Sinh viên ngành tài chính ngân hàng cần có những phẩm chất đạo đức gì

Muốn trở thành một nhân viên ngân hàng giỏi và thành công, bạn cần có những tố chất và kĩ năng cần thiết. Đặc biệt là 8 tố chất quan trọng dưới đây.

Tài chính ngân hàng hiện nay đang là một ngành học HOT và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Tuy nhiên, ngành Ngân hàng cũng đòi hỏi người học phải sở hữu những tố chất đặc biệt mới có thể làm việc hiệu quả và đạt đến thành công.

Học tốt các môn tự nhiên

Điều này rất dễ hiểu bởi làm trong ngành ngân hàng nghĩa là bạn thường xuyên tiếp xúc với những con số và các phép tính. Khả năng tính toán cộng với tư duy logic và trí nhớ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.

Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà khâu “đầu vào” của các cơ sở đào tạo Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng thường chọn các học sinh khối A [Toán, Lý, Hoá]. Nếu bạn muốn làm việc trong ngân hàng mà còn kém một chút về các môn tự nhiên, hãy cố gắng ngay từ bây giờ nhé.

Trung thực, thật thà

Bất cứ công việc nào, ngành nghề nào cũng đều cần tính trung thực. Đối với ngành ngân hàng đòi hỏi này lại càng thật sự là yêu cầu tiên quyết. Hãy tưởng tượng xem ngày nào bạn cũng “ngồi trên cả núi tiền” và nếu trong đầu bạn xuất hiện suy nghĩ “tư lợi” chút chút thôi thì... hậu quả đã thật khó lường.

Hơn nữa, trong hoạt động ngân hàng, bạn sẽ phải tiếp xúc hàng ngày với khách hàng, với tiền bạc, với các đối tác [đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại]. Tất nhiên, sẽ có không ít những “lời đề nghị riêng tư” gửi tới bạn kèm theo những khoản thoả thuận vô cùng hấp dẫn. Vì thế nếu ai đó kém trung thực sẽ gặp không ít các khó khăn trong quá trình làm việc và tất nhiên rất khó để thành công.

Xem ngay: Bật mí kinh nghiệm vàng để trở thành nhân viên tín dụng xuất sắc

Cần cù, cẩn trọng và tỉ mỉ

Nếu bạn là người cẩu thả và đãng trí, hãy suy tính kỹ lưỡng trước khi chọn nghề ngân hàng. Bởi chỉ một sai sót nhỏ về con số có thể đẩy bạn vào vấn đề của một số tiền khổng lồ và hàng tá những rắc rối khác. Có khi cả sự nghiệp của bạn và bao nhiêu người khác cũng bị phá hỏng chỉ vì “lầm lẫn nhỏ” đó.

Vì vậy, cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối luôn phải là tôn chỉ hoạt động của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Chỉ cần một sai sót nhỏ bạn sẽ phải đối mặt với hàng tá vấn đề

Thành thạo tin học

Ngày nay, máy tính đã đi vào mọi ngõ ngách trong công việc hàng ngày ở bất cứ ngành nghề nào. Đối với hoạt động ngân hàng, yêu cầu này lại càng cần thiết.

Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Không có khả năng này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Thậm chí trong một số nghiệp vụ, nếu không sử dụng được máy tính thì sẽ không làm việc được.

Khả năng ngoại ngữ

Làm việc trong ngân hàng nghĩa là bạn có khả năng phải tiếp xúc với người nước ngoài một cách thường xuyên, và đi kèm với nó là các hợp đồng, ký kết... Vì thế, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế, tài chính không chỉ còn là điều kiện hỗ trợ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu với nhân viên ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Quan trọng như vậy, nên khi bạn thi tuyển vào các ngân hàng, hầu hết đều có một vòng tuyển bắt buộc là thi tuyển về ngoại ngữ.

Năng lực giao tiếp

Năng lực giao tiếp được đặc biệt coi trọng với một nhân viên ngân hàng giỏi giang. Năng lực giao tiếp của nhân viên ngân hàng là khả năng thể hiện mình, biết tiến, lui đúng lúc trong quá trình giao dịch, đàm phán với đối tác, nhạy cảm, nắm bắt nhanh ý đồ của đối tác, nhẹ nhàng, mềm mỏng và kiên quyết khi cần thiết để thuyết phục đối tác.

Bạn cũng nên nhớ rằng năng lực này cần được rèn luyện thường xuyên, kết hợp với một vốn văn hoá nền phong phú và kiến thức chuyên môn vững chắc.

