Luyện tập Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :
    • Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội [luận điểm xuất phát, tổng quát].
    • Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài [ có thể có nhiều đoạn nhỏ, mooic đoạn có một điểm phụ].
    • Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái dộ, quan điểm, của bài.
  • Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng  các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 2

Nhận xét về bố cục và cách lập luận xây dựng luận điểm trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?

=> Xem hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu hỏi trang 32 sgk ngữ văn 7 tập 2

Đọc bài văn và trả lời câu hỏi sau: 

a. Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào ? 

b. Bài có bố cục mấy phần ?Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng  trong bài ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận để chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn gọn: 

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Câu hỏi [trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]:

* Nhận xét:

- Về bố cục văn bản: logic, hợp lí, triển khai theo 3 phần:

+ Mở bài : Nêu vấn đề.

+ Thân bài : Triển khai luận điểm, luận cứ.

+ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề

- Về lập luận:

+ Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.

+ Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

II. Luyện tập

Câu hỏi [trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2]:

a. Bài văn nêu lên tư tưởng : Học cơ bản mới có thể thành tài.

-  Tư tưởng ấy thể hiện ở các luận điểm :

+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít có ai biết học cho thành tài.

+ Chỉ thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b.

* Bố cục bài văn :

- Mở bài : Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm “ít ai biết học cho thành tài”.

- Thân bài: Kể lại một câu chuyện để làm rõ luận điểm.

- Kết bài: Lập luận theo quan hệ nhân quả.

* Cách lập luận chung cho toàn bài là lập luận theo quan hệ tổng-phân-hợp.

* Cách lập luận này trình tự, logic, hợp lí và giàu sức thuyết phục

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận:

- Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :

    + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội [luận điểm xuất phát, tổng quát].

    + Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài [ có thể có nhiều đoạn nhỏ, mooic đoạn có một điểm phụ].

    + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm, của bài.

- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng  các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...

Bài giảng Ngữ văn 7 Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Thêm trạng ngữ cho câu

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Thêm trạng ngữ cho câu [Tiếp theo]

1. Tóm tắt bài 

1.1. Mối quan hệ giữa bố cục và luận điểm

a. Bố cục trong văn nghị luận

b. Lập luận trong văn nghị luận

1.2. Ghi nhớ

2. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

3. Hỏi đáp Bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

- Bài văn có 3 phần lớn: mở bài , thân bài, kết bài

- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn

- Các luận điểm

+ Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta

+ Luận cứ: 

- Lòng yêu nước trong quá khứ: trong lịch sử chống nước

- Lòng yêu nước ở hiện tại: thể hiện qua việc làm của mọi công dân từ già đến trẻ, không phân biệt giai cấp, nghề nghiệp

+ Mở rộng: Nhân dân ta cần phát huy lòng yêu nước

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

- Luận điểm:

+ Không phải ai học cũng thành tài

+ Học muốn thành tài phải kiên trì từ cái cơ bản nhất

- Các câu chứa luận điểm:   

+ Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài 

+ Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt thật tinh mới có tiền đồ

b. Bố cục và cách lập luận trong bài

- Bài văn có bố cục 3 phần

-  Cách lập luân trong bài: Lập luận theo lối nguyên nhân kết quả: có học từ cái cơ bản mới thành tài, có người thầy giỏi mới có người học trò giỏi

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 [ngắn nhất]

a] Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

b] Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài.

a] Bài văn nêu tư tưởng luận điểm ở tên bài. Tư tưởng này được sáng ở đoạn văn đầu và đoạn cuối. Đây chính là những câu mang luận điểm.

I. Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.

II. Thân bài: kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và sự kiên trì của thầy trò nhà danh họa.

III. Kết bài: Lập luận theo lối nguyên nhân - kết quả.

* Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ.

* Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy học trò được những điều cơ bản nhất.

* Chỉ có thầy giỏi mới tạo được trò giỏi.

Cách đưa luận điểm, dẫn chứng đi đến kết luận như vậy.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có bố cục ba phần:

Quảng cáo

- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;

- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

Quảng cáo

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng [người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.]

- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

Quảng cáo

b.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

    + Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

    + Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề