Giải sinh học lớp 8 bài 25

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Quan sát hình 25.1. Hãy mô tả những khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình. Thế nào là người có cơ thể khỏe mạnh?

=> Xem hướng dẫn giải

1. Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh

Chọn các từ: tinh thần, bên trong, minh mẫn, bề ngoài, trạng thái, thể chất, bổ sung vào chỗ chấm trong đoạn thông tin sau cho phù hợp.

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ được biểu hiện ở ............. mà còn thể hiện sự ........, tinh anh, khỏe khoắn từ chính ............. cơ thể, một cơ thể khỏe mạnh cần sự kết hợp hoàn hảo ở hai mặt ........... và tinh thần. Theo Tổ chức Y tế thế giới: "Sức khỏe là một .......... thoải mái toàn diện về thể chất, .........và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật".

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người

Nhận xét, so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam giới và nữ giới [bảng 25.1]

3. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau

Nhận xét, so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể người giữa các đối tượng khác nhau trong bảng 25.2, từ đó nêu vai trò của vận động đối với sức khỏe con người.

=> Xem hướng dẫn giải

Quan sát bảng 25.3. Thảo luận nhóm chỉ số BMI giữa các nhóm đối tượng khác nhau, từ đó viết báo cáo đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe con người.

  Phân loại BMI [kg/m2]
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,50 - 22,99
Thừa cân 23,00 - 24,99
Béo phì ≥ 25
Béo phì độ I 25,00 - 29,99
Béo phì độ II 30,00 - 39,99
Béo phì độ III ≥ 40

5. Chỉ số thể lực Pignet

Chỉ số Pignet tính theo công thức:

Pignet = chiều cao [cm] - [vòng ngực [cm] + cân nặng]

6. Hành vi sức khỏe

Lấy các ví dụ minh họa cho mỗi nội dung tương ứng trong cột 3 của bảng 25.5.

Hành vi sức khỏe Định nghĩa Ví dụ
Hành vi sức khỏe lành mạnh là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con người  
Hành vi sức khỏe không lành mạnh là những hành vi gây hại cho sức khỏe  
Hành vi sức khỏe trung gian là những hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khỏe hoặc chưa xác định rõ  

=> Xem hướng dẫn giải

1. Tìm hiểu các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh

Quan sát hình trong bảng 25.6. Đánh dấu X vào ô tương ứng mà em cho là đúng.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Quan sát hình 25.2. Nêu biện pháp rửa tay hợp vệ sinh.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tự đánh giá cho sức khỏe

=> Xem hướng dẫn giải

Học sinh thảo luận nhóm và viết thành báo cáo về:

- Ảnh hưởng của các hành vi sức khỏe lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh.

- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe

- Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể

- Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

- Tham gia hoạt động làm sạch môi trường và hoạt động tuyên truyền thay đổi hành vi sức khỏe chưa tốt

- Tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của các hành vi sức khỏe tốt.

=> Xem hướng dẫn giải

Tìm hiểu các thông tin về vai trò cả chất khoáng đối với cơ thể người:

Hãy viết bài tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò của các chất khoáng đối với sức khỏe con người.

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Bài 25 Cơ thể khỏe mạnh, bài 25 khoa học tự nhiên 8

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng đầy đủ nhất

Câu hỏi ứng dụng:

Câu hỏi trang 81:

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

- Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

- Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Câu hỏi trang 82:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hoá học không?

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh [chỉ 2-4 giây] nên có thể coi như thức ăn không dược biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

Bài tập ứng dụng:

Bài 1 [trang 83 sgk Sinh học 8] : 

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

Bài 2 [trang 83 sgk Sinh học 8] : 

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ " Nhai kĩ no lâu".

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Nghĩa đen về mặt sinh học của thành ngữ "Nhai kĩ no lâu" là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

Bài 3 [trang 83 sgk Sinh học 8] : 

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, prôtêin.

Bài 4 [trang 83 sgk Sinh học 8] : 

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :

    - Với cháo : thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành mantôzơ .

    - Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

Lý thuyết tổng hợp:

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

Cấu tạo khoang miệng [hình 25-1]

- Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Hoạt động của enzim [men] amilaza trong nước bọt

+ Tạo viên thức ăn

Hình 25-1. Các cơ quan trong khoang miệng

+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột [chín] trong thức ăn thành đường mantozo

Hình 25-2. Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:

- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu. 

- Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng →→ hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản

- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản [tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp], khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.

- Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

* Kết luận: 

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họa động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

File tải miễn phí hướng dẫn soạn - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề