Sinh thiết có từ cung tiếng anh là gì

Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết nội mạc tử cung

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nội mạc tử cung

Tìm hiểu chung

Sinh thiết nội mạc tử cung là gì?

Sinh thiết nội mạc tử cung là một xét nghiệm mà trong đó, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy đi một mẫu nhỏ lớp màng lót bên trong tử cung. Các mẫu này sau đó sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường. Sinh thiết nội mạc tử cung giúp bác sĩ phát hiện những căn bệnh nằm trong nội mạc tử cung đồng thời nó cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ hormone của cơ thể ảnh hưởng đến nội mạc tử cung có cân bằng hay không.

Có nhiều cách để có thể sinh thiết nội mạc tử cung. Bác sĩ có thể:

  • Dùng một thiết bị mềm có hình dạng như một ống hút để hút một mẫu nhỏ tê bào ra khỏi tử cung. Phương pháp này nhanh chóng nhưng có thể gây ra hiện tượng bị chuột rút ở một số bệnh nhân.
  • Dung thiết bị hút điện tử. Phương pháp này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Phun chất lỏng [tưới phản lực] để rửa các mô nằm ở tử cung ra ngoài. Bác sĩ sẽ sử dụng bàn chải để loại bỏ các lớp lót trước khi thực hiện rửa mô.

Sinh thiết nội mạc tử cung có thể được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân của xuất huyết âm đạo bất thường, tăng sản quá mức của niêm mạc tử cung hoặc để kiểm tra xem bệnh nhân có bị ung thư hay không.

Đối với những phụ nữ khó có con, sinh thiết nội mạc tử cung cũng có thể được thực hiện để xem liệu các lớp niêm mạc tử cung có phù hợp để mang thai hay không.

Sinh thiết nội mạc tử cung đôi khi được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm soi tử cung. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem xét bên trong tử cung thông qua một ống nhỏ ở lớp niêm mạc của tử cung.

Khi nào bạn nên thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung?

Xét nghiệm này được dùng để xác định nguyên nhân của:

  • Kinh nguyệt thất thường [kéo dài hoặc không có chu kỳ];
  • Chảy máu sau khi đã mãn kinh;
  • Chảy máu khi trị bệnh bằng hormone;
  • Niêm mạc tử cung dày được phát hiện khi siêu âm;
  • Xét nghiệm Pap bất thường;
  • Tầm soát ung thư nội mạc tử cung sau khi tìm được những tế bào nội mạc không điển hình;
  • Đánh giá khả năng sinh sản;
  • Kiểm tra đáp ứng của liệu pháp hormone;
  • Xét nghiệm này thường được thực hiện ở phụ nữ trên 35 tuổi;
  • Xét nghiệm này cũng được sử dụng để kiểm tra xem bệnh nhân có bị ung thư nội mạc tử cung hay không.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung?

Bạn cần chú ý sinh thiết nội mạc tử cung không được thực hiện trong thời gian mang thai.

Những rối loạn khác mà sinh thiết nội mạc tử cung không được khuyến cáo gồm:

  • Bệnh lý viêm vùng chậu cấp tính;
  • Bệnh nhân với bệnh lý về đông máu;
  • Viêm nhiễm cấp tính của cổ tử cung hay âm đạo;
  • Ung thư cổ tử cung;
  • Hẹp nặng cổ tử cung [chít hẹp cổ tử cung].

Khi thực hiện giãn nở và nạo [D & C], ta có thể lấy nhiều mẫu nội mạc tử cung hơn so với khi sinh thiết nội mạc tử cung. Soi buồng tử cung thường được thực hiện cùng với thủ thuật giãn và nạo để bác sĩ có thể nhìn thấy lớp niêm mạc tử cung. Bác sĩ cũng có thể thực hiện soi tử cung thay vì thực hiện thủ thuật giãn và nạo.

Sinh thiết nội mạc tử cung thường không được thực hiện trong hoặc sau khi mãn kinh, trừ khi bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường.