Xem thêm: Kiến thức cần thiết để trở thành một giao dịch viên ngân hàng giỏi

Có khả năng giao tiếp

Khả năng sức khoẻ

Cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, sức khoẻ là đòi hỏi thiết yếu với những người làm việc trong ngành ngân hàng. Bạn cần có sức bền lớn, khả năng chịu đựng dẻo dai và một thần kinh tuyệt vời.

Công việc trong ngành ngân hàng thường căng thẳng về thời gian và phải chịu áp lực lớn, đặc biệt trong những đợt “cao điểm” như đầu hoặc cuối năm...

Nếu bạn không có sức khoẻ tốt, thần kinh không vững, bạn sẽ rất dễ lâm vào tình trạng suy nhược. Bởi vì bạn là mắt xích trong một dây chuyền nên những vấn đề như thế làm ảnh hưởng không chỉ tới hiệu quả làm việc của bạn mà cả những người xung quanh.

Khả năng rèn luyện bản thân

Cuối cùng, không ai sinh ra đã có đầy đủ phẩm chất cần thiết cho sự thành đạt của mình. Khi mới sinh ra, bạn có thể đã mang trong mình một vài phẩm chất đặc biệt như đầu óc thông minh hơn người, chân tay nhanh nhẹn... Nhưng cả những tố chất thiên phú ấy cũng chỉ có thể giúp ích cho bạn sau này nếu được qua quá trình rèn luyện của bản thân bạn. Thực tế đã chứng minh, ở không ít các thiên tài, danh nhân, rất nhiều phẩm chất là do chính rèn luyện mà có.

Và, có được nghị lực rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết chính là phẩm chất đáng quý nhất của con người.

Trên đây là toàn bộ những yếu tố vô cùng quan trọng để trở thành 1 nhân viên ngân hàng đỉnh. Hy vọng sẽ giúp các bạn đạt được những thành công trong công việc của riêng mình.

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Sáng ngày 9/7, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Nâng cao đạo đức cán bộ ngân hàng thông qua bộ chuẩn mực đạo đức”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Đào Minh Phúc - Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng - nhìn nhận: “Nghiệp vụ ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro từ việc gửi tiền, từ việc cho vay, và từ dịch vụ thanh toán hộ khách hàng. Trong đó, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng và hậu quả của rủi ro đạo đức lại do người gửi tiền và chính ngân hàng phải gánh chịu. Thống kê cho thấy có tới 52/63 tỉnh, thành tại Việt Nam đã xảy ra các vụ án liên quan đến rủi ro đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng”.

Do đó, ngân hàng phải bằng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, quản trị và xử lý các rủi ro phát sinh bảo đảm hoạt động an toàn, trôi chảy và hiệu quả. Có quản trị tốt rủi ro, ngân hàng kinh doanh mới có lãi, mới là nơi để khách hàng tin tưởng, “chọn mặt gửi vàng”.

“Người làm ngân hàng cần phải ý thức rõ được đặc thù nghề nghiệp của nghề ngân hàng, để hiểu và tuân thủ những yêu cầu, quy định khắt khe của ngành, trong đó rất quan trọng là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”, PGS,TS. Đào Minh Phúc nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Chí Thành - Trưởng ban công tác hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cho biết, người làm ngân hàng phải tuân theo những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức. Để nêu cao những phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng, xây dựng hình ảnh đẹp của ngân hàng đối với xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng đã ban hành Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa, giảm thiểu các vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức nghề nghiệp cán bộ ngân hàng.

Ông Nguyễn Chí Thành - Trưởng ban công tác hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - chia sẻ tại hội thảo

Bộ Chuẩn mực gồm 6 chuẩn mức đạo đức và 2 nhóm quy tắc ứng xử. Trong đó, 6 chuẩn mực đạo đức bao gồm:

Tính tuân thủ: Yêu cầu bắt buộc hàng đầu mà người cán bộ ngân hàng phải luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc như tuân thủ pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác; Tuân thủ quy trình nghiệp vụ chung của Ngân hàng Nhà nước, của riêng từng ngân hàng. Không làm tắt, không bỏ khâu nào trong quy trình nghiệp vụ để tránh xảy ra sai sót.

Sự cẩn trọng: Cùng với tính tuân thủ, cẩn trọng mọi công việc là yêu cầu không thể thiếu, nhằm tránh sai sót, gây hậu quả khó lường. Làm ngân hàng không cho phép sự liều lĩnh, mạo hiểm, cần sự chắc chắn. Chắc chắn trong từng khâu, làm khâu nào chắc khâu ấy.

Sự liêm chính: Đây là yêu cầu đối với mọi ngành nghề; song đối với đặc thù của nghề ngân hàng - gắn với tiền, càng đòi hỏi người cán bộ ngân hàng phải rèn luyện phẩm chất này, phải kiên định, bản lĩnh, tránh sự cám dỗ của đồng tiền.

