Giám đốc giao hàng nhanh là ai

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Trần Thi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về việc rời Giao hàng nhanh [GHN]: "Kết thúc chặng đường hơn 7 năm với GHN. Bắt đầu một hành trình mới".

Chia sẻ này của Thi khiến nhiều người khá bất ngờ. Còn nhớ, vào năm 2012, có đôi bạn trẻ đã gây tiếng vang lớn trong làng khởi nghiệp là Nguyễn Trần Thi và Lương Duy Hoài khi xách 2 chiếc xe đạp để đạp từ Sài Gòn ra Hà Nội trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.

Công ty đầu tiên của họ có tên là F1 Delivery. Trong đó F1 hàm ý chỉ môn thể thao đua xe công thức 1, tức là rất nhanh. Về sau đổi tên thành GHN.

Tại GHN, Lương Duy Hoài là cái tên nổi trội hơn cả, luôn sắm vai chính. Cho đến khi Nguyễn Trần Thi được giao phó chức vụ CEO của GHN Express vào năm 2018 thì mọi người mới biết đến Thi nhiều hơn.

Tuy nhiên, duyên nợ của Thi tại GHN có vẻ lận đận. Thi chỉ nắm giữ chức vụ mới vỏn vẹn 1 năm, sau đó phụ trách phát triển mảng mới của GHN là Fulfillment [lo về kho bãi, giao vận]. Thay vào đó, ông Lương Duy Hoài - CEO của SCommerce - công ty "mẹ" của Giao Hàng Nhanh, AhaMove, Gido, Lala - quay trở lại điều hành Giao Hàng Nhanh Express.

Với lợi thế về công nghệ, GHN nhanh chóng mở rộng qui mô ra 15 tỉnh thành và có 825.000 đơn hàng chỉ sau năm đầu tiên. Đầu năm 2015, số đơn hàng đạt được đã chạm mốc 3,5 triệu.

GHN Express hướng khách hàng sử dụng 3 sản phẩm chính ở 3 phân khúc: Giao hàng nội tỉnh, giao hàng đường dài và kho bãi.

Đến tháng 8/2019, ông Thi đã bất ngờ thông báo hoàn toàn rút khỏi GHN. Theo nguồn tin thân cận, Nguyễn Trần Thi rời Giao Hàng Nhanh là do "cơm không lành, canh không ngọt" với ban quản trị của Scommerce [công ty mẹ của GHN].

Một nhân sự cấp cao của Scommerce cho hay đang xúc tiến mua lại toàn bộ cổ phần của ông Thi do công việc mới có tính cạnh tranh trực tiếp với công ty.

Ông Nguyễn Trần Thi tốt nghiệp đại học Công nghệ TP HCM loại giỏi, trong quá trình học tập ông tham gia một số cuộc thi và đạt thành tích ấn tượng: giải bạc Olympic Tin học, giải đồng cuộc thi ACM/ICPC 2010 [một cuộc thi về lập trình dành cho sinh viên đại học trên thế giới] khu vực Châu Á.

Và mới đây, trên trang cá nhân cựu CEO GHN đã chính thức công bố về việc gia nhập One Mount Group - công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: "Chính thức chia sẻ về cuộc phiêu lưu mới tại One Mount Group. Tự hào là một trong những thành viên đầu tiên ở đây. Cảm ơn vì một cơ hội thực sự lớn, được làm việc với những con người tuyệt vời để làm những việc lớn, tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam trong vài năm tới".

Được biết, hôm 27/9, Vingroup đã công bố thành lập công ty con là One Mount Group có vốn điều lệ gần 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 51,22% vốn. Công ty có trụ sở tại tầng B1, toàn nhà T26, khu đô thị Times City, số 458 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chính của One Mount Group là mã ngành 4610 "Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa" nhưng trừ hoạt động đấu giá hàng hóa.

Ngoài ra, One Mount Group còn đăng ký kinh doanh một số ngành liên quan đến vận tải hàng hóa; kho bãi lưu giữ hàng hóa; bưu chính; công nghệ thông tin và cổng thông tin.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, ông Nguyễn Trần Thi được kỳ vọng sẽ giúp One Mount Group của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "tham chiến" trong lĩnh vực giao nhận đầy màu mỡ.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng Nhanh [GHN] có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 99,98%.

Cổ đông sáng lập, cựu CEO Nguyễn Trần Thi chỉ sở hữu 0,01% cổ phần tại GHN; 0,01% còn lại thuộc về 1 cổ đông sáng lập khác là ông Nguyễn Xuân Hùng.

Cổ đông nước ngoài đang sở hữu 99,98% vốn tại Giao hàng Nhanh chính là Công ty Cổ phần Đầu tư Scommerce. Người đại diện uỷ quyền của Scommerce tại Giao hàng Nhanh là ông Lương Duy Hoài.