Sinh thiết nội mạc tử cung có một vài nguy cơ nhất định. Nguy cơ hàng đầu thường là đau, nhưng đau sẽ giảm nhanh một thời gian sau thủ thuật. Những nguy cơ ít phổ biến khác bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, và rất hiếm gặp thủng tử cung.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung?

Bạn nên cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm các loại thuốc kháng đông máu như warfarin, clopidigrel và aspirin.

Bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có đang mang thai hay không.

Trong hai ngày trước khi phẫu thuật, bạn không được sử dụng các loại kem hoặc các loại thuốc khác trong âm đạo.

Bạn không nên thụt rửa âm đạo. [Việc thụt rửa là không nên bởi nó có thể gây nhiễm trùng âm đạo hoặc tử cung.]

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen ngay trước khi làm thủ thuật.

Nếu bác sĩ có cho bạn sử dụng thuốc an thần nhẹ, bạn sẽ cần ai đó chở bạn về sau khi thực hiện xong thủ thuật.

Quy trình thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung như thế nào?

Sinh thiết nội mạc tử cung thường được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa, bác sĩ y học gia đình hoặc y tá đã được đào tạo để làm xét nghiệm. Các mẫu mô lấy được sẽ được xem xét bởi chuyên gia giải phẫu bệnh. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện tại phòng khám bác sĩ.

Bạn sẽ cần phải cởi bỏ đồ phía bên dưới thắt lưng và quấn lớp vải quanh eo. Sau đó bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám, nâng cao chân lên và đạp chân lên bàn đạp để giữ chân lại.

Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt đã được bôi trơn vào âm đạo của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng mỏ vịt tách rộng vách âm đạo để bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong âm đạo và cổ tử cung. Cổ tử cung sẽ được rửa với một chất đặc biệt và có thể được giữ lại bằng kẹp.

Cổ tử cung của bạn có thể được gây tê cục bộ bằng thuốc xịt hoặc thuốc tiêm.

Dụng cụ sinh thiết sẽ thông qua cổ tử cung đi vào trong tử cung để thu thập mẫu. Công cụ này có thể được di chuyển lên và xuống để thu thập mẫu. Hầu hết phụ nữ sẽ có cảm giác khó chịu trong quá trình sinh thiết.

Sinh thiết nội mạc tử cung sẽ kéo dài từ 5 đến 15 phút.

Bạn nên làm gì sau khi sinh thiết nội mạc tử cung?

Bạn có thể cảm thấy đau ở âm đạo trong vòng một hoặc hai ngày. Việc chảy máu âm đạo hoặc xuất tiết trong vòng một tuần sau khi sinh thiết là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh khi bị chảy máu và đừng tập thể dục nặng hoặc nâng vật nặng trong vòng một ngày sau khi làm sinh thiết. Ngoài ra, đừng quan hệ tình dục, sử dụng băng vệ sinh, hoặc thụt rửa cho đến khi dừng chảy máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả sinh thiết sẽ có sau vài ngày.

Kết quả bình thường:

Kết quả bình thường tức là không có tế bào bất thường hay ung thư được tìm thấy. Đối với phụ nữ đang có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung phải phù hợp với giai đoạn kinh nguyệt lúc lấy mẫu.

Kết quả bất thường:

Bạn có thể bị:

  • U lành tính đang phát triển.
  • Tăng sản nội mạc tử cung.
  • Ung thư hoặc những dấu hiệu tiền ung thư.

Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mà niêm mạc tử cung không phải là ở giai đoạn phù hợp với thời gian trong chu kỳ khi sinh thiết được thực hiện thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm để làm rõ.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

CARCINOMA, SARCOMA, MYELOMA, LYMPHOMA VÀ LEUKEMIA – LÀ NHỮNG LOẠI UNG THƯ GÌ?

Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, có những trường hợp bệnh nhân đã nhận được kết quả xét nghiệm hoặc báo cáo y tế và bị nhầm lẫn giữa tên hoặc các thuật ngữ ung thư. Một số bệnh nhân được bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ phẫu thuật thông báo rằng cục u bướu [lump] của họ đã được cắt bỏ, và đó là một khối u [tumor/tumour]. Sau đó họ tiếp tục nhận được một báo cáo y tế rất khó hiểu. Vậy sự khác biệt giữa các thuật ngữ này là gì?

  1. Khối u có thuộc loại u ác tính?

Đây có lẽ là câu hỏi cơ bản nhất mà bệnh nhân nên hỏi. Không phải tất cả các khối u đều ác tính hoặc ung thư. U xơ tuyến vú [Fibreenoma] hay bệnh xơ nang ở vú là một số ví dụ về khối u lành tính. Một khối u lành tính nói chung không xâm nhập sâu hoặc lây lan, và thường được chữa lành bằng phẫu thuật cắt bỏ. Định nghĩa chính thức về đặc tính ung thư chính là: một khối u có các dấu hiệu tăng trưởng đặc trưng, đối nghịch với các dấu hiệu cho thấy nó ngừng phát triển [tương tự như hiện tượng to bụng khi đến tuổi trung niên!], chống lại sự chết tế bào, không ngừng nhân lên mãi mãi, thậm chí có thể tự tạo ra hệ mạch máu nuôi dưỡng tế bào ung thư [angiogenesis hay sự hình thành mạch máu].

Tương tự như nhiều đối tượng sinh học khác, một số khối u vì lý do nào đó không đáp ứng toàn bộ các tiêu chí. Trong những trường hợp này, một cuộc thảo luận hoặc hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa ung thư, đôi khi với sự hỗ trợ của một nhà nghiên cứu bệnh học, được tổ chức để xác định chính xác tính chất của khối u.

Carcinoma, Sarcoma, Myeloma, Lymphoma, hoặc Leukemia

Ung thư biểu mô hay Carcinoma [xuất phát từ tiếng Hy Lạp để chỉ “con cua”] là thuật ngữ dùng cho các bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào Biểu mô. Chúng bao gồm các dạng ung thư phổ biến như ung thư vú, đại tràng, dạ dày, da và ung thư phổi. tế bào Biểu mô là các tế bào nằm lót bên ngoài hoặc bên trong các bề mặt của cơ thể và các cơ quan. Lưu ý rằng ung thư không thể hiển thị bằng việc kiểm tra các cơ quan nguồn gốc của bệnh qua kính hiển vi như phổi, dạ dày, vú, buồng trứng hoặc đại tràng. Nhưng trong thực tế, ung thư biểu mô có thể được chỉ rõ bởi vì loại ung thư này có các nét đặc trưng của “loại da” [squamous cell – ung thư tế bào vảy], hoặc đặc trưng hình thành tuyến [adenocarcinoma – ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày]. Dạng ung thư này cũng có một số các đặc trưng không thể nhận ra được [anaplastic – ung thư không biệt hóa]. Ngoài ra, đôi khi ung thư được mô tả dựa trên kích thước tế bào của nó, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào lớn hoặc nhỏ. Tất nhiên cũng có các loại tế bào hỗn hợp được quan sát trong sinh thiết [adenosquamous].

Các yếu tố khác của cơ thể con người có thể làm phát sinh các căn bệnh ung thư cơ, xương, sụn và các mô liên kết được gọi là sarcoma.

Máu và hệ thống bạch huyết là nguồn gốc của lymphoma [u lympho – ung thư hạch bạch huyết], myeloma [u tủy] và leukaemia [hay leukemia – bệnh bạch cầu]. Những tên gọi này có chút phức tạp. Mọi người có thể đã nghe về lymphoma Hodgkin và không Hodgkin nhưng thực tế có nhiều loại mô bạch huyết trong hệ thống của chúng ta có thể biến chứng thành ác tính. Mặc dù hầu hết chúng ta có thể biết về ung thư vú, nhiều người có thể không quen thuộc với lymphoma tế bào NK / T [hoặc Mycosis Fungoides và Hội chứng Sezary!]. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã phân loại lymphoma thành hơn 60 loại.