Sự tận tâm và chuyên cần: Có tận tâm chuyên cần mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ, mới không ngừng nâng cao được năng lực của bản thân, ngày càng tinh thông nghiệp vụ, từ đó càng đam mê, yêu nghề, gắn bó với nghề và cống hiến được nhiều nhất cho nghề. Có chu đáo, tận tâm trong quan hệ với khách hàng mới tạo ra chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, chiếm được lòng tin của khách hàng.

Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng: Đây là yêu cầu mới đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của bối cảnh công nghệ ngân hàng đang phát triển nhanh, mô hình hoạt động của ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số ứng dụng công nghệ mới. Cần có tinh thần sẵn sàng thay đổi, tiếp thu cái mới, mạnh dạn đổi mới sáng tạo cả trong tư duy và phong cách làm việc. Cùng đó, áp lực cạnh tranh gia tăng, cán bộ ngân hàng cần nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện, môi trường xung quanh.

Ý thức bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng là trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, vì lộ lọt thông tin có thể gây tổn hại đến tài sản, thương hiệu, uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Trong thời đại mà thông tin, dữ liệu là nguồn tài nguyên quý báu như hiện nay, yêu cầu về bảo mật thông tin của khách hàng, của ngân hàng và của chính từng người trở nên hệ trọng và cấp thiết.

Hai quy tắc ứng xử là:

[1] Ứng xử trong nội bộ: Gồm ứng xử của cán bộ cấp dưới với cấp trên, cán bộ cấp trên với cấp dưới và đồng cấp với nhau;

[2] Ứng xử với bên ngoài: Với khách hàng và đối tác bên ngoài. Thái độ, phong cách, tác phong làm việc và giao tiếp trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài thể hiện tính lịch sự và chuyên nghiệp của người cán bộ ngân hàng. Nó tạo ra không khí làm việc nghiêm túc, tạo môi trường làm việc lành mạnh, giúp cho bộ máy ngân hàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài vận hành trôi chảy, thúc đẩy ngân hàng phát triển theo tầm nhìn chiến lược của ngân hàng, đáp ứng mọng đợi, kỳ vọng của nhân viên cũng như của khách hàng, của xã hội.

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Chí Thành, sau một thời gian triển khai, Bộ Chuẩn mực đã thu hút được sự quan tâm của các ngân hàng, các cán bộ ngân hàng và phần nào đã thực sự đi vào cuộc sống. Hiệp hội Ngân hàng và Trường Đào tạo Vietcombank cũng đã phối hợp số hóa thành công Bộ Chuẩn mực thành giáo trình đào tạo tạo trực tuyến [e-learning] để đưa vào giảng dạy cho cán bộ, nhân viên toàn ngành.

Tham gia ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo ngân hàng đều nhìn nhận Bộ Chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và xã hội, nhiều đơn vị đào tạo của các ngân hàng đều đưa Bộ Chuẩn mực vào chương trình đào tạo cho cán bộ.

Bà Lê Vân Trinh - Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank - đánh giá Bộ Chuẩn mực được xây dựng từ thực tiễn và nhu cầu của ngành Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ Chuẩn mực được đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và được xây dựng hết sức nghiêm túc, bài bản. Đi cùng với việc xây dựng Bộ Chuẩn mực, công tác truyền thông cũng đã được chú trọng một cách chuyên nghiệp. Đây là sáng tạo của Hiệp hội Ngân hàng trong hoạt động ngân hàng.

Đồng tình với bà Lê Vân Trinh, TS. Phạm Thu Thủy - Phó trưởng Khoa Ngân hàng của Học viện Ngân hàng - cho biết thêm, Khoa Ngân hàng đã đưa Bộ Chuẩn mực vào nội dung giảng dạy và cho rằng các ngân hàng khi tuyển dụng nhân sự có thể đưa nội dung của Bộ Chuẩn mực vào các nội dung thi tuyển.

Kết luận buổi Hội thảo, PGS, TS. Đào Minh Phúc khẳng định Hội thảo đã nhận được sự chia sẻ ý nghĩa từ các chuyên gia để hiểu rõ về quá trình xây dựng và ban hành Bộ Chuẩn mực, cũng như những đánh giá thực tiễn từ quá trình triển khai trong 2 năm vừa rồi ở các ngân hàng thương mại, trường đại học trong cả nước. 

Đặc biệt các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra nhiều đề xuất có giá trị nhằm đưa Bộ Chuẩn mực vào công tác đào tạo cũng như áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng thời gian tới nhằm phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ nâng cao đạo đức cán bộ ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề