Viêm mao mạch dị ứng bao lâu thì khỏi

Người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt

Bệnh gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan như khớp, da, đường tiêu hóa, tim mạch… Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, do vậy việc theo dõi và điều trị từ sớm có ý nghĩa quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng, tránh các biến chứng bệnh nguy hiểm. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về viêm mao mạch dị ứng trong bài viết dưới đây.

PHẦN 1: VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm mao mạch dị ứng còn được biết đến với nhiều tên gọi như hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp… là bệnh tự dị ứng có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan chủ yếu là khớp, da, thận, ruột…Bệnh gặp phải nhiều hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc trước 5 tuổi là 50%, 3–10 tuổi là 75%. Ở nam giới, tỷ lệ mắc cũng cao hơn gấp 2 lần so với nữ.

Khi bị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các ban đặc biệt kèm các triệu chứng lâm sàng như:

Triệu chứng trên da: 50% trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầu tiên trên da như xuất huyết tại mặt gấp của tay chân, quanh mắt cá chân, đùi, mông, cánh tay… Các xuất huyết này không ngứa, dạng chấm, gờ cao hơn mặt da, có thể mề đay, bọng nước hoặc bầm máu,  thậm chí là ban hoại tử. Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng này, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với xuất huyết giảm tiểu cầu, lupus ban đỏ…

Ban xuất huyết ở cổ chân, bàn chân

Triệu chứng ở khớp: 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp phải các vấn đề ở khớp như ban xuất huyết ở cổ chân, gối, khuỷu đồng thời thấy đau  tại các vị trí này, hạn chế vận động, phù quanh khớp, đau gân phối hợp.

Đường tiêu hóa: 37–66% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng bị đau bụng quanh rốn, nôn và buồn nôn. Cơn đau sẽ kéo dài từ vài giờ thậm chí vài ngày và hay tái phát. Một số bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết ra máu như đi ngoài phân đen, nôn ra máu kèm đau bụng dữ dội…

Tổn thương thận: Tổn thương thận gặp phải ở 25–50% bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể.Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng có thể gây viêm tinh hoàn, viêm cơ tim,… rất nguy hiểm.

Nguyên nhân của viêm mao mạch dị ứng đến nay chưa rõ, thường khởi phát sau nhiễm trùng đường hô hấp vài tuần trước khi bệnh bắt đầu. Sự phát hiện liên cầu khuẩn trong họng và sự tăng tỷ lệ streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, varicella, adenovirus, nấm…Một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc, tiêm phòng vaccin, côn trùng đốt. 

PHẦN 2: NHỮNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG: mời quý độc giả theo dõi tại số tiếp theo.

Viêm mao mạch dị ứng còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch, bệnh gây tổn thương đến hệ thống mao mạch dưới da, xương khớp, ruột và thận và rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện điều phát đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Viêm mao mạch dị ứng hay còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch

Viêm mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh thứ phát cấp tính, nguyên nhân gây ra bệnh là sự rối loạn tự miễn dịch gây tổn thương lan tỏa đến các hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan bên trong cơ thể gây viêm, chảy máu trong các mao mạch nhỏ ở da, khớp, ruột, thận của người bệnh. Đây là căn bệnh rối loạn tự miễn dịch nên không không có sự lây lan từ người này sang người khác.

Bệnh viêm mao mạch dị ứng thường gặp ở trẻ em và những người nhỏ tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh chiếm 50%, trẻ trong độ tuổi 3 – 10 tuổi chiếm 75%. Bệnh gặp nhiều vào mùa đông với các biểu hiện như phát ban khắp người, đai bụng, buồn nôn, xuất huyết khi đi vệ sinh,… những trường hợp nặng có thể bị viêm tinh hoàn, hôn mê bất ngờ, động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mao mạch dị ứng