BẢNG: Phân loại của WHO về khối u tế bào B, tế bào T và tế bào NK trưởng thành [2008]

U tế bào B trưởng thành [Mature B-cell neoplasms] Lymphocytic leukemia mãn tính/nhỏ [Chronic lymphocytic leukemia/ small] lymphocytic lymphome Prolymphocytic leukemia tế bào B [B-cell prolymphocytic leukemia] Lymphoma vùng rìa của lách [Splenic marginal zone lymphoma] Leukemia tế bào tóc [Hairy cell leukemia]Lymphoma/leukemia trong lách, không thể phân loại [Splenic lymphoma/leukemia, unclassifiable] Tế bào B nhỏ khuếch tán tủy đỏ trong lách [Splenic diffuse red pulp small B-cell] lymphome* Leukemia-biến thể tế bào tóc* [Hairy cell leukemia-variant*] Lymphoplasmacytic lymphome Waldenstrom macroglobulinemia Bệnh chuỗi nặng [heavy chain diseases] Bệnh chuỗi nặng alpha [alpha heavy chain disease] Bệnh chuỗi nặng gamma [gamma heavy chain disease] Bệnh chuỗi nặng mu [mu heavy chain disease] Myeloma tế bào huyết tương [Plasma cell myeloma] Plasmacytoma xương đơn lẻ [Solitary plasmacytoma of bone] Extraosseous plasmacytoma Lymphoma vùng rìa extranodal của mô lymphomid liên quan đến niêm mạc [Extranodal marginal zone lymphoma of mucosa-associated lymphomid tissue [MALT lymphoma]] Lymphona vùng rìa nodal [Nodal marginal zone lymphoma] Lymphona vùng rìa pediatric nodal [Pediatric nodal marginal zone lymphoma] Lymphona có nang [Follicular lymphoma] Lymphona có nang pediatric [Pediatric follicular lymphoma] Lymphoma trung tâm có nang trên da [Primary cutaneous follicular center lymohoma] Lymphoma tế bào lớp vỏ [Mantle cell lymphoma] Lymphome tế bào B lớn khuếch tán [Diffuse large B-cell lymphome [DLBCL], NOS] Lymphoma tế bào B lớn giàu tế bào T / mô bào [T-cell / histiocyte-rich large B-cell lymphoma] EBV+ DLBCL sắp già [EBV+ DLBCL of the elderly] DLBCL kết hợp mãn tính [DLBCL associated with chronic] viêm [inflammation] Lymphomatoid granulomatosis Tế bào B lớn vách [Primary mediastinal [thymic] large B-cell] lymphoma Lymphoma tế bào B lớn trong mạch [Intravascular large cell-B lymphoma] Primary cutaneoud DLBCL, leg type Lymphoma tế bào B ALK+ lớn [ALK+ large cell-B lymphoma] Plasmablastic lymphoma Lymphoma tế bào B lớn phát sinh [Large cell-B lymphoma arising in] HHV-8 liên quan đa trung tâm [HHV-8-associated multicentric] Bệnh [Castleman disease] Lymphoma tràn dịch [Primary effusion lymphoma] Burkitt lymphoma Lymphoma tế bào B không phân loại với đặc trưng [Cell-B lymphoma, unclassifiable, with features] Lymphoma trung gian giữa DLBCL và Burkitt [intermediate between DLBCL and Burkitt]

Lymphoma tế bào B không phân loại với đặc trưng [Cell-B lymphoma, unclassifiable, with features]Trung gian giữa DLBCL và Hodgkin lymphoma thông thường [intermediate between DLBCL and classic Hodgkin lymphoma]

