Giáo an Hóa 10 theo phương pháp mới

GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10ÔN TẬP ĐẦU NĂM [2 tiết]I-Mục tiêu bài học :1.Kiến thức : Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 và 9* Các khái niệm về nguyên tử, nguyên tố và hóa trị.* Các công thức tính các đại lượng hóa học: mol, thể tích, khối lượng, tỉ khối.*Định nghĩa dung dịch.* Các loại nồng độ.* Sự phân loại các hợp chất vô cơ.* Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các dạng bài tập:* Cấu tạo nguyên tử.* Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất.* Tìm số mol, thể tích, khối lượng.* Nồng độ dung dịch.* Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử.3. Thái độ:- Thích thú môn hóa học. Nghiêm túc trong học tập.II. Phương pháp giảng dạy :-Vấn đáp kết hợp với sử dụng bài tậpIII. Tiến trình lên lớp:1.Ổn định lớp: sĩ số học sinh.2.Thiết kế bài học:Hoạt động của giáo viên và học sinhHoạt động 1:Nội dung1.Nguyên tử:- GV yêu cầu 1 HS nêu khái niệm và thành phầncấu tạo nguyên tử.- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên cácchất.- Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 phần: lớp vỏmang điện tích âm và hạt nhân mang điện tíchdương.• Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm có: hạtproton [p] mang điện tích dương và hạtnơtron không mang điện. Khối lượng hạtproton = khối lượng hạt nơtron.• Lớp vỏ có 1 hay nhiều electron [e] mangđiện tích âm.• Khối lượng electron nhỏ hơn khối lượngproton là 1836 lần.-GV giải thích cho HS hiểu cách tính khối lượng -Khối lượng nguyên tử được coi như là khốinguyên tử dựa vào khối lượng của các hạtlượng hạt nhân nguyên tử. Như vậy:proton và các hạt nơtron trong nguyên tửKLNT = khối lượng proton + khối lượng nơtron1GV: NGUYỄN THỊ DUNGHoạt động 2:Giáo án hóa học cơ bản 102.Nguyên tố hóa học:GV nhắc lại định nghĩa nguyên tố hóa học.GV yêu cầu HS trả lời nguyên tử của cùngnguyên tố hóa học có đặc điểm gì?HS: có tính chất hóa học giống nhau.- Là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạtproton trong hạt nhân.- Những nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóahọc có tính chất hóa học giống nhau.Hoạt động 3:3.Hóa trị của một nguyên tố:GV hóa trị là gì?HS : là con số biểu thị khả năng liên kết củanguyên tử nguyên tố này với nguyên tử củanguyên tố khác.GV yêu cầu HS nêu hóa trị của một số nguyêntốHS: Hóa trị I: Na, K, Ag, Cl, H…-Hóa trị II: Ba,Ca, Zn, SO42-, Cu…..-Hóa trị III: Al, PO43-, Fe…..GV: Tính hóa trị của photpho, cacbon và lưuhuỳnh trong các hợp chất sau: P2O5, CO, SO2,SO3.HS: Trong P2O5, P có hóa trị V.Trong CO, C có hóa trị II.Trong SO2, S có hóa trị IV.Trong SO3, S có hóa trị VI.- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết củanguyên tử nguyên tố này với nguyên tử củanguyên tố khác.Hoạt động 4:4.Định luật bảo toàn khối lượng:GV: cho HS nêu định luật bảo toàn khối lượng.HS:Trong một phản ứng hóa học, tổng khốilượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượngsản phẩm.Hoạt động 5:A+B→C+DKhi đó: mA + mB = mC + mDHS: định nghĩa mol.HS: nêu các công thức tính số mol và suy racách tính các đại lượng còn lại.Là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặcphân tử chất đó.Công thức tính số mol theo:-Khối lượng: n = m / M-Thể tích [ở đktc]: n = V / 22,4-Số phân tử chất A: n = A / [6.1023]Ví dụ: tính số mol của 5,4 gam Al, 3,36 lít CO2 ởđktc.nAl = 5,4 / 27 = 0,2 [mol]nCO2 = 3,36 /22,4 = 0,15 [mol]6.Tỉ khối của chất khí:GV: Nêu ra ví dụ và yêu cầu HS tính.HS: Tính toán và trả lời kết quả.Hoạt động 6:- Hóa trị của một nguyên tố được xác định theohóa trị của nguyên tố Hiđro và hóa trị củanguyên tố Oxi.- Quy tắc hóa trị: gọi a, b là hóa trị của nguyêntố A và B. Gọi x, y là số lượng nguyên tử củanguyên tố A và B.Trong công thức AxBy, ta có: a.x = b.y5.Mol2GV: NGUYỄN THỊ DUNGGV: Tỉ khối chất khí có ý nghĩa gì?HS: Cho biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kiabao nhiêu lần.HS: Nêu công thức tính tỉ khốiGV: dA/B < 1 : khí A nhẹ hơn khí B.dA/B > 1: khí A nặng hơn khí B.Hoạt động 7:GV: em hãy nêu định nghĩa dung dịch, độ tan làgì?HS: trả lời câu hỏi của GVHS: nêu định nghĩa nồng độ dung dịch, nồng độmol và đưa ra công thức tính.GV: Đưa thêm công thức tính khối lượng riêng.HS: Tính toán tìm ra mối liên hệ giữa nồng độphần trăm và nồng độ mol.Giáo án hóa học cơ bản 10dA/B = MA / MB ⇒ MA = dA/B . MBdA/KK = MA / 297. Dung dịch:- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môivà chất tan.- Độ tan [S]: là số gam của một chất hòa tantrong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bãohòa ở một nhiệt độ xác định.- Nồng độ phần trăm [C%]: là số gam chất tancó trong 100 gam dung dịch.C% = [mct* 100%] / mdd-Nồng độ mol [CM]: là số mol chất tan có trong 1lít dung dịch.CM = n / Vddd = m /VHoạt động 8:GV: Các hợp chất vô cơ chia làm mấy loại? Đólà những loại nào?HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi lên trên bảng.8. Sự phân loại các hợp chất vô cơ: chia làm 4loạia.Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tốhóa học khác.- Oxit bazơ: CaO, FeO, Na2O…..- Oxit axit: CO2, SO2, P2O5…….b.Axit: là hợp chất mà nguyên tử có một haynhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3…..c. Bazơ: là hợp chất gồm kim loại liên kết vớinhóm hiđoxit [-OH].Ví dụ: NaOH, KOH, Cu[OH]2.d. Muối: là hợp chất kim loại liên kết với gốcaxit.Ví dụ: NaCl, K2CO3….Hoạt động 9:GV: Cung cấp nội dung bài tập cho HSHS: Vận dụng kiến thức đã học về dung dịch đểgiải bài tập.9. Bài tập:Cho 500 ml dd AgNO3 1M [d = 1,2 g/ml] vào350 ml HCl 2M [d = 1,5 g/ml]. Tính nồng độphần trăm và nồng độ mol/l các chất tạo thành.3GV: NGUYỄN THỊ DUNGGV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: trong bài có baonhiêu phản ứng xảy ra, viết phương trình phảnứng đó. Chất nào còn dư sau phản ứngGV: hướng dẫn HS tính ra kết quả bài tậpGiáo án hóa học cơ bản 10Giả sử chất rắn có thể tích không đáng kể.Giải: nHCl = 0,35 * 2 = 0,7 [mol]nAgNO3 = 0,5 * 1 = 0,5 [mol]Phương trình phản ứng:AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3bđ:0,5 mol 0,7 molpứ:0,5 mol → 0,5 mol → 0,5 mol → 0,5 molsau pứ: 0 mol0,2 mol 0,5 mol 0,5 mol-Sau phản ứng: HCl dư: 0,2 mol; HNO3: 0,5 mol- Vdd sau phản ứng = 0,3 + 0,5 = 0,8 [ l ]- CM [HCl] = 0,2 / 0,8 = 0,25 [mol/l]- CM [HNO3] = 0,5 / 0,8 = 0,625 [mol]- mdd [AgNO3] = 500 * 1,2 = 600 [g]- mdd [HCl] = 350 * 1,5 = 525 [g]- mdd [AgCl] = 0,5 * 143,5 = 71,75 [g]- Khối lượng dung dịch sau phản ứng:mdd = mdd [AgNO3] + mdd [HCl] - mdd [AgCl]= 600 + 525 – 71,75 = 1053,25 [g]IV. Dặn dò:GV yêu cầu học sinh xem trước bài thành phần nguyên tử.Chủ đề 1: Nguyên tửSố tiết: 9 tiếtA. GIỚI THIỆU CHUNGI. Tên chủ đề: Nguyên tửII. Mô tả chủ đề: Chủ đề thuộc chương 1, gồm các bài:- Bài 1: Thành phần nguyên tử.- Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị.- Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử.- Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử.4GV: NGUYỄN THỊ DUNG- Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử.- Bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử.III. Nội dung chủ đề:- Thành phần nguyên tử:Giáo án hóa học cơ bản 10NGUYÊN TỬHạtĐiện tíchKhối lượngVỏ nguyên tửelectron [e]-1,602 . 10-19C = -eo= 1≈ 0,00055 uHạt nhânproton [p]1,602 . 10-19C = eo = 1+≈ 1unơtron [n]0≈ 1u- Nguyên tố hóa học:• Gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân [Z+].• Đồng vị: các nguyên tử có cùng số proton, khác số nơtron nên số khối A khác nhau.- Nguyên tử khối trung bình: nhiều nguyên tố hóa học tồn tại nhiều đồng vị trong tự nhiên nênnguyên tử khối của những nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình.- Cấu tạo vỏ nguyên tử:• Lớp electron:+ Gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.+Thứ tự các lớp electron được sắp xếp từ trong ra ngoài theo mức năng lượng từ thấp lên cao.• Phân lớp electron:+Gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau.+Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường s, p, d, f.- Cấu hình electron nguyên tử:• Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử.• Các bước để viết cấu hình electron nguyên tử theo thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử.B.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:I. Mục tiêu:1.Kiến thức: Biết được- Thành phần nguyên tử- Định nghĩa nguyên tố hóa học- Kí hiệu nguyên tử- Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron.- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.- Cấu tạo vỏ nguyên tử.- Số electron tối đa trong một lớp, phân lớp.- Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng.- Sự phân bố electron trên một lớp, phân lớp.- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.2. Kĩ năng:5GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- So sánh khối lượng electron với proton và nơtron.- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi cho kí hiệu nguyên tử và ngược lại.- Tính được nguyên tử khối trung bình.- Xác định thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp [s, p, d] trong một lớp.- Xác định số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu tiên, từ đó suy ra tính chấthóa học cơ bản.3. Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực- Có hứng thú trong học tập môn học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực.- Ý thức vận dụng tri thức hóa học vào thực tế cuộc sống.4.Năng lực cần phát triển:- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: học sinh biết thành phần nguyên tử, khái niệm nguyên tốhóa học, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.- Năng lực làm thí nghiệm: quan sát thí nghiệm, mô hình và sơ đồ rút ra nhận xét về sự tồn tạielectron, hạt nhân nguyên tử, sự phân bố electron trong các lớp và phân lớp.- Năng lực tính toán hóa học: tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tínhsố proton, nơtron và electron, tính số khối của hạt nhân nguyên tử.- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học:+ Giải thích sự tìm ra các thành phần nguyên tử.+ Vận dụng kiến thức hóa học phát hiện và hiểu rõ các ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong sinhhọc, nông nghiệp và y học.II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:GV chuẩn bị:- Sơ đồ thí nghiệm Tôm-xơn phát hiện ra tia âm cực- Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.- Chuẩn bị mô hình mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ – dơ – pho, Bo và Zom- mơ – phen.- Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử ba đồng vị của nguyên tố hiđro.-Giáo án giảng dạy, SGK.- Chuẩn bị các dạng bài tập phù hợp với từng nội dung trong chủ đề để học sinh làm.HS chuẩn bị:- Đọc trước nội dung bài học.- Làm tất cả các bài tập sau mỗi nội dung đã học.- Nắm vững tất cả các kiến thức trọng tâm của từng nội dung.III. Phương pháp-Diễn giải, đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.IV. Tiến trình bài học:1. Nội dung 1: Thành phần nguyên tử1.1. Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo nguyên tử6GV: NGUYỄN THỊ DUNGCác năng lực cần hình thành cho học sinh:Giáo án hóa học cơ bản 10- Biết được thành phần cơ bản của nguyên tử, khối lượng và điện tích của e, p, n.- Rút ra nhận xét và kết luận về sự hình thành tia âm cực và khám phá ra hạt nhân nguyên tử khiquan sát sơ đồ và mô hình thí nghiệm.- So sánh khối lượng và điện tích của e, p, n.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungI. Thành phần cấu tạo của nguyên tử:1.Electron:GV: dẫn dắt HS tìm hiểu thí nghiệm Tôm – xơn. a. Sự tìm ra electron:GV: Tia âm cực có đường truyền như thế nào?.Điện tích của tia âm cực là gì?HS: dựa vào thí nghiệm trả lời câu hỏi của GVvà rút ra kết luận.GV: nhấn mạnh cho HS lưu ý hạt có khối lượngnhỏ và điện tích âm là electron- Thí nghiệm của Tôm – xơn [J.J. Thomson][SGK]- Đặc tính của tia âm cực:• Chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyểnđộng với vận tốc lớn.• Truyền thẳng khi không có tác dụng củađiện trường.• Là chùm hạt mang điện tích âm.- Kết luận: Những hạt tạo thành tia âm cực làcác electron. Kí hiệu: eb. Khối lượng và điện tích e:- Khối lượng: me = 9,1094 . 10-31 kg- Điện tích: qe = - 1,602 .10-19 C, dùng làm điệntích đơn vị, kí hiệu: - eo và quy ước 12.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử:GV: hướng dẫn HS đọc SGK, nhìn vào tranh vẽvà rút ra kết luận.HS: Dựa vào hướng dẫn của GV để có thể đưara kết luận- Thí nghiệm của Rơ – dơ – pho [E.Rutherford][xem hình vẽ trong SGK].- Kết luận:• Nguyên tử phải chứa phần mang điện tíchdương ở tâm là hạt nhân, có khối lượng lớnvà kích thước rất nhỏ so với kích thướcnguyên tử.• Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhânmang điện tích dương và xung quanh là cácelectron tạo nên vỏ nguyên tử.• Nguyên tử trung hòa về điện [ p = e].Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạtnhân.3.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Rơa.Sự tìm ra proton:7GV: NGUYỄN THỊ DUNG– dơ – pho trong SGK để biết proton tìm ra bằngcách nào?. Khối lượng và điện tích của proton làbao nhiêu?GV: kết luận hạt nơtron cũng là thành phần cấutạo nguyên tử.GV: đưa ra kết luận về hạt nhân nguyên tử.Giáo án hóa học cơ bản 10- Proton là thành phần cấu tạo của hạt nhânnguyên tử, mang điện tích dương, kí hiệu là p.- Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg.- Điện tích: qe = + 1,602 .10-19 C. Kí hiệu: eo vàquy ước 1+.b.Sự tìm ra nơtron:- Nơtron cũng là thành phần cấu tạo của hạtnhân nguyên tử, không mang điện, kí hiệu là n.- Khối lượng xấp xỉ proton.c.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:- Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi cácproton và nơtron.Vậy: Thành phần cấu tạo của nguyên tử:- Hạt nhân nằm ở tâm, gồm có proton và nơtron.- Vỏ nguyên tử là các electron chuyển độngxung quanh hạt nhân.1.2. Hoạt động 2: Kích thước và khối lượng nguyên tửCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được kích thước, khối lượng nguyên tử và đơn vị khối lượng nguyên tử.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungII.Kích thước và khối lượng của nguyên tử:GV: hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu kíchthước và khối lượng nguyên tử.HS: ghi kết quả tìm được vào vở.1.Kích thước:- Nguyên tử của nguyên tố có kích thước vôcùng nhỏ.- Nguyên tử của nguyên tố khác nhau có kíchthước khác nhau.- Đơn vị nanomet [nm] hay angstrom [A0].1nm = 10-9 m, 1A0 = 10-10 m, 1nm = 10 A02.Khối lượng:Khối lượng nguyên tử rất bé, để biểu thị khốilượng nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vịkhối lượng nguyên tử, kí hiệu u [đvC].1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vịcacbon 12.1u = 1,6605.10-27 kg1.3. Củng cố và dặn dò:-GV: lưu ý với HS kiến thức cần nắm trong bài.8GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài: Hạt nhân nguyên tử - nguyên tố hóa học – đồng vị.- Làm tất cả các bài tập trang 9 SGK.2. Nội dung 2: Hạt nhân nguyên tử- Nguyên tố hóa học – Đồng vị2.1. Hoạt động 1: Hạt nhân nguyên tửCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số electron trong nguyên tử.- Tính được số khối [A] là tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV: Nguyên tử được cấu tạo từ những hạt gì?.Nêu đặc tính của các hạt?. Hãy tìm ra mối quanhệ giữa các hạt dựa vào điện tích và đặc tính củachúng.HS: Dựa vào gợi ý của GV và tham khảo SGKđể trả lời câu hỏi.Nội dungI. Hạt nhân nguyên tử:1. Điện tích hạt nhân:- Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Zproton thì điện tích hạt nhân là Z+- Trong nguyên tử:Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = sốelectron.Ví dụ: Nguyên tử Ca có Z = 20 + → Nguyên tửCa có 20 p, 20 e.2.Số khối:GV: yêu cầu học sinh định nghĩa số khốiGV: cho ví dụ.HS: áp dụng kiến thức vừa học để giải.GV: Nếu đề cho số khối và số proton thì có tínhđược số nơtron hay không? Nếu tính được thìcông thức là gì?HS: dựa vào công thức đã học ở trên để trả lờicâu hỏi của GV- Là tổng số hạt proton [Z] và tổng số hạt nơtron[N] của hạt nhân đó:A=Z + NVí dụ1: Hạt nhân nguyên tử nhôm [Al] có 13proton và 14 nơtron nên:A = 13 +14 = 27Ví dụ 2: Hạt nhân nguyên tử oxi [O] có 8 protonvà 8 nơtron nên:A = 8 + 8 = 16- Khi đề cho: số khối A và số proton P thì sốnơtron sẽ được tính:N=A–ZVí dụ 3: Nguyên tử Mg có A = 24 và Z = 12 ⇒Nguyên tử Mg có 12 proton, 12 electron và 12nơtron2.2. Hoạt động 2: Nguyên tố hóa họcCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Hiểu được nguyên tố hóa học là gì9GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- Xác định số electron, số proton và số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungII. Nguyên tố hóa học:GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nguyên tốhọc ở lớp 8.GV: lưu ý HS phân biệt khái niệm nguyên tử vànguyên tố+ Nguyên tử là hạt vi mô gồm hạt nhân và lớpvỏ.+ Nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cùngđiện tích hạt nhân.GV: yêu cầu HS xem SGK và cho biết số hiệunguyên tử là gì?GV: tổng quát lại mối quan hệ của Z, P, E và sốđiện tích hạt nhân.1.Định nghĩa:- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùngđiện tích hạt nhân.Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vịđiện tích hạt nhân là 6 đều thuộc nguyên tố C.Chúng đều có 6 proton và 6 electron.- Hiện nay có khoảng 110 nguyên tố hóa học.2.Số hiệu nguyên tử: là số đơn vị điện tích hạtnhân nguyên tử của một nguyên tố. Kí hiệu là Z.