Ông Lương Duy Hoài hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Scommerce, đồng thời là Tổng giám đốc Giao hàng Nhanh. Trong khi đó, theo tìm hiểu của VietnamFinance, ông Nguyễn Trần Thi vẫn đang giữ vị trí Thành viên HĐQT của Giao hàng Nhanh.

Scommerce  không có cổ đông sáng lập. Sở dĩ, Scommerce là cổ đông nước ngoài tại Giao hàng Nhanh bởi tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở công ty này đã lên đến 65,79%. Hơn 34% còn lại là nguồn vốn tư nhân trong nước.

Tuy nhiên, theo tài liệu của VietnamFinance, ông Nguyễn Trần Thi không sở hữu cổ phần nào tại Scommerce.

Hiện, Scommerce có 3 cổ đông lớn là các tổ chức nước ngoài. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Ficus Asia Investment của Singapore với tỷ lệ nắm giữ lên đến 43,63%. Hai cổ đông cùng nắm giữ 10,76% vốn là Olympus ACF PTE và AEP II Holdings, đều có trụ sở tại Singapore.

Scommerce ngoài sở hữu thương hiệu Giao hàng Nhanh còn có các công ty con khác như AhaMove, Gido hay Lala. Tuy nhiên nổi tiếng và được nhiều khách hàng biết đến nhất vẫn là Ahamove và Giao hàng Nhanh. 

Về nhà đồng sáng lập Giao hàng Nhanh Nguyễn Trần Thi, ngày 31/8, ông Thi chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về việc rời Giao hàng Nhanh: “Kết thúc chặng đường hơn 7 năm với GHN. Bắt đầu một hành trình mới”.

Và mới đây, cựu CEO Giao hành Nhanh đã chính thức công bố về việc gia nhập One Mount Group trên trang cá nhân: “Chính thức chia sẻ về cuộc phiêu lưu mới tại One Mount Group. Tự hào là một trong những thành viên đầu tiên ở đây. Cảm ơn vì một cơ hội thực sự lớn, được làm việc với những con người tuyệt vời để làm những việc lớn, tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam trong vài năm tới”.

One Mount Group là công ty con của Vingroup, có vốn điều lệ gần 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 51,22% vốn. Ngành nghề kinh doanh chính của One Mount Group là mã ngành 4610 "Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa" nhưng trừ hoạt động đấu giá hàng hóa. Ngoài ra, One Mount Group còn đăng ký kinh doanh một số ngành liên quan đến vận tải hàng hóa; kho bãi lưu giữ hàng hóa; bưu chính; công nghệ thông tin và cổng thông tin.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, ông Nguyễn Trần Thi được kỳ vọng sẽ giúp One Mount Group của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “tham chiến” trong lĩnh vực giao nhận đầy màu mỡ.

Chị Mai Linh - Giám đốc kinh doanh của GHN [Giao Hàng Nhanh]

Với những nhân viên mới vào GHN trong thời gian gần đây, vị nữ Giám đốc kinh doanh Mai Linh là một trong những người bí ẩn nhất đối với họ. Chị như "thần long thấy đầu chẳng thấy đuôi" vì nhân viên GHN chẳng mấy khi thấy người phụ nữ quyền lực nhất nhì công ty xuất hiện tại trụ sở.

Ngay cả bản thân chị cũng thú nhận khi nói chuyện với chúng tôi, là giờ bạn bè chị chẳng ai chịu rủ chị đi chơi cả, vì vài lần liên lạc thì lúc chị ở Hà Nội, lúc đang ở Đà Nẵng, khi khác lại đi Trung Quốc. Hơn nữa, ngay cả khi chị ở TP. HCM hay Hà Nội, thì chị cũng không chịu ngồi yên, lại bắt đầu chạy qua kho, đi giao hàng, dẫn nhân viên đi thực địa… Hiếm khi người ta thấy Mai Linh có thể ngồi yên 1 tuần ở công ty, nhất là trong giai đoạn gần đây, khi GHN đang rất khẩn trương chuẩn bị cho các dự án của 2020.

Chỉ trong 2 năm về đầu quân cho GHN, vị sếp nữ này đã xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống và quy trình làm việc cho bộ phận kinh doanh đầy hiệu quả. Hiện tại, một mình chị và đội kinh doanh đang "cân" 50% doanh số cho GHN. "Trong công ty, không ít lần mọi người cứ trêu tôi - như Hoài [Lương Duy Hoài đang là CEO của GHN], rằng ‘chị đã nhận trách nhiệm mang về hàng ngàn tỷ đồng, thì thêm vài trăm tỷ nữa đâu có sao’", chị Linh kể.

Chị Mai Linh cùng team của mình đang cùng gồng gánh 50% doanh số cho GHN.