U tế bào T và tế bào NK trưởng thành [Mature T-cell and NK-cell neoplasms] Prolymphocyic leukemia tế bào T [T-cell prolymphocyic leukemia] Lymphocytic leukemia tế bào T lớn có hạt [T-cell large granular lymphocytic leukemia] Rối loạn lymphoproliferative mãn tính của tế bào NK [Chronic lymphoproliferative disorder of NK cells]* Leukemia tấn công tế bào NK [Aggressive NK cell leukemia] Lymphoproliferative tế bào T + EBV [Systemic EBV+ T-cell lymphoproliferative] Bệnh trẻ em [disease of childhood] Hydroa vacciniforme-like lymphoma Adult T-cell leukemia / lymphoma Extranodal NK / T-cell lymphoma, nasal type Enteropathy-associated T-cell lymphoma Hepatosplenic T-cell lymphoma Subcutaneous panniculitis-like T-cell lymphoma Mycosis fungoides Sezary syndrome Primary cutaneous CD30+ T-cell lymphoproliferative disorders Lymphomatoid papulosis Primary cutaneous anaplastic large cell lymphoma Primary cutaneous gamma-delta T-cell lymphoma Primary cutaneous CD8+ aggressive epidermatropic cytotoxic T-cell lymphoma* Primary cutaneous CD4+ small / medium T-cell lymphoma Peripheral T-cell lymphoma, NOS Angioimmunoblastic T-cell lymphoma Anaplastic large cell lymphoma, ALK+ Anaplastic large cell lymphoma, ALK-*Hodgkins lymphoma Nodular lymphocyte-predominant Hodgkins lymphoma Classic Hpdgkins lymphoma Nodular scierosis classic Hodgkins lymphoma Lymphocyte-rich classic Mixed cellularity classic Hodgkin lymphoma Lymphocyte-depleted classic Hidgkin lymphomaPosttransplantation lymphoproliferative disorders [PTLDs] Early lesions Plasmacytic hyperplasia Infectious mononulceosis-like PTLD Polymorphic PTLD Monomorphic PTLD [B and T / NK-cell types]^

Classic Hodgkins lymphoma type PTLD^

* Các thực thể tạm thời mà Nhóm Hoạt động WHO cho rằng không có đủ bằng chứng để công nhận là các bệnh riêng biệt tại thời điểm này.

^ Những thương tổn này được phân loại theo leukemia hoặc lymphoma tương ứng. Các bệnh được in nghiêng mới được thêm vào phân loại năm 2008 của WHO.

Myeloma là một dạng u tế bào B ác tính phát sinh từ tế bào plasma. Các mô chuyên biệt khác trong cơ thể con người có thể chuyển sang ác tính và chúng có tên gọi bất thường [không thông thường] như glioma [mô từ não và mô thần kinh trung ương], u ác tính [từ bớt bẩm sinh hoặc nốt ruồi] và germinoma [mô tế bào mầm như tinh hoàn hoặc buồng trứng].

  1. Khối u là nguyên phát hay di căn?

Khối u hoặc ung thư nguyên phát là khối u phát sinh từ vị trí mô nguồn gốc được tìm thấy, còn khối u thứ phát hay u di căn là khối u xuất phát từ một vị trí mô khác. Khối u trong phổi có thể phát sinh từ phổi [ung thư phổi nguyên phát] hoặc từ nơi khác [ung thư phổi di căn]. Ngay cả khi các xét nghiệm bệnh lý cho biết về loại tế bào ung thư, [ví dụ một tế bào ung thư tuyến tủy qua sinh thiết của tổn thương phổi], nó có thể là ung thư nguyên phát hoặc hoặc di căn. Một số xét nghiệm đặc biệt có thể được thực hiện trên khối u để phân biệt nguồn gốc của nó. Immunohistochemistry là một kỹ thuật để nhuộm các tế bào khối u trên một bản kính hiển vi với các kháng thể mang chất nhuộm màu. Ví dụ, các tế bào ung thư vú có thể có các thụ thể oestrogen [hoặc estrogen] [ER] và nhuộm dương tính với thụ thể hormone này có thể mang đến đầu mối cho thấy ung thư tuyến giáp xuất phát từ các mô vú.

Xác định ung thư [cho dù đó là ung thư carcinoma, sarcom, myeloma, lymphoma hay leukaemia] chỉ là bước khởi đầu nhưng rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp việc xác định ung thư đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật mô bệnh học và phân tử tiên tiến vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và điều trị.

Tác giả:

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS [Singapore]
Thạc sĩ Y khoa/MMed [Nội Khoa]
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP [Vương quốc Anh]
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS [Ung thư Y khoa]

Bác sĩ Kevin Tay
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS [Singapore]
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM – Nội khoa
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM – Ung thư Y khoa
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS [Ung thư Y khoa]

Video liên quan

Chủ Đề