- Khi đó:Z = số P = số E = Điện Tích Hạt Nhân3. Kí hiệu nguyên tử:GV: Viết kí hiệu nguyên tử trên bảng và giảithích ý nghĩa các chữ số.HS: Ghi kí hiệu vào vở và vận dụng để làm bàitập ví dụ.Trong đó: A: số khốiZ: số hiệu nguyên tửX: kí hiệu nguyên tốVí dụ 1: Kí hiệu nguyên tửcho biết:- Số hiệu nguyên tử: Z = 7- Số khối: A = 14- Số proton: P = 7- Số nơtron: N = A – P = 14 -7 = 7- Số electron: E = 7- Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 7+- Điện tích hạt nhân: Z = +7Ví dụ 2: Nguyên tử Clo có 18 nơtron và 17proton. Hãy viết kí hiệu nguyên tử này.P = Z = 17, N = 18 → A = P + N = 17 +18 = 35⇒ Kí hiệu nguyên tử:2.3. Hoạt động 3: Đồng vịCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Khái niệm đồng vị10GV: NGUYỄN THỊ DUNGHoạt động của giáo viên và học sinhGV: đưa ra ví dụ minh họa về các đồng vị. Dẫndắt HS rút ra định nghĩa về đồng vị.Giáo án hóa học cơ bản 10Nội dungIII. Đồng vị:Ví dụ: oxi có 3 đồng vị làSố proton: 888Số nơtron: 8910- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học lànhững nguyên tử có cùng số proton nhưng khácnhau về số nơtron, do đó số khối A của chúngkhác nhau.2.4. Hoạt động 4: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa họcCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Khái niệm nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.- Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.GV: Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biếtkhối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêulần đơn vị khối lượng nguyên tử. Yêu cầu HSnêu cách tính nguyên tử khối.HS: Dựa vào sự hướng dẫn của GV để trả lờicâu hỏi.GV: gợi ý khối lượng e quá nhỏ bé so với khốilượng của hạt nhân nên khối lượng nguyên tửcoi như bằng tổng khối lượng của proton vànơtron trong hạt nhân nguyên tử. Vậy nguyên tửkhối có bằng số khối không?IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trungbình của các nguyên tố hóa học:1.Nguyên tử khối:- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượngproton, nơtron và electron trong nguyên tử đó.mnguyên tử = me + mp + mnmnguyên tử ≈ mp + mn- Nguyên tử khối coi như bằng số khối [khikhông cần độ chính xác cao].Ví dụ: Xác định nguyên tử khối của Al có Z = 13và N = 14. Nguyên tử khối của Al là 27.2. Nguyên tử khối trung bình:GV: Đưa ra công thức tính nguyên tử khối trungbình. Giải thích rõ cho HS biết các đại lượngtrong công thức tính.HS: Vận dụng công thức vừa học để giải bài tập- Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tửkhối trung bình của các đồng vị trong tự nhiêncủa nguyên tố đó.- Nếu nguyên tố có hai đồng vị là X và Y+ X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y+ a, b: % số nguyên tử đồng vị X, Y.+ Công thức tính nguyên tử khối trung bìnhlà:11GV: NGUYỄN THỊ DUNGví dụ trong SGK.Giáo án hóa học cơ bản 10- Áp dụng: làm ví dụ trang 13 SGK.2.5. Củng cố và dặn dò:- GV: cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức:Hãy cho biết số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau:,,- HS Trình bày công thức tính nguyên tử khối trung bình.- GV hướng dẫn HS làm bài tập 5, 6 SGK trang 14.- HS: làm bài tập 1, 2, 3, 7, 8 SGK trang 14.- HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức bài 1 và 2 chuẩn bị cho bài luyện tập3. Nội dung 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử3.1. Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vữngCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, số khối, nguyên tố hóahọc, đồng vị và nguyên tử khối trung bình.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV yêu cầu HS nên thành phần cấu tạonguyên tử.- HS: trả lời, sau đó GV tổng kết lạinhững kiến thức quan trọngNội dungA. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:1.Nguyên tử được tạo nên bởi electron và hạt nhân.Hạt nhân được tạo nên bởi proton và nơtron.Electron: q = 1- [đơn vị điện tích].me ≈ 0,00055 u.Proton: q = 1+ [đơn vị điện tích].mp ≈ 1u.Nơtron: q = 0 [đơn vị điện tích].mn ≈ 1 u.2. Trong nguyên tử:- Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = sốelectron.- Số khối: A = Z + N.- Các đồng vị của cùng một nguyên tố là các nguyên tửcó cùng số Z, khác số N.3. Số hiệu nguyên tử Z và số khối A đặc trưng chonguyên tử.Kí hiệu nguyên tử :12GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 103.2. Hoạt động 2: Bài tậpCác năng lực cần hình thành cho học sinh: vận dụng được những kiến thức đã học để giải các dạngbài tập về- Xác định số e, p, n khi cho kí hiệu nguyên tử và ngược lại.- Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungB. BÀI TẬP:Dạng 1: Nguyên tửGV: hướng dẫn cho HS làm bài tập 1Bài 1: Kí hiệu nguyên tử sau đây cho biết điều gì ?HS: dựa vào sự hướng dẫn của GV để giảira kết quả.Giải: Tên nguyên tố: CanxiZ = 20 ⇒ số proton = số electron = 20GV: gọi HS lên bảng làm bài tập 2A = 40 ⇒ số nơtron = A – Z = 40 – 20 =20Bài 2: Kí hiệu nguyên tử sau đây cho biết điều gì?GV: gợi ý cho HS như sau:- Trong nguyên tử gồm có những hạt gì?- Hạt nào mang điện, hạt nào không mangđiện?- Mối liên hệ giữa các hạt này là gì?- Số khối có công thức tính là gì?HS: từ những gợi ý của GV để tính ra kếtquả bài tập.Giải: Tên nguyên tố: BariZ = 56 ⇒ số proton = số electron = 56A = 137 ⇒ số nơtron = A – Z = 137 – 56 = 81Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mangđiện và không mang điện là 58. Trong đó số hạt khôngmang điện ít hơn hạt mang điện là 18. Tính số khối A,tìm tên của Y.Giải: Theo đề ta có: e + p + n = 58Mà e = p nên 2 p + n = 58 [1]Mặc khác: 2 p – n = 18 [2]Từ [1] và [2] suy ra hệ phương trình2 p + n = 582 p – n = 18Giải hệ pt ta được : p = 19, n = 20.⇒ A = p + n = 19 + 20 = 39⇒ Tên nguyên tố là Kali [K]Dạng 2: Đồng vị:GV cho HS làm bài tập 4, 5.Hướng dẫnHS cách làm như sau:- Viết công thức tính nguyên tử khối trungbình của các đồng vị- Dựa vào công thức và những gì đề bàiBài 4: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Cucó 2 đồng vị. Trong đó đồng vịchiếm 73%. Tìm số khối của đồng vị còn lại.Giải:13GV: NGUYỄN THỊ DUNGcho để tính các đại lượng cần tính.Giáo án hóa học cơ bản 10- Phần trăm của đồng vị thứ 2 là100% - 73% = 27%- Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là X- Khi đó ta có:- Giải pt ta được : X = 65- Vậy nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 là 65 và kíhiệu làBài 5: bài 2 [SGK- trang 18]Nguyên tử khối trung bình của kali là:GV: hướng dẫn HS giải bài tập. Đây làbài khó nên GV sẽ giảng kĩ cho HS nắmđược những kiến thức cần thiết để làm rakết quả.Dạng 3: Tính bán kính của nguyên tửBài 6: bài 5 [SGK – trang 18]Thể tích thực của 1 mol canxi là:V = 0,74 . 