Giải vở bài tập ngữ văn 8 bài nói quá năm 2024

Với bài Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8 Nói quá hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

Giải vở bài tập ngữ văn 8 bài nói quá năm 2024

Câu 1 (Bài tập 1 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Ví dụ Biện pháp nói quá Ý nghĩa a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống. b) Em có thể đi lên tới tận trời được Khẳng định không ngại khó, không ngại khổ c) Bà cụ thét ra lửa Thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.

Câu 2 (Bài tập 2 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Thành ngữ Câu có thành ngữ tương ứng Nghiêng nước nghiêng thành Nàng Kiểu có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành Dời non lấp biển Những người anh hùng có sức mạnh dời non lấp biển Lấp biển vá trời Tôi rừng nghe câu chuyện về bà nữ Oa lấp biển vá trời Mình đồng da sắt Những người lính mình đồng da sắt bôn ba trận mạc Nghĩ nát óc Tôi nghĩ nát óc cũng không ra bài tập này

Câu 3 (Bài tập 3 trang 102 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá: Đẹp như tiên, xấu như quỷ, Đen như than, Ngáy như sấm, nắng như đổ lửa.

Câu 4 (Bài tập 6 trang 103 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Giống nhau: Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

Khác nhau:

- Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

- Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

Câu 5:

Trả lời:

Ăn gian là cố ý làm sai, tính sai để thu lợi về mình

Khi nghe người khác nói những điều không đúng cậu bé bảo là “ăn gian”. Đây là một cách nói quá bởi những điều không đúng mà người khác nói chưa chắc đã mang tính tiêu cực

Lý thuyết Ngữ văn 8: Nói quá được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Nói quá và tác dụng của nói quá

a/ Xét ví dụ

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

(Tục ngữ)

→ Ngụ ý hiện tượng thời gian đêm tháng năm và ngày tháng 10 rất ngắn.

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

→ Ngụ ý nhấn mạnh công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả.

b/ Nhận xét

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Cách nói quá khác với cách nói bình thường. Nó gây ấn tượng và có giá trị biểu cảm cao, gợi hình gợi cảm.

- Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ. Nói quá được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ, trong thơ văn châm biếm, hài hước và trong cả thơ trữ tình. Nói quá được sử dụng nhiều trong thành ngữ.

2/ Ghi nhớ bài Nói quá

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

3/ Bài tập minh họa bài Nói quá

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có thành ngữ hoàn chỉnh

  1. Một nắng ................. → Nhấn mạnh sự vất vả.
  1. ............. quỷ hờn → Ngụ ý rất xấu.
  1. ............ rùa → Ngụ ý rất chậm.
  1. ........... như tuyết → Ngụ ý rất trắng.
  1. Đen ........................ → Ngụ ý rất đen.
  1. ........... sôi nước mắt → Nhấn mạnh sự vất vả.

Gợi ý:

  1. Một nắng hai sương
  1. Ma chê quỷ hờn
  1. Chậm như rùa

d)Trắng như tuyết

  1. Đen như cột nhà cháy.
  1. Đổ mồ hôi sôi nước mắt

Câu 2. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác: giống và khác nhau ở điểm nào?

Gợi ý:

Nói quá

Nói khoác

Giống

Điều phóng đại quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng và sự vật.

Khác

Nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nhằm mục đích làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.

-------

Với nội dung bài Nói quá các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của biện pháp nói quá...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Nói quá. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

– Câu tục ngữ muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đếm dài.

– Câu ca dao …thánh thót như mưa ruộng cày… ý nói sự vất vả, cực nhọc.

→ Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách nói phóng đại như vậy giúp nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, sự việc, hiện tượng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Biện pháp nói quá trong các câu:

Câu Biện pháp nói quá Giải thích ý nghĩa a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Niềm tin vào lao động và thành quả lao động b. em có thể đi lên đến tận trời được Trấn an người nghe vết thương nhỏ, không sao c. cụ bá thét ra lửa Kẻ có quyền uy, hống hách, hay quát tháo.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền thành ngữ vào chỗ trống:

  1. chó ăn đá gà ăn sỏi
  1. bầm gan tím ruột.
  1. ruột để ngoài da.
  1. nở từng khúc ruột
  1. vắt chân lên cổ

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với thành ngữ:

– Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Tinh thần dân tộc và khát vọng tự do chính là sức mạnh dời non lấp biển của dân ta.

– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời kiến tạo một cuộc sống tự do.

– Bộ đội ta mình đồng da sắt.

– Bài toán này tớ nghĩ nát óc không ra.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

– Kêu như trời đánh

– Dữ như cọp.

– Khỏe như voi.

– Ăn như lợn.

– Nhanh như chớp.

Câu 5* (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

Hôm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa. Thủ đô đang trong mùa nắng nóng và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta cần hạn chế ra đường từ 9h sáng đến 5h chiều. Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong nhà có điều hòa, tránh bật dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn ra ngoài. Thời tiết này cần đưa trẻ em và người già vào nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta hãy cố gắng thực hiện những điều trên.

– Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn

Câu 6* (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

– Nói quá phóng đại sự việc nhằm nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, tạo độ tin cậy cao cho người đọc.

– Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai tạo tiếng cười chế nhạo.