1.1.1. Về bản chấtGiáo dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội giữacác thế hệ.1.1.2. Về hoạt độngGiáo dục là quá trình tác động của xã hội và của nhà giáo dục đến các đốitượng giáo dục để hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách.1.1.3. Về mặt phạm viGiáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:- Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnhhưởng của tất cả các tác động [bao gồm các tác động tự giác, tích cực xen lẫn cáctác động tự phát tiêu cực, các tác động khách quan lẫn tác động chủ quan]. Đâychính là quá trình xã hội hoá con người.- Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượng giáodục xã hội nhằm hình thành ở người học các phẩm chất nhân cách. Đây chính làquá trình giáo dục xã hội.- Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là một hoạt động có kế hoạch, có nội dung và bằngphương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chức giáo dục, trong nhàtrường nhằm giúp người học phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất… Đâychính là quá trình sư phạm tổng thể.- Ở cấp độ thứ tư: Giáo dục là quá trình hình thành ở người học những phẩmchất đạo đức, những thói quen hành vi. Đây chính là quá trình giáo dục theo nghĩahẹp.11Từ các góc độ trên, có thể hiểu khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và theonghĩa hẹp như sau:- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình hình thành có mục đích, có tổ chứcnhững sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộmặt đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ cho con người.- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành ý thức, tình cảm, thái độ,các thói quen hành vi, các phẩm chất đạo đức cho con người.1.2. Dạy họcDạy học là một khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học.Hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thốngnhất. Trong đó, hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo còn hoạt động học giữ vai tròtích cực chủ động.Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tậplà cơ hội quan trọng nhất giúp cho mỗi cá nhân phát triển và thành đạt trong nềnkinh tế tri thức của thế kỉ XXI.Với sự phát triển của giáo dục hiện nay đã xuất hiện thêm một số khái niệmmới như: Giáo dục không chính qui, giáo dục suốt đời, giáo dục cộng đồng, giáodục hướng nghiệp, công nghệ dạy học...2. Mối quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khácTrong các lĩnh vực khoa học, về phương pháp luận, bên cạnh việc giới hạnlĩnh vực và đối tượng nghiên cứu phải thấy rõ mối liên hệ hữu cơ giữa một khoahọc nào đó với các khoa học có liên quan. Đối với Giáo dục học, điều này càng cóý nghĩa quan trọng hơn.Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người. Vìthế, Giáo dục học có mối liên hệ, trước hết với các ngành khoa học xã hội và nhânvăn như Triết học, Tâm lý học, Xã hội học, Đạo đức học, Mĩ học…2.1. Với Triết họcTrong mối quan hệ với Triết học thì Triết học duy vật biện chứng [triết họcMác - Lênin] là cơ sở phương pháp luận của Giáo dục học. Chúng ta có thể lấy mộtsố ví dụ để làm rõ điều này:Triết học duy vật biện chứng cho rằng, bản chất con người, trong tính hiệnthực của nó, là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Quá trình hình thành nhân cách là12quá trình con người tự chiếm lĩnh bản chất của loài người thông qua hoạt động củachính mình.Vận dụng quan điểm này vào trong Giáo dục học, đòi hỏi chúng ta muốn hìnhthành nhân cách học sinh phải tổ chức và đưa các em tham gia vào các mối quan hệxã hội đa dạng.Một ví dụ khác: Triết học duy vật biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan vận động và phát triển dưới ảnh hưởng của những yếu tốbên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định, cònyếu tố bên ngoài giữ vai trò điều kiện. Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng đạthiệu quả tối ưu khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài.Vận dụng quan điểm này vào trong Giáo dục học đòi hỏi chúng ta, trong quátrình giáo dục phải nhấn mạnh yếu tố tự giáo dục, yếu tố tự giác, tích cực của họcsinh [yếu tố bên trong] đồng thời không coi nhẹ tác động của nhà giáo dục, củathầy cô giáo [yếu tố bên ngoài].2.2. Với Xã hội họcXã hội học chỉ ra những đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ảnhhưởng của chúng đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người, giúp Giáo dụchọc giải quyết những vấn đề về mục tiêu, Nội dung giáo dục, tác động qua lại giữanhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục.2.3. Với Tâm lí họcTâm lí học có vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu những vấn đề củaGiáo dục học. Đặc biệt Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm được coi là cơsở để ứng dụng hợp lý nội dung, phương pháp giáo dục.2.4. Với Sinh lý họcSinh lý học liên quan chặt chẽ với Giáo dục học, được coi là cơ sở tự nhiêncủa Giáo dục học. Sinh lý học nghiên cứu con người như một thực thể tự nhiên sinhhọc. Nó cung cấp các dữ liệu về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, các kiểuloại hình thần kinh, sự phát triển của các cơ quan cảm giác, vận động trong cơ thểngười qua các thời kỳ lứa tuổi khác nhau. Đó là cơ sở khoa học của Giáo dục họctrong việc nghiên cứu quá trình giáo dục trẻ em.Ngoài ra, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ và sựthâm nhập của chúng vào trong giáo dục nên Giáo dục học còn có mối liên hệ vớiĐiều khiển học, Tin học…13 Đánh giá hoạt động 3:1. Phân biệt khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và khái niệm giáo dục theonghĩa hẹp.2. Chọn 1 phương án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây:[1] Khoa học nào dưới đây được coi là cơ sở để ứng dụng hợp lý các nộidung, phương pháp giáo dục?a. Tâm lý học đại cươngc. Xã hội họcb. Tâm lý học lứa tuổi và sư phạmd. Sinh lý học[2] Trong các khoa học sau đây, khoa học nào là cơ sở phương pháp luận củaGiáo dục học ?a. Triết học Mác-Lê ninc. Tâm lý họcb. Sinh lý họcd. Điều khiển họcHoạt động 4: [Tự học]: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO DỤC HỌCNghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về các phương pháp của Giáo dục học Thông tin cho hoạt động 4Phương pháp nghiên cứu Giáo dục học là hệ thống cách thức mà các nhà khoahọc sử dụng để khám phá bản chất và các qui luật của quá trình giáo dục, nhằm ứngdụng chúng vào thực tiễn cuộc sống.Có thể chia thành ba nhóm phương pháp nghiên cứu Giáo dục học:1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyếtNhóm này bao gồm các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh, phânloại, hệ thống hoá, khái quát hoá, mô hình hoá, giả thuyết.Nghiên cứu khoa học giáo dục có thể bắt đầu từ việc thu thập các thông tin vềquá trình giáo dục từ các nguồn tài liệu như sách chuyên khảo, tạp chí khoa học,văn kiện, tài liệu lịch sử, thông tin trên mạng internet…Các thông tin, tài liệu nàyđược phân tích, so sánh, phân loại, hệ thống hoá, tổng hợp và khái quát để rút ranhững thông tin mới, những kết luận mới.Nghiên cứu một sự kiện giáo dục phức tạp người ta có thể tiến hành bằng việcđề xuất và chứng minh một giả thuyết. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là đi từ giảthuyết, từ các thông tin có tính giả định làm tiền đề để suy diễn, chứng minh mộtluận đề rút ra tri thức mới, như vậy giả thuyết trở thành phương pháp nghiên khoahọc quan trọng.14Ngoài ra, nghiên cứu các hiện tượng giáo dục phức tạp còn có thể tiến hànhbằng việc xây dựng các mô hình lý thuyết. Dựa trên các mô hình lý thuyết các nhàkhoa học khám phá bản chất và quy luật của các hiện tượng giáo dục.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễnNhóm này bao gồm các phương pháp nghiên cứu sau đây:- Quan sát giáo dục: là quá trình tri giác các đối tượng giáo dục. Quan sát cóthể tiến hành trực tiếp hay gián tiếp với một chương trình chủ động nhằm phát hiệnnhững biến đổi và các xu hướng phát triển của các đối tượng giáo dục trong nhữngđiều kiện cụ thể, từ đó phân tích nguyên nhân và rút ra kết luận khoa học về cácđối tượng đó.- Điều tra giáo dục: là quá trình khảo sát đối tượng nghiên cứu một cách hệthống trên một diện rộng, nhằm xác định sự phân bố của chúng về mặt định tính vàđịnh lượng để xác định đặc điểm và quy luật phát triển của các đối tượng.- Nghiên cứu sản phẩm giáo dục: là phương pháp phân tích các thành quả hoạtđộng của giáo viên và học sinh trong nhà trường để phát hiện trình độ nhận thức,phương pháp và chất lượng hoạt động của họ, từ đó tìm giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục.- Thực nghiệm sư phạm: là phương pháp nghiên cứu chứng minh tính chânthực của một giả thuyết giáo dục. Trên cơ sở giải thuyết với những yếu tố mới,những điều kiện khác thường, các nhà khoa học đưa vào thử nghiệm trong thựctiễn. Giả thuyết được khẳng định có nghĩa là lý thuyết được xác lập có thể ứngdụng vào thực tiễn.- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục: là phương pháp phân tích nhữngthành tựu hay thất bại của một sự kiện giáo dục trong một thời điểm, ở một địaphương nào đó để tìm ra nguyên nhân, những kết luận về các sự kiện đó.- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của đội ngũchuyên gia có trình độ cao để đánh giá một công trình khoa học giáo dục hay phântích một sự kiện nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho sự kiện giáo dục đó.3. Các phương pháp toán họcTrong nghiên cứu khoa học giáo dục, các phương pháp toán học được sử dụngrộng rãi nhằm xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp phỏng vấn, điều trabằng phiếu hỏi và thực nghiệm sư phạm, giúp cho việc đánh giá các kết quả khảosát, thực nghiệm, nâng cao độ tin cậy của các kết luận khoa học.15 Đánh giá hoạt động 4:Chọn 1 phương án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây:[1] Phương pháp mô hình hoá thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu nào dướiđây?a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyếtb. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễnc. Nhóm phương pháp toán họcd. Không thuộc nhóm nào trong các nhóm phương pháp trên[2] Đây là phương pháp nghiên cứu nào: “là phương pháp nghiên cứu chứngminh tính chân thực của một giả thuyết giáo dục”?a. Phương pháp giả thuyếtb. Phương pháp thực nghiệm sư phạmc. Phương pháp điều trad. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục[3] Phương pháp điều tra giáo dục thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu nàodưới đây?a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyếtb. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễnc. Các phương pháp toán họcd. Không thuộc nhóm nào trong các nhóm phương pháp trên[4] Các phương pháp nghiên cứu nào có ưu điểm là làm tăng độ tin cậy củacác kết quả nghiên cứu?a. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyếtb. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễnc. Các phương pháp toán họcd. Tất cả các phương pháp trênThông tin phản hồi cho các hoạt độngThông tin phản hồi cho hoạt động 1:1. Giáo dục có tính phổ biến, tính vĩnh hằng, tính lịch sử, tính giai cấp vì:- Có con người là có giáo dục.- Giáo dục tồn tại ở tất cả các chế độ xã hội, thể chế chính trị, trong mọithời đại, mọi giai đoạn lịch sử- Giáo dục một mặt phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi16trình độ phát triển của lịch sử. Mặt khác, nó lại tác động tích cực vào sự phát triểncủa lịch sử.- Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như một công cụ để duytrì và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị2. Tại sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội?Dựa vào các chức năng của giáo dục: chức năng kinh tế - sản xuất, chứcnăng tư tưởng - văn hoá, chức năng chính trị - xã hội để phân tích, lý giải.3. Phương án đúng:[1] a[2] c[3] b[4] bThông tin phản hồi cho hoạt động 2:Phương án đúng:[1] c[2] a[3] c[4] aThông tin phản hồi cho hoạt động 3:1. Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp:- Theo nghĩa rộng: Sự hình thành có mục đích, có tổ chức những sức mạnhthể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức, thịhiếu thẩm mỹ cho con người.- Theo nghĩa hẹp: Bao gồm các quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoahọc của thế giới quan, các phẩm chất đạo đức.2. Phương án đúng:[1] b[2] aThông tin phản hồi cho hoạt động 4:Phương án đúng:[1] a[2] b17[3][4]bc18Chủ đề 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH[3 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận] Mục tiêu:Sau khi học xong chủ đề này người học có thể:- Trình bày được khái niệm con người, nhân cách, sự hình thành và phát triểnnhân cách.- Phân tích được vai trò của các yêu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạtđộng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.- Có thái độ đúng đắn trong việc đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởngđến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Các nội dung chính:Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, SỰ HÌNHTHÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCHNhiệm vụ của hoạt động 1:Nhiệm vụ 1: Đọc mục 1 của “Thông tin cho hoạt động 1” và thảo luậntrong nhóm các quan niệm khác nhau về con người, chỉ ra được quan niệm đúngđắn, khoa học và biện chứng nhất về con ngườiNhiệm vụ 2: Từng cá nhân đọc mục 2 của “Thông tin cho hoạt động 1”,tìm hiểu khái niệm nhân cách dưới góc độ Giáo dục học, khái niệm sự hình thànhvà phát triển nhân cách.Nhiệm vụ 3 : Đại diện các nhóm và một số cá nhân trình bày trước lớp cácnội dung đã nghiên cứu, thảo luận. Thông tin cho hoạt động 11. Khái niệm con người, nhân cách1.1. Khái niệm con người1.1.1. Các quan niệm về con ngườiTừ trước đến nay con người là đối tượng quan tâm của nhiều ngành khoa họckhác nhau. Nguồn gốc, bản chất, lý do, mục đích tồn tại của con người là đề tài đấutranh gay gắt giữa các trường phái khác nhau trong Triết học, Tâm lý học, Giáo dụchọc.19Thời kỳ cổ đại, do trình độ sản xuất còn thấp, khoa học chưa phát triển, conngười còn quá lệ thuộc vào tự nhiên nên không lý giải một cách khoa học bản chất,nguồn gốc của con người. Trong triết học cổ đại xuát hiện trường phái "bất khả tri",xem con người là một tồn tại thần bí, không thể hiểu nổi.Quan điểm duy tâm, với nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng đều gặp nhau ởmột điểm, đó là con người do thượng đế sinh ra. Từ đó, họ cho rằng bản chất conngười là cái được thượng đế sắp đặt sẵn. Với quan niệm này thì con người bất lựctrước chính mình, vì tất cả đều phụ thuộc vào sức mạnh bên ngoài. Đây là quanniệm sai lầm.Về sau, trên cơ sở phát triển của khoa học tự nhiên [nhất là của Sinh học ở thếkỷ 19] đã làm xuất hiện những quan điểm duy vật về con người. Tuy nhiên việc lýgiải bản chất con người vẫn mang tính chất siêu hình.Như vậy, các quan niệm trên đây đều duy tâm, siêu hình, chưa lý giải mộtcách khoa học nguồn gốc, bản chất của con người.1.1.2. Quan niệm của Mác - Ănghen về con ngườiDựa trên thành tựu mới về sinh học thế kỷ 19 và đứng trên quan điểm duy vậtbiện chứng, Mác - Ănghen đã nhìn nhận con người trong tiến trình phát triển, tiếnhoá của loài và sự phát triển của lịch sử - xã hội. Hai ông cho rằng, con người vừalà thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Là thực thể tự nhiên, con người chịu sựchi phối của các quy luật tự nhiên. Còn là thực thể xã hội, con người chịu sự chiphối của các quy luật xã hội.Dưới các góc độ khác nhau, con người có các tên gọi khác mhau. Khi conngười đại diện của loài được gọi là cá thể; khi con người là thành viên của xã hộiđược gọi là cá nhân; khi con người là chủ thể của hoạt động được gọi là nhân cách.1.2. Khái niệm về nhân cáchXung quanh khái niệm nhân cách có nhiều định nghĩa khác nhau. Dưới góc độGiáo dục học, nhân cách là những mặt, những thuộc tính, những phẩm chất có ýnghĩa xã hội của con người. Khi mới sinh ra, con người chưa có nhân cách. Nhâncách chỉ được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các mối quan hệxã hội bằng chính hoạt động của mình. Với ý nghĩa đó, nhân cách được xem là“sản phẩm muộn” trong quá trình phát triển của con người.20Nhân cách có cái chung của loài người nhưng cũng có cái riêng của cá nhân.Ở nước ta, khi nói đến nhân cách, người ta thường cho đó là sự thống nhất giữa cácmặt phẩm chất và năng lực [đức- tài] trong mỗi con người.2. Khái niệm về sự phát triển nhân cáchĐể có nhân cách con người cần đạt tới trình độ phát triển tâm lý nhất định vàphải có khả năng coi mình như một “thực thể trọn vẹn duy nhất” khác với ngườikhác. Việc con người trở thành nhân cách và hoàn thiện nó trong quá trình sốngcũng như do kết quả của sự phát triển và giáo dục được gọi là sự hình thành nhâncách. Sự hình thành nhân cách được bắt đầu từ lúc con người sinh ra và diễn ramạnh mẽ trong thời kỳ thơ ấu, thiếu niên, thanh niên và đạt tới sự ổn định tươngđối ở lứa tuổi trưởng thành.Nhân cách của con người được hình thành, phát triển trong quá trình sống, họctập, lao động, giao lưu, vui chơi, giải trí và theo quy luật lĩnh hội các di sản văn hoávật chất - tinh thần do các thế hệ trước để lại trong công cụ lao động, trong nhữngtác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Mặt khác, chính bằng các hoạt động xã hộimà con người ngay từ tấm bé đã dần dần lĩnh hội nội dung loài người chứa đựngtrong các mối quan hệ xã hội có liên quan tới hoạt động của họ. Lênin đã nói mộtcách hình ảnh rằng, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức củaxã hội mà nó là thành viên. Chính nhờ các mối quan hệ với thế giới tự nhiên, thếgiới đồ vật do các thế hệ tạo ra và các mối quan hệ xã hội mà con người gắn bó vớinhau, nhân cách được hình thành và phát triển.Sự phát triển nhân cách bao gồm các mặt sau đây:- Phát triển về mặt thể chất [thể năng]Thể chất, thể hình phải thống nhất về thể năng [theo các chỉ số sinh lý].Những yêu cầu quan trọng nhất về thể năng cần được xem xét từ quan điểm nhânlực, lao động xã hội và tuổi thọ, đó là: Có khả năng lao động, làm việc với nhịp độcao, chính xác; Cân bằng, linh hoạt trong các dạng hoạt động khác nhau [lao động,sinh hoạt, giải trí, giao tiếp...]; Chịu đựng và chế ngự được tình trạng căng thẳng,quá tải [stress]; Có những khả năng tâm- sinh lý giúp con người thích ứng với cácnhân tố địa lý, môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, môi trường văn hóa, môitrường sản xuất - dịch vụ; Sức khỏe và tuổi thọ cao.- Phát triển về mặt tâm hồn, tình cảm [tâm năng]Đây là sự phát triển hài hòa của ý chí, tình cảm, thái độ và định hướng giá trị.21+] Những phẩm chất, tình cảm, thái độ quan trọng là: Tình cảm đạo đức có cơsở là truyền thống dân tộc; Thái độ, hành vi chấp hành pháp luật và những quy ướccủa cộng đồng quốc tế; Lối sống có văn hóa...+] Những phẩm chất ý chí: Ý chí vươn lên; Kiên quyết chống các tệ nạn xãhội và thiên tai; Nỗ lực bảo vệ tài nguyên; Ý chí tự hoàn thiện...