25,87 = 19,1438 [cm3]Thể tích của 1 nguyên tử canxi là:V = 19,1438 : [6,02 .1023] = 3,18 . 1023 [cm3]Bán kính của 1 nguyên tử canxi là:3.3.Củng cố và dặn dò:HS: cần nắm vững các kiến thức về thành phần nguyên tử, số khối và công thức tính nguyên tử khốitrung bình.HS: xem trước bài 4: cấu tạo nguyên tử.4.Nội dung 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử4.1. Hoạt động 1: Sự chuyển động của các electron trong nguyên tửCác năng lực cần hình thành cho học sinh:14GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- Hiểu được trong nguyên tử, electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV: Treo mô hình mẫu hành tinh nguyên tử củaRơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen. Hướng dẫnHS đọc sách và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Emhãy mô tả sự chuyển động của electron?HS trả lời: e chuyển động xung quanh hạt nhântheo quỹ đạo xác định [tròn hay bầu dục].GV: Quan điểm trên ngày nay còn đúng không?.Hãy cho biết sự chuyển động của electron trongnguyên tử?Nội dungI. Sự chuyển động của các electron trongnguyên tử:1. Mô hình hành tinh nguyên tử theo:- Rơ-dơ-pho, Bo [N.Bohr] và Zom–mơ-phen[A.Sommerfeld].- Ưu điểm: Mô hình này có tác dụng rất lớn đếnsự phát triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử.- Nhược điểm: Không đầy đủ để giải thích mọitính chất nguyên tử.2. Theo quan điểm hiện đại:- Các electron chuyển động rất nhanh trongkhu vực quanh hạt nhân không theo những quỹđạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.HS: Quan điểm trên không còn đúng. Cácelectron chuyển động rất nhanh trong khu vựcxung quanh hạt nhân nguyên tử không theonhững quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.4.2. Hoạt động 2:Lớp electron và phân lớp electronCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được trong nguyên tử các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.-Biết được một lớp có một hay nhiều phân lớp. Các electron trong cùng một phân lớp có mức nănglượng bằng nhau.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungII. Lớp electron và phân lớp electron:GV cho HS nghiên cứu SGK để rút ra nhận xét:-Các electron ở gần hạt nhân có mức năng lượngthấp, bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi vỏnguyên tử.-Các electron ở xa có mức năng lượng cao hơn,bị hạt nhân hút yếu hơn nên dễ bứt khỏi vỏnguyên tử.GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các electron nhưthế nào được xếp vào một lớp?HS: Có mức năng lượng gần bằng nhau.1.Lớp electron:- Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếmcác mức năng lượng từ thấp đến cao [từ gần hạtnhân ra xa hạt nhân] và sắp xếp thành từng lớp.- Các electron trên cùng một lớp có mức nănglượng gần bằng nhau.15GV: NGUYỄN THỊ DUNGGV: Mỗi lớp electron được chia thành các phânlớp. Em hãy nêu các electron như thế nào đượcxếp vào cùng một phân lớp?HS: Có mức năng lượng bằng nhau.Giáo án hóa học cơ bản 10Thứ tự lớp [ n ] = 1 2 3 4 5 6 7Tên lớp:K L M N O P Q2.Phân lớp:- Các electron trên cùng một phân lớp có mứcnăng lượng bằng nhau.- Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thườngs, p, d, f.- Số phân lớp = STT lớpLớp [n]Phân lớp tương ứng1 [K] ………….......1s2[ L] ………………2s 2p3 [M]………………3s 3p 3d4 [N]………………4s 4p 4d 4f…………4.3. Hoạt động 3: Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớpCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Xác định được số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.- Vận dụng giải các bài tập liên quan đến sự phân bố electron trên các lớp, phân lớp. Xác định sốlớp electron của các nguyên tử.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV: Hướng dẫn HS xem sgk để biết được số etối đa của một phân lớp s, p, d, f.Nội dungIII. Số electron tối đa trong một phân lớp,một lớp:1. Số electron tối đa trong một phân lớp:Phânlớp sPhânlớp pPhânlớp dPhânlớp fSố etối đa261014Cáchghis2p6d10f14- Phân lớp có đủ số electron tối đa gọi là phânlớp electron bão hòa.2. Số electron tối đa trong một lớp:GV: cho HS đọc kĩ bảng 2GV: hướng dẫn học sinh sử dụng công thức tínhsố elec tron tối đa của lớp thứ nLớpThứ tựSốphânlớpLớp Kn=1Lớp Ln=2Lớp Mn=3Lớp Nn=41s2s 2p3s 3p3d4s 4p4d 4f16GV: NGUYỄN THỊ DUNGSố etối đa[2 n2]HS: dựa vào hướng dẫn của GV để làm bài tậpví dụ2Giáo án hóa học cơ bản 1081832- Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi làlớp electron bão hòa.Ví dụ: Xác định số lớp electron của các nguyêntử,4.4. Củng cố và dặn dò:- GV nêu lại các kiến thức trọng tâm của phần vừa học, yêu cầu HS xem trước ở nhà bài 5: Cấuhình electron nguyên tử.- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 22 và học kĩ kiến thức trọng tâm của bài học.5. Nội dung 5: Cấu hình electron nguyên tử5.1. Hoạt động 1: Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tửCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được thứ tự các mức năng lượng electron trong nguyên tử.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungI. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyênGV: Treo sơ đồ phân bố mức năng lượng củatử:các lớp và các phân lớp và hướng dẫn HS tìm- Các electron trong nguyên tử lần lượt chiếmhiểu sơ đồ.các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếpGV: Kết luận về sự phân bố electron trongtừ trong ra ngoài [tính từ hạt nhân].nguyên tử- Thứ tự sắp xếp theo mức năng lượng:- Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s……bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp- Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mứclên cao.năng lượng nên mức năng lượng 4s thấp hơn 3d.- Mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tựtừ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất và của phânlớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.5.2. Hoạt động 2: Cấu hình electron trong nguyên tửCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được sự phân bố electron trên các lớp, phân lớp và cấu hình electron của 20 nguyên tố đầutiên.- Biết được đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hóa học.- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử có thể dự đoán được tính chất hóa học cơbản của nguyên tố tương ứng.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungII. Cấu hình electron nguyên tử1. Cấu hình electron nguyên tử:17GV: NGUYỄN THỊ DUNGGV: nêu ra quy ước và cách viết cấu hình enguyên tửHS: Chú ý lắng nghe và ghi vào vở những kiếnthức quan trọng được ghi trên bảng.Giáo án hóa học cơ bản 10- Biểu diễn sự phân bố electron trên các phânlớp thuộc các lớp khác nhau.- Quy ước cách viết cấu hình e:• STT lớp e được ghi bằng chữ số [1, 2, 3…].• Phân lớp được ghi bằng chữ cái thường [s, p,d, f].• Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phảicủa phân lớp [s2, p6,…].- Cách viết cấu hình electron nguyên tử:• Xác định số e của nguyên tử• Điền e vào các phân lớp theo chiều tăng củamức năng lượng [bắt đầu từ 1s], chú ý số etối đa trên các phân lớp s, p, d, f.• Viết cấu hình e biểu diễn sự phân bố e trêncác phân lớp thuộc các lớp khác nhau.GV: Viết mẫu cấu hình e của nguyên tử Be. HSdựa vào mẫu của GV viết cấu hình e của nguyêntử Na. Sau đó GV hướng dẫn cho HS cách viếtgọn.GV: Nguyên tố thuộc họ s, p, d, f là nguyên tốgì?HS: Electron cuối cùng điền vào phân lớp nàothì nguyên tố có họ đó.GV treo cấu hình e của 20 nguyên tố đầu và HSxác định sự phân bố e trên các lớp và phân lớp.Ví dụ:- Nguyên tử beri [Z = 4], có 4 electron. Cấuhình e của nguyên tử Be là 1s22s2.- Nguyên tử natri [Z = 11], có 11 electron. Cấuhình e của nguyên tử Na là 1s2 2s2 2p6 3s1. Viếtgọn là [Ne] 3s1.- Nguyên tố họ s, họ p, họ d và họ f : electroncuối cùng điền vào phân lớp nào thì nguyên tốlà họ đó.2.Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyêntố đầu : [sgk]Nhận xét: các nguyên tố đều thuộc họ s và pGV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng cấu hìnhcủa 20 e ở trên để xem tất cả các nguyên tố nàycó tối đa bao nhiêu e lớp ngoài cùng. Từ đó rútra nhận xét.GV cho HS biết thêm nguyên tử có 8 e ngoàicùng và He đều rất bền vững, không tham giacác phản ứng hóa học [trừ một số trường hợpđặc biệt].GV yêu cầu HS tìm thêm một số kim loại, ví dụ:Na, Ca, Al có bao nhiêu e lớp ngoài cùng?GV yêu cầu HS tìm thêm một số phi kim, ví dụ:3. Đặc điểm của electron ngoài cùng:- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớpelectron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.- Các nguyên tử có 8 e lớp ngoài cùng [ngoại trừHe có 2 e lớp ngoài cùng], không tham gia phảnứng hóa học [trừ một số điều kiện đặc biệt] gọilà nguyên tố khí hiếm.- Kim loại: 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng.18GV: NGUYỄN THỊ DUNGN, S, Cl có bao nhiêu e lớp ngoài cùng?GV cùng HS tổng kết rút ra kết luận và ghi nhớquan trọng.Giáo án hóa học cơ bản 10- Phi kim: 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.- Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thểlà nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc là phikim.Kết luận: Biết được cấu hình e của nguyên tử cóthể dự đoán được tính chất hóa học nguyên tố.5.3. Củng cố và dặn dò:-GV nêu lại:• Cách viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố.• Dự đoán tính chất hóa học của nguyên tố dựa vào cấu hình e.• Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 28.• Yêu cầu HS viết cấu hình e của nguyên tử có Z bằng: 18, 21, 24, 29.- HS: Học kĩ phần kiến thức trọng tâm của bài 4 và bài 5. Làm bài tập 4, 5 trang 28.6. Nội dung 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử6.1. Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vữngCác năng lực cần hình thành cho học sinh: Học sinh nắm vững:• Vỏ nguyên tử có các lớp và phân lớp electron.• Chiều tăng mức năng lượng trong nguyên tử• Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp.• Cách viết cấu hình e nguyên tử.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungI. Kiến thức cần nắm vững:1. Lớp và phân lớp electron:GV tổ chức thảo luận chung cho cả lớp đểSố TT lớp1234ôn tập về kiến thức.[n]GV: về mặt năng lượng những e như thếTên của lớp KLMNnào được xếp vào cùng 1 lớp, 1 phân lớp.Số e tối đa281832HS: Các e trên cùng 1 lớp có mức năngSố phân lớp1234lượng gần bằng nhau. Các e trên cùng 1Kí hiệu1s 2s, 2p 3s, 3p,4s, 4p,phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.phân lớp3d4d, 4fGV: Lớp n có bao nhiêu phân lớp và có tốiSố e tối đa22, 62, 6, 10 2, 6, 10,đa bao nhiêu e?ở phân lớp142HS: Lớp n có n phân lớp và có tối đa 2 n e.và ở lớpGV: Số e tối đa trên mỗi phân lớpHS: Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f2. Mối liên hệ giữa electron lớp ngoài cùng với loạilần lượt là 2, 6, 10, 14.nguyên tố:Cấuns1 ,ns2 np2ns2 np3,ns2np6GV: Số e ở lớp ngoài cùng nguyên tử của 1224hình ens ,ns np , [He: 1s2]nguyên tố cho biết tính chất hóa học gì của19GV: NGUYỄN THỊ DUNGnguyên tố?HS:- Nguyên tử có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùnglà kim loại.- Nguyên tử có 4 e ngoài cùng có thể là kimloại hay phi kim.- Nguyên tử có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùngthường là phi kim.- Nguyên tử có 8 e lớp ngoài cùng là khíhiếm [trừ He].Giáo án hóa học cơ bản 10lớpngoàicùngSố e lớpngoàicùngLoạinguyêntốTínhchất cơbản củanguyêntố21ns2np5ns np1, 2hoặc 345,6 hoặc78[2 ởHe]Kim loại[trừ H,He, B]Có thểlà kimloại hayphi kimCó thểcó tínhkim loạihay phikimThườnglà phikimKhíhiếmThườngcó tínhphi kimTươngđối trơvề mặthóa họcTínhkim loại6.2. Hoạt động 2: Bài tậpCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải các dạng bài tập liên quan đến cấu hình e lớp ngoàicùng. Từ cấu hình e nguyên tử suy ra được tính chất cơ bản của nguyên tố.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungII. Bài tậpGV: Tổ chức cho HS cùng làm bài tậpDạng 1: Xác định số hạt proton, nơtron vàelectron:Bài 1 [bài 6 sgk trang 22]:- Nguyên tử Agon có kí hiệua. Số proton là 18, số nơtron là 22, số electronlà 18b. Z = 18, cấu hình e của Ar là 1s22s22p63s23p6- Lớp K có 2 electron.- Lớp L có 8 electron.- Lớp M có 8 electron.Bài 2: [bài 4 sgk trang 28]:a. Theo đề ta có: P + N + E = 13⇒ 2 P + N = 13 ⇒ N = 13 – 2 P [1]- Mặc khác: Để nguyên tố bền vững thì 1≤ N / Z≤ 1,5 hay 1≤ N / P ≤ 1,5 [2]- Thay [1] vào [2] ta được: 1 ≤ [13 – 2 P] / P ≤1,5- Giải BPT: 3,71 ≤ P ≤ 4,33 mà P Є N nên P = 4là phù hợp.- N = 13 – 2 P = 13 – 2.4 = 5- Nguyên tử khối: A = P + N = 4 + 5 = 9b. Z = 4, cấu hình e nguyên tử của nguyên tố là1s22s2Dạng 2: Viết cấu hình e nguyên tử:GV: yêu cầu HS nêu các bước để viết cấu hình e20GV: NGUYỄN THỊ DUNGvà đặc điểm electron lớp ngoài cùng.GV: hướng dẫn cho HS làm bài tập. Sau đó HSlên bảng giải bài tập.Giáo án hóa học cơ bản 10Bài 3: [bài 6 sgk trang 28]:a. [Z = 1] 1s1 là nguyên tố kim loại.[Z = 3] 1s12s2 là nguyên tố kim loại.b. [Z = 8] 1s22s22p4 là nguyên tố phi kim.[Z = 16] 1s22s22p63s23p4 là nguyên tố phi kim.c.[Z = 7] 1s22s22p3 là nguyên tố phi kim.[Z = 9] 1s22s22p5 là nguyên tố phi kim.Bài 4: [bài 6 sgk trang 30]a. Nguyên tử photpho có 15 electron.b. Số hiệu nguyên tử của photpho là Z = 15.c. Lớp M có mức năng lượng cao nhất.d. Có 3 lớp e. Trong đó: lớp K có 2 electron, lớpL có 8 electron, lớp M có 5 electron.e. Photpho là phi kim vì có 5 electron ở lớpngoài cùng.Bài 5: [bài 8 sgk trang 30]:a. 1s22s1, b. 1s22s22p3 , c. 1s22s22p6d. 1s22s22p63s23p3, e. 1s22s22p63s23p5g. 1s22s22p63s23p66.3. Củng cố và dặn dò:HS: cần nắm vững các kiến thức về cấu tạo vỏ nguyên tử, thứ tự mức năng lượng trong nguyên tửvà cách viết cấu hình e nguyên tử. Dựa vào cấu hình e dự đoán tính chất hóa học của nguyên tốtương ứng.HS: xem trước bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoànSố tiết: 9 tiếtA. GIỚI THIỆU CHUNGI. Tên chủ đề: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.II. Mô tả chủ đề: Chủ đề thuộc chương 2, gồm các bài:- Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.- Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học - định luật tuần hoàn.- Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.- Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chấtcủa các nguyên tố hóa học.III. Nội dung chủ đề:- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:• Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.• Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì và nhóm nguyên tố.- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học:21GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10• Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.• Một số nhóm A tiêu biểu.- Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học định luật tuần hoàn:• Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện.• Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân, tính kim loại, tính phi kim, hóa trịcao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro của một số nguyên tố trong cùng một chu kì vàtrong nhóm A.• Định luật tuần hoàn.- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tử trongbảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.B.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:I. Mục tiêu:1.Kiến thức: Biết được- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.- Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố.- Đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.- Sự tương tự nhau về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử [ nguyên tố s, p] là nguyên nhân cơbản dẫn đến tính chất hóa học tương tự nhau của các nguyên tố trong cùng nhóm A.2. Kĩ năng:- Dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra thông tin thành phầnnguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.- Dựa vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nguyên tố đó,từ đó dự đoán được tính chất hóa học của nó.- So sánh tính kim loại – tính phi kim của các nguyên tố, tính axit- bazơ của các oxit và hiđroxittương ứng của các nguyên tố trong cùng một chu kì, cùng một nhóm A.- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bảng HTTH.3. Thái độ: Học sinh có thái độ tin tưởng vào khoa học, chân lí khoa học.- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo.- Rèn luyện đức tính cần cù, tỉ mỉ và chính xác trong nghiên cứu khoa học.4.Năng lực cần phát triển:- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: học sinh biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảngtuần hoàn, khái niệm tính kim loại- phi kim, khái niệm độ âm điện.- Năng lực làm thí nghiệm: quan sát sơ đồ rút ra nhận xét về thành phần ô nguyên tố, sự biến đổibán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm A.- Năng lực tính toán hóa học: tính số proton, nơtron, electron và tính số khối của nguyên tử dựa vàoô nguyên tố.- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học:+ Giải thích quy luật biến đổi của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:GV chuẩn bị:- Sơ đồ ô nguyên tố.22GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- Bảng HTTH.- Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.- Sơ đồ bán kính nguyên tử của một số nguyên tố.- Sơ đồ mối quan hệ giữa vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn [ô] với cấu tạo nguyên tử.-Giáo án giảng dạy, SGK.- Chuẩn bị các dạng bài tập phù hợp với từng nội dung trong chủ đề để học sinh làm.HS chuẩn bị:- Bảng HTTH.- Đọc trước nội dung bài học.- Làm tất cả các bài tập sau mỗi nội dung đã học.- Nắm vững tất cả các kiến thức trọng tâm của từng nội dung.III. Phương pháp- Nêu vấn đề, gợi mở dẫn dắt học sinh đi vào từng vấn đề cụ thể.- Hướng dẫn học sinh tra cứu bảng HTTH, từ đó học sinh tự rút ra các quy luật biến đổi.IV. Tiến trình bài học:1. Nội dung 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.Ổn định lớpKiểm tra bài cũ: không kiểm tra1.1. Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoànCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV: Sơ lượt về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.GV: Treo bảng tuần hoàn, HS nhìn vào bảngtuần hoàn.GV: Giới thiệu nguyên tắc một kèm theo ví dụminh họa. HS ghi nhớ nguyên tắc 1.GV: Đặt ra câu hỏi: Các nguyên tố có cùng sốlớp e được sắp vào bảng tuần hoàn như thế nào?HS: các nguyên tố này được xếp thành mộthàng.GV: Rút ra nguyên tắc 2.GV: Đặt câu hỏi: Các nguyên tố có cùng e lớpngoài cùng được xếp vào bảng tuần hoàn nhưthế nào?HS: Được xếp vào cùng một cột.GV: Rút ra nguyên tắc 3.Nội dungI. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trongbảng tuần hoàn:Có 3 nguyên tắc:- Các nguyên tố được sắp theo chiều tăng dầncủa điện tích hạt nhân nguyên tử.- Các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp vàocùng một hàng.- Các nguyên tố có cùng số e hóa trị được xếpvào cùng một cột.23GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 101.2. Hoạt động 2: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Cấu tạo bảng tuần hoàn.- Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thànhphần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.Hoạt động của giáo viên và học sinhGV: Giới thiệu cho HS biết các kiến thức có thểbiết trong ô nguyên tố như: số hiệu nguyên tử,số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sốelectron, kí hiệu nguyên tố, nguyên tử khối vàđộ âm điện.GV: chọn ra một vài ô trong 20 nguyên tố đầutiên. HS nên ra các kiến thức có thể biết trongcác ô nguyên tố đó.GV: chỉ một số nguyên tố trong các chu kì. HSnhận xét đặc điểm chu kì.GV: Nhấn mạnh chu kì thường bắt đầu bằngkim loại kiềm và kết thúc là khí hiếm.GV:Giới thiệu về chu kì nhỏ và chu kì lớn.GV: Giới thiệu có 2 loại nhóm A và B.GV: Chỉ vào vị trí từng nhóm A và nêu đặcđiểm.GV: Chỉ vào vị trí từng nhóm B và nêu đặcđiểm.Nội dungII. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tốhóa học:1.Ô nguyên tố:- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ôtrong bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.- STT của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tửcủa nguyên tố đó.Vd: Mg chiếm ô thứ 12 trong bảng tuần hoàn- Số hiệu nguyên tử của Mg là 12.- Trong hạt nhân nguyên tử Mg có 12 proton và12 e ở lớp vỏ.2. Chu kì:- Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử có cùng sốlớp electron, được xếp theo chiều tăng điện tíchhạt nhân.- STT chu kì = số lớp e.- Bảng tuần hòan gồm 7 chu kì được đánh số từ1 đến 7.- Chu kì thường bắt đầu bằng kim loại kiềm vàkết thúc là khí hiếm [trừ chu kì 1 và 7].- Các chu kì 1, 2, 3 gọi là chu kì nhỏ.- Các chu kì 4, 5, 6, 7 gọi là chu kì lớn.3. Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tốđược xếp vào cùng một cột mà nguyên tử củachúng có cấu hình e tương tự nhau nên tính chấthóa học gần giống nhau.- BTH có 16 nhóm chiếm 18 cột chia thành: 8nhóm A, 8 nhóm B [ nhóm VIIIB chiếm 3 cột].- Trong cùng một nhóm các nguyên tố có cùngsố electron hóa trị và bằng STT nhóm.- Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố thuộcnhóm IA [kim loại kiềm] và nhóm IIA [kim loạikiền thổ]. Chúng hoạt động hóa học rất mạnh.- Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộcnhóm IIIA đến VIIIA [trừ He].24GV: NGUYỄN THỊ DUNGGiáo án hóa học cơ bản 10- Khối nguyên tố d: Gồm các nguyên tố thuộccác nhóm B.- Khối nguyên tố f: Gồm các nguyên tố xếp ở 2hàng ở cuối bảng.1.3.Củng cố và dặn dò:HS: cần nắm vững các kiến thức về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cấu tạobảng tuần hoàn. Dựa vào cấu tạo bảng tuần hoàn suy ra thông tin cơ bản của nguyên tố.HS: về nhà làm bài tập 8 và 9 sgk trang 35.HS: xem trước bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tồ hóa học.2. Nội dung 2: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.Kiểm tra bài cũ:1.Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo những nguyên tắc nào?2. Hãy viết cấu hình e của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử sau: 4, 6, 7, 10, 14, 19. Cácnguyên tố thuộc chu kì nào? Nhóm nào?2.1. Hoạt động 1: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tốCác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dungI. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electronGV: Chỉ vào bảng 5 và HS nhận xét về sự biến nguyên tử của các nguyên tố:thiên số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các- Nhận xét: Cấu hình electron lớp ngoài cùngnguyên tố trong nhóm A.nguyên tử của các nguyên tố được lặp đi lặp lạisau mỗi chu kì: đầu chu kì là ns1 cuối chu kì làns2np6. Như vậy: Chúng biến đổi một cách tuầnhoàn.- Kết luận: Nguyên nhân sự biến đổi tuần hoànGV: kết luận lại nguyên nhân của sự biến đổitính chất hóa học của các nguyên tố là do sựtuần hoàn.biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoàicùng khi điện tích hạt nhân tăng.2.2. Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm ACác năng lực cần hình thành cho học sinh:- Biết được số electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố nhóm A.- Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong nhóm A có thể suy ra được electron hóa trị và dự đoán đượctính chất hóa học cơ bản của nguyên tố.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung25

Video liên quan

Chủ Đề