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mao mạch dị ứng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh thường khởi phát ở những trường hợp dưới đây:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khoảng vài tuần trước đó, chiếm 30 – 50%.
  • Sự xuất hiện của liên cầu khuẩn bên trong họng và sự gia tăng streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do các vi khuẩn khác như tụ cầu khuẩn, trực lao khuẩn, nấm,….
  • Một số bệnh nhân sử dụng thuốc, sau khi tiêm phòng vacxin, sau khi bị côn trùng đốt.
  • Những người có cơ địa dị ứng, viêm da dị ứng, thay đổi thời tiết, sử dụng các loại thức ăn lạ.
Liên cầu khuẩn bên trong họng và sự gia tăng streptolysin O góp phần gây bệnh viêm mao mạch dị ứng

Biểu hiện của bệnh viêm mao mạch dị ứng

Khi bị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh sẽ có các triệu chứng ban đầu như nhiễm trùng đường hô hấp với biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa và một số triệu chứng lâm sàn khác.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

– Biểu hiện ở da: Xuất huyết là triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh, các nốt ban xuất hiện dưới da dạng chấm và nốt, thường gặp mặt gấp của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi,… nhưng không gây ngứa. Các nốt ban này rất ít khi gặp ở thân mình, đôi khi xuất hiện ở tai, mũi, bộ phận sinh dục

– Biểu hiện tại khớp: Đau khớp thường gặp ở 75% bệnh nhân mắc bệnh, các khớp gần kề với các vị trí xuất huyết như cổ chân, gối, khuỷu sẽ bị đau, hạn chế cử động, phù quanh khớp, đau gân.

– Biểu hiện tiêu hóa: Bệnh nhân bị đau bụng âm ỉ và liên tục quanh rốn, tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng thượng vị kèm theo hiện tượng nôn và buồn nôn.

– Biểu hiện tại thận: Có thể xuất hiện các triệu chứng như viêm cầu thận, đi tiểu ra máu, prrotein niệu,..

– Biểu hiện ở trẻ em: Nếu viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em có thể xuất hiện cá triệu chứng:

  • Nổi các ban xuất huyết dạng chấm, nôn, đau bụng,..
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn,..
  • Để lâu sẽ ảnh hưởng đến tim phổi gây ra các triệu chứng nặng nề, khó điều trị và nguy hiểm đến tính mạng

Chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng

Việc chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng chủ yếu là dựa vào các biểu hiện lâm sàn với  các triệu chứng điển hình như phát ban xuất huyết mạch ở dưới da, đau khớp, các biểu hiện về hệ tiêu hóa, thận. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để tiến hành chẩn đoán chính xác như:

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác viêm mao mạch dị ứng
  • Xét nhiệm máu đánh giá tình trạng bệnh, đánh giá chức năng của các cơ quan như thận, đường tiêu hóa, nồng độ kháng thể bất thường.
  • Sinh thiết để tìm ra nguyên nhân ở các trường hợp triệu chứng không rõ ràng.
  • Các kỹ thuật hình ảnh để tìm ra căn nguyên gây bệnh.

Năm 1990 Hội thấp khớp Hoa Kỳ đã đưa ra 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng, xác định bệnh nếu có 2 trong 4 triệu chứng dưới đây:

  1. Ban xuất huyết thành mạch
  2. Bệnh bắt đầu xuất hiện dưới 20 tuổi
  3. Đau bụng lan tỏa và có dấu hiệu tăng lên sau các bữa ăn, đi cầu ra máu
  4. Hình ảnh viêm mạch leucocytoclastic trên sinh thiết da

Khi xuất hiện các triệu chứng có liên quan như phát ban, đau khớp, rối loạn tiêu hóa,… người bệnh nên nhanh chóng đế gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có các biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viêm mao mạch có nguy hiểm không?

Viêm mao mạch dị ứng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

– Tổn thương khớp:

  • Đau khớp hoặc là viêm khớp ở mức độ trung bình, gây hạn chế cử động
  • Tổn thương thường đối xướng, phù quanh khớp, đau gân
  • Tổn thường khớp có thể điều trị khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể tái phát
  • Làm biến dạng khớp, tổn thương cơ, tổn thương hoại tử trên một động mạch cơ
Viêm mao mạch dị ứng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh

– Tổn thường tiêu hóa: Đau vùng thượng vị dữ dội âm ỉ, có dấu hiệu lan tỏa hoặc là khu trú, kèm theo nôn và buồn nôn. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ cho đế vài ngày và rất dễ tái phát. Người bệnh sẽ có các triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân có kèm máu tươi, đau bụng dữ dội

  • Lồng ruột cấp tính là biến chứng nghiêm trọng nhất khi bị tổn thương ở đường tiêu hóa, có 5% các trường hợp bị biến chứng này
  • Gây tắc ruột, nhồi máu, thủng đại tràng, giãn đại tràng
  • Viêm tụy cấp

– Tổn thương thận:

  • Đái máu đại thể hoặc bi thể
  • Protein niệu, nếu kéo dài có thể gây đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu
  • Ở trẻ em sẽ khiến cho hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh, protein niệu với số lượng không ổn định, đái máu và rối loạn chức năng thận

Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Khi phát hiện bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị viêm mao mạch dị ứng người bệnh cần kết hợp với chế độ nghĩ ngơi, dùng thuốc hoặc là ghép thận trong những trường hợp cần thiết

1. Nghĩ ngơi

Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, người bệnh cần nghĩ ngơi từ 1 – 2 tháng để các triệu chứng của bệnh giảm dần, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa. Nên tăng cường bổ sung các loại thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh gây áp lực lên đại tràng. Hạn chế sử dụng chất xơ, các loại thức ăn cay nóng làm tổn thương đến hệ tiêu hóa. 

2. Dùng thuốc

Hiện nay, bệnh viêm mao mạch dị ứng chưa có loại thuốc đặc trị nào, các biện pháp được sử dụng hiện nay chủ yếu có tác dụng hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

  • Dùng thuốc giảm đau và chống viêm khống chứa Steroid: Pracetamol và dẫn chất được sử dụng trong trường hợp đau khớp, đau cơ, sốt. Thuốc chống viêm không Steroid sử dụng điều trị các triệu chứng đau khớp nhiều, không đáo ứng giảm đau thông thường, không dùng khi có biểu hiện tiêu hóa phối hợp.
  • Corticoid: Thuốc có tác dụng làm giảm  các triệu chứng trên lâm sàng và trên vi thể. Dùng Prednisolon 1 – 2mg/kg cân nặng/ngày trong 3- 4 tuần sau đó dùng cách ngày hoặc giảm dần liều. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được sử dụng ở những trường hợp tổn thương thận nặng như viêm cầu thận có tăng sinh ngoài mạch, ảnh hưởng để trên 75% số cầu thận. Chế phẩm thường được sử dụng là azathioprin liều 3- 4mg/kg/24h phối hợp với corticoid giảm dần liều trong 6 tháng đến 1 năm, hoặc có thể dùng cyclophosphamid.
  • Kháng sinh: Penicillin thường được sử dụng và cho kết quả tốt trong những trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn liên cầu
  • Một số biện pháp điều trị khác như: Lọc huyết tương, dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt,…
Sử dụng thuốc để điều trị viêm mao mạch dị ứng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh

3. Ghép thận

Ghép thận thường được sử dụng trong những trường hợp tổn thương thận và chuyển biến sang suy thận mãn tính. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành ghép thận cho bệnh nhân

Sau khi về nhà bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường uống các loại thuốc hỗ trợ điều trị, dùng vitamin, bổ sung nhiều nước và đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và khoa học. Các triệu chứng của bệnh có thể tái phát trở lại và gây biến chứng khác nguy hiểm nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận.

Khi bị viêm mao mạch dị ứng, người bệnh cần phải nhập viện điều trị khi cần thiết và gia đình nên tham khảo ý kiến, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị cảu bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Có thể bạn quan tâm:

  • Dấu hiệu dị ứng paracetamol và các biện pháp xử lý
  • Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Chủ Đề