- Phát triển về mặt trí tuệ [trí năng]Cần phát triển năng lực trí tuệ chung, đó là:+] Tri thức và kỹ năng kinh tế- công nghiệp;+] Văn hóa học tập và giao tiếp công nghiệp;+] Hiểu biết về hành chính, luật pháp, quản lý;+] Khả năng dự báo, đánh giá và phê phán;+] Tư duy và hoạt động sáng tạo;+] Nhãn quan quốc tế và tầm suy nghĩ vũ trụ;+] Phát hiện và giải quyết vấn đề;+] Hiểu biết liên văn hóa và xuyên văn hóa;+] Nhận thức bản ngã và tự đánh giá đầy đủ, đúng đắn...Như vậy, sự phát triển nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sứcmạnh thể chất và tinh thần, các sức mạnh bản chất của con người. Đó không chỉ làsự biến đổi về lượng mà trước hết là những biến đổi về chất trong mỗi một conngười. Đánh giá hoạt động 1:Chọn 1 phương án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây:[1] Những biến đổi về quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu được xemlà sự phát triển về phương diện nào của nhân cách ?a.Thể chấtb. Xã hộic.Tâm lýd. Bao gồm các mặt nói trên[2] Khi nào con người được xem là một nhân cách ?a. Đại diện cho loàib. Chủ thể hoạt động và giao lưuc Thành viên xã hộid. Những điều nói trên đều không đúng.Hoạt động 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNHVÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI22Nhiệm vụ của hoạt động 2: Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm: Đọc tài liệu và mục “Thông tin cho hoạtđộng 2”, thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau đây:Tại sao nói di truyền giữ vai trò tiền đề đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách?- Từ vai trò của di truyền có thể rút ra kết luận sư phạm gì ?- Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm: Thảo luận trong nhóm các vấn đề sauđây:- Tại sao nói môi trường giữ vai trò điều kiện cho sự hình thành và phát triểnnhân cách?- Từ vai trò của môi trường có thể rút ra kết luận sư phạm gì ? Nhiệm vụ 3: Đọc tài liệu, trao đổi trong nhóm câu hỏi: Tại sao nói giáo dụcgiữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Nhiệm vụ 4: Từng cá nhân đọc tài liệu, phân tích tại sao nói hoạt động vàgiao lưu là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Nhiệm vụ 5: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm và một số cá nhân trìnhbày trước lớp các nội dung đã nghiên cứu, thảo luận. Thông tin cho hoạt động 2Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố, trong đó có nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Các yếu tố này tác động đếncon người không phải song song với nhau, có giá trị như nhau và độc lập với nhau.Vì vậy, cần phải xem xét một cách đúng đắn khách quan và khoa học các tác độngcủa từng yếu tố trong công tác giáo dục.1. Yếu tố di truyền1.1. Khái niệm di truyềnDi truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống thế hệtrước, đó là sự truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau những phẩm chất và nhữngđặc điểm sinh học nhất định đã được ghi lại trong chương trình gen [cấu tạo cơ thể,loại hình thần kinh, các tư chất…].23Nhờ di truyền mà các đặc điểm của loài được giữ lại, được phát triển và hoànthiện theo con đường tiến hoá tự nhiên. Có một số thuộc tính sinh học có ngay từkhi đứa trẻ sinh ra gọi là những thuộc tính bẩm sinh.1.2. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cáchTheo quan điểm duy vật biện chứng, bẩm sinh di truyền giữ vai trò tiền đềquan trọng cho sự phát triển nhân cách, bởi lẽ muốn hình thành, phát triển đượcnhân cách trước hết phải có con người bằng xương, bằng thịt do di truyền mang lại.Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người [được biểuhiện dưới dạng các tư chất, năng lực], tạo khả năng cho người đó hoạt động có kếtquả trong một số lĩnh vực nhất định [như trong âm nhạc, hội hoạ, toán học...].Quan điểm này đã khẳng định những gì cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻđã tiềm ẩn trong bản thân đứa trẻ. Giáo dục chỉ làm cho những khả năng tiềm ẩn đótrở thành hiện thực.Tuy nhiên, di truyền không thể quyết định những giới hạn tiến bộ xã hội củacon người. Các phẩm chất xã hội trong con người khi mới sinh ra chưa có. Nhữngphẩm chất đó chỉ có thể có được trong quá trình hoạt động và giao lưu với ngườikhác. Các thuộc tính tâm lý phức tạp như ý thức, thế giới quan, tình cảm, các phẩmchất đạo đức không có trong chương trình di truyền. Ở mỗi người quá trình hìnhthành nhân cách được diễn ra trong điều kiện độc đáo, không lặp lại.Mặt khác, các tư chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh vực hoạtđộng hết sức rộng rãi, bao quát. Nó chỉ là điều kiện để sau này thực hiện có kết quảmột hoạt động cụ thể nào đó mà bản thân con người lựa chọn. Sự phát triển các tưchất, tài năng ở dạng này hay dạng khác phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như hoàncảnh sống, điều kiện giáo dục, hoạt động của cá nhânVí dụ, hiện nay có một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người có tài quacác thế hệ. Điều đó không chỉ là được di truyền những tư chất nhất định mà còn doở các gia đình này trẻ em được sống và giáo dục trong một môi trường thuận lợi,được sớm tham gia vào hoạt động để tạo nên tài năng đó.Từ đó, trong công tác giáo dục, nhà giáo dục phải quan tâm đúng mức đếnviệc phát huy hết những tư chất, năng lực vốn có ở học sinh để phát triển, bồidưỡng tài năng. Đồng thời phải có biện pháp giáo dục đúng đắn để bù đắp nhữngthiệt thòi, khiếm khuyết ở trẻ do bẩm sinh, di truyền mang lại. Cần đánh giá đúng24dắn vai trò của yếu tố di truyền, không xem nhẹ cũng không tuyệt đối hoá, để tránhnhững sai lầm trong nhận thức, cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục.2. Yếu tố môi trường2.1. Khái niệm môi trườngCùng với yếu tố di truyền, trong quá trình phát triển, để trở thành nhân cách,con người còn chịu ảnh hưởng của môi trường sống.Môi trường được hiểu là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể cảcác điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt độngcủa con người. Người ta phân biệt hai loại môi trường: môi trường tự nhiên và môitrường xã hội.- Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lí - sinh thái. Môi trường tự nhiên cóảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất. Vị trí địa lí tự nhiên và môi trường địalí kinh tế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và hoạt động của con người.- Môi trường xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữacác cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể.Môi trường xã hội được phân chia thành môi trường lớn [tổ chức nhà nước,thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật, các quan hệ xã hội], môi trường nhỏ trực tiếpbao quanh đứa trẻ [gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè].Khi nói ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách,Giáo dục học chủ yếu nhấn mạnh đến môi trường xã hội, vì chỉ trong môi trường xãhội con người mới có thể phát triển những tư chất người như ngôn ngữ, tư duy,dáng đi thẳng...2.2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cáchSự hình thành và phát triển nhân cách được diễn ra trong một môi trường nhấtđịnh, môi trường là yếu tố điều kiện đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.Môi trường là “thao trường” để đứa trẻ thể nghiệm những khả năng di truyền củamình, là nơi góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện chohoạt động giao lưu của cá nhân mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinhnghiệm xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình.Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thànhvà phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm, thái độ của cánhân đối với các ảnh hưởng đó [tiếp thu, chấp nhận hay phản đối] cũng như tuỳthuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường25

Video liên quan

Chủ Đề