LĂN XẢ NHƯ LÀ MỘT "CON NHÓC" TẬP SỰ KHI BẮT ĐẦU MỘT CÔNG VIỆC MỚI

Trước khi nhận lời về đảm nhận chức vụ Giám đốc kinh doanh tại GHN, Mai Linh là cái tên đình đám trong giới kinh doanh – bán hàng ở ngành công nghệ, nội dung số và thương mại điện tử Việt Nam.

Là người phụ trách đơn vị sản xuất và kinh doanh trực tuyến cho VTV, một đơn vị trong trung tâm nội dung số, mới mẻ nhưng không hề non trẻ của VTV, dự án thành công mà chị Mai Linh từng phụ trách là giải đấu được nhiều người yêu thích Euro 2016.

Chị Mai Linh cũng là người đầu tiên đi bán quảng cáo trên trình duyệt khi về đầu quân cho Cốc Cốc, và gây dựng được một đội kinh doanh chuyên nghiệp dù Cốc Cốc lúc đó còn là một thương hiệu rất mới ở thị trường Việt Nam. Những ngày đầu chị thực hiện kế hoạch này, ai cũng bảo chị điên, họ cho rằng ‘chắc chắn sẽ chẳng ai mua quảng cáo trên trình duyệt’, nhưng cuối cùng chị vẫn bán được cho rất nhiều đơn vị và doanh nghiệp, góp phần phát triển công cụ tìm kiếm Cốc Cốc và giúp Cốc Cốc có vị thế, phát triển mạnh như hiện nay.

"Điên" là từ mà không ít người khi có dịp tiếp xúc với Mai Linh hoặc biết những chuyện chị làm. Trong cuộc đời vài chục năm của mình, chị hay làm những việc mà người khác cho rằng không thể hoặc không nên làm với sự háo hức và nhiệt tình mà ít người có thể hiểu được. Hoặc nói theo cách "rất Mai Linh", chị chỉ muốn làm những việc đủ lớn, đủ khó và phải tạo ra những thành tựu nổi bật.

Trong những ngày đầu ở công ty, Mai Linh tự đặt mục tiêu cho mình là phải biết hết tất cả những công việc – nghiệp vụ của hầu hết các bộ phận trong GHN: Chị tự mình đi giao hàng – nhận hàng, tự mình xuống kho để tham gia phân loại, tự mình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng – đối tác….

"Về lý thuyết, bộ phận kinh doanh chỉ cần làm tốt công việc của mình là ổn. Nhưng theo quan điểm của tôi, doanh nghiệp là một thể thống nhất, nếu tôi không biết quy trình làm việc của các anh chị em Chiến binh [tên gọi thân mật của nhân viên tại GHN], những khó khăn – thuận lợi của bộ phận phân loại, xử lý hàng hóa hay những thách thức mà mảng vận hành gặp phải, chúng tôi chắc chắn sẽ không thể làm tốt nhất công việc của mình.

Ví dụ như khi đi gặp khách hàng, nếu họ có thắc mắc mà chúng tôi không trả lời được hoặc không đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho các khiếu nại của họ, chúng tôi không thể có được lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, công việc của bộ phận kinh doanh chỉ có thể chạy mượt mà khi có sự hỗ trợ từ các bộ phận khác và nếu bạn không biết họ là ai, thì vì sao họ phải nhiệt tình hỗ trợ bạn?!", chị Linh cho biết.

Quan điểm của Mai Linh cũng đồng nhất với nguyên tắc chung ở GHN là các thành viên trong ban lãnh đạo phải biết việc của nhau, Giám đốc bộ phận vận hành phải biết việc của Giám đốc bộ phận kinh doanh… có như thế thì mọi người mới có thể chia sẻ trách nhiệm với nhau khi người kia đột xuất có việc bất khả kháng.

1000 NGƯỜI CHỈ TUYỂN 1/3, NHƯNG HƠN 300 NGƯỜI ĐÓ ĐƯỢC ĐÀO TẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHỮNG "CHIẾN BINH" THỰC THỤ

Ở GHN, chị Linh có lẽ là người ‘xài hao’ nhân sự nhất. Hơn 300 nhân viên "dưới trướng" nữ tướng này hiện tại được "chắt lọc" từ 1.000 nhân sự mà công ty đã tuyển cho chị. Và sở dĩ tỷ lệ đào thải ở đội kinh doanh cao kinh người như thế là bởi chị Linh đào tạo ‘Chiến binh" chứ không phải một nhân viên kinh doanh bình thường.

Đối với một Giám đốc thích đi thực địa hơn là ngồi yên vị trong văn phòng máy lạnh, thì nhân viên của chị cũng không thể ngày làm đủ 8 tiếng ngồi mãi ở một chỗ ở văn phòng. Công việc đầu tiên mà nhân viên mới tới đây phải làm chính là đi giao hàng, mà như Mai Linh hay đùa là nhân viên của chị không thể sung sướng hơn chị.

Không ngại khó và không ngại khổ không chỉ là tính cách của chị Linh mà của cả team kinh doanh.

"Vui nhất và cũng cực khổ nhất là vào những dịp sales lớn của các sàn thương mại điện tử. Cả công ty được tổng động viên xuống giúp bộ phận kho phân loại, tất nhiên team kinh doanh phải đi đầu. Sau khi hoàn thành công việc chuyên môn, mọi người trong team phải chia ca xuống hỗ trợ những đồng nghiệp của mình ở ngoài ‘chiến trường'.

Cách đây chưa lâu, trong lúc team hỗ trợ chưa xuống mà xe cần dỡ hàng để chạy chuyến khác, vì nhu cầu cấp thiết, trời thì bắt đầu đổ mưa, tôi cứ cắm cúi chuyển hàng lên xe, không biết dừng. Cuối cùng, một mình tôi đã chuyển hết 2 xe tải hàng vào kho lúc nào không hay", chị Linh kể lại.

Không ít lần, Mai Linh và team của chị phải dành nhiều thời gian quan sát cách làm việc – vận hành của các công ty đối thủ, để biết điểm mạnh yếu của họ so với bản thân mình. Có lần Mai Linh còn "bám" theo khách hàng của đối thủ về tới tận "đại bản doanh" của họ để trình bày những ích lợi mà các dịch vụ của doanh nghiệp mình có thể mang lại.

"Tôi không cho rằng, hành động này là chơi xấu đối thủ hay thọc gậy bánh xe. Thật ra, những khách hàng đó đã biết các dịch vụ GHN, chỉ là họ chưa được tường tận. Đứng trên việc lôi kéo khách hàng hay cạnh tranh với đối thủ, mục tiêu đội sale của tôi luôn là mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất", chị Linh khẳng định.

ĐỂ THĂNG CHỨC HAY LÊN LƯƠNG CHỈ PHỤ THUỘC VÀO NĂNG LỰC, KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO TUỔI TÁC HAY BẰNG CẤP

Với đặc thù lĩnh vực, phòng kinh doanh của chị Linh là bộ phận có tuổi tác – trình độ học vấn đa dạng nhất; bao hàm từ 7x đến 10x, từ trình độ văn hóa cấp 2 đến cả đại học. Chị kể vui là giờ trong bộ phận có không ít nhân viên cứ gọi chị Linh là cô, dù đã được chị chỉnh sửa rất nhiều là ‘chỉ cần gọi chị, không cần gọi cô!’. Dù cho có khác biệt về tuổi tác hay trình độ văn hóa, chỉ cần bạn làm được việc thì sẽ nhận được sự tưởng thưởng và nể trọng xứng đáng.

Văn hóa tôn trọng sự khác biệt này không chỉ có ở phòng kinh doanh mà có trong toàn bộ công ty. Như ở bộ phận nhân sự, có một bạn hoàn thành hết phổ thông trung học, nhưng mỗi năm đã tuyển cho công ty hàng ngàn nhân sự mảng vận hành, trở thành ‘người quan trọng’ của công ty.

"Tại Giao Hàng Nhanh, thái độ tốt được đánh giá cao hơn cả. Có không ít bạn ứng tuyển vào bộ phận kinh doanh, sau thời gian thử việc, tôi thấy bạn đó không phù hợp với công việc kinh doanh nhưng nếu bạn đó có thái độ tốt, tôi sẵn sàng giới thiệu qua bộ phận khác trong công ty, phù hợp với năng lực của bạn đó hơn. Với tốc độ tăng trưởng từ 100% đến 200%/năm, công ty luôn ở trong tình trạng khát nguồn nhân lực.

Hồi chúng tôi ra mắt hệ thống phân loại hàng tự động trị giá hơn 2 triệu USD ở Long Biên, nhiều người cứ hỏi tôi vậy có phải GHN đã sa thải tất cả những người làm thủ công ở kho này? Xin thưa là không hề, vì GHN có độ phủ ở 63 tỉnh thành với nhiều kho lớn nhỏ khác nhau, chúng tôi luôn có những vị trí vận hành phù hợp cho nhân viên của mình. Ở GHN, không bao giờ thiếu việc, chỉ sợ thiếu người làm mà thôi", chị Linh chia sẻ.

Ngoài văn hóa tôn trọng năng lực và thái độ tốt hơn bằng cấp và tuổi tác, GHN còn có văn hóa đồng cam cộng khổ với đồng đội. Khi đội kinh doanh biết là anh ‘Chiến binh’ ở khu vực nào đó gia cảnh đang gặp khó khăn, các bạn trong đội sẽ tự bảo nhau tìm cách đẩy đơn hàng tại khu vực đó nhiều hơn, để anh ấy có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Theo Cafebiz

Video liên quan

Chủ Đề