Giá làm căn cước công dân sau 1/7

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 01/7/2021 đang được giảm 50% so với mức lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC, cụ thể:

- Chuyển từ Chứng minh nhân dân [CMND] 9 số, CMND 12 số sang thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.
 

Sau 01/7 không được làm CCCD ngoài giờ, các điểm lưu động

Với mục tiêu hoàn thành cấp 50 triệu Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 01/7/2021, Bộ Công an đang huy động lực động xuống cơ sở để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip cho người dân.

Vì thế, hiện nay, thay vì phải đến Phòng quản lý hành chính - Công an cấp huyện như quy định, thì người dân nhiều địa phương được làm thủ tục cấp CCCD tại Công an phường/xã, tại trường học, điểm dân cư, tổ dân phố… Đặc biệt, không chỉ được làm CCCD ở nơi gần với mình nhất, nhiều địa phương còn tổ chức cấp Căn cước ngoài giờ hành chính và đến tận nửa đêm. Người dân đi học, đi làm về hoặc tranh thủ ngày nghỉ vẫn có thể đi làm CCCD.

Sau ngày 01/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.


Làm Căn cước công dân gắn chip trước và sau 01/7/2021 có gì khác? [Ảnh minh họa]
 

Dự kiến, sau 01/7/2021, người dân được làm CCCD tại nơi thuận lợi

Hiện nay, mới chỉ một số tỉnh, thành tiến hành cấp CCCD gắn chip cho người tạm trú.

Theo kế hoạch của Bộ Công an, tháng 7/2021 tới đây, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ chính thức hoàn thiện, kết nối với dự án CCCD. Khi Cơ sở dữ liệu này đi vào hoạt động, căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân, người dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, dự kiến sau 01/7/2021, công dân không bắt buộc làm CCCD tại nơi thường trú mà có thể lựa chọn cơ quan Công an nơi thuận tiện để tiến hành làm thẻ.
 

Sau 01/7/2021, các điểm làm CCCD “bớt” quá tải

Với mục tiêu nhanh chóng cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước 01/7/2021, người dân các địa phương đang được “vận động” đi làm thẻ. Đồng thời, nhiều người đang hiểu nhầm việc cấp CCCD gắn chip là bắt buộc trước 01/7/2021.

Vì thế, các điểm làm CCCD gắn chip hầu hết đều quá tải. Thời gian trả thẻ cũng lâu hơn quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, sau 01/7/2021, khi gần một nửa dân số đã được cấp thẻ, các điểm làm CCCD sẽ bớt đông. Những người sợ cảnh chen chúc làm thẻ có thể lựa chọn xin cấp CCCD sau ngày này.

Như vậy, làm thẻ CCCD trước hay sau 01/7/2021 đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người dân cần cân nhắc sự phù hợp, nhu cầu của bản thân để lựa chọn thời gian làm cho phù hợp.

Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ. 

>> Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip  

>> Khi nào bắt buộc phải chuyển hết sang CCCD gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây

Cụ thể, lệ phí cấp căn cước công dân sau khi giảm 50% mức thu như sau:

- Công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ CCCD.

- Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ CCCD.

- Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ CCCD.

Kể từ ngày 01/7/2022 trở đi, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân áp dụng theo Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019. [Trước đó, Thông tư 47/2021/TT-BTC quy định áp dụng mức phí này đến 31/12/2021]. Thông tư 120/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022./.

Thứ Tư, 30/06/2021 | 17:21

[BL-KP] Ngày 24/6/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 47/2021 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng COVID-19.

Theo đó, kể từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021, lệ phí cấp Căn cước công dân [CCCD] bằng 50% mức thu lệ phí quy định hiện hành. Cụ thể, chuyển từ chứng minh nhân dân [CMND] 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD 15.000 đồng/thẻ CCCD. Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu 25.000 đồng/thẻ CCCD. Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ CCCD.

Người dân tại TP.HCM làm thủ tục cấp căn cước công dân - Ảnh: TỰ TRUNG

Từ 1-7, lệ phí cấp căn cước công dân tăng gấp đôi

Từ ngày 1-7, mức lệ phí làm căn cước công dân [CCCD] sẽ tăng gấp đôi hiện nay do áp dụng thu phí theo thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính.

Trước đó [từ đầu năm 2022], người dân làm CCCD gắn chip được giảm 50% lệ phí do áp dụng thông tư 120/2021 của Bộ Tài chính. Mức thu này nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, được thực hiện từ 1-1-2022 đến hết ngày 30-6-2022.

Từ 1-7, việc thu phí sẽ áp dụng theo thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính, lệ phí làm CCCD sẽ tăng. Cụ thể: chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang CCCD là 30.000 đồng/thẻ [hiện là 15.000 đồng].

Cấp đổi thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu có mức lệ phí là 50.000 đồng/thẻ [hiện là 25.000 đồng]. Trường hợp cấp lại thẻ CCCD bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam có mức lệ phí là 70.000 đồng/thẻ.

Các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm: cấp CCCD lần đầu cho công dân từ đủ 14 tuổi; đổi thẻ CCCD khi đến tuổi đổi thẻ [25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi]; đổi thẻ CCCD khi xảy ra sai sót thông tin do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.

Cung cấp nhiều thông tin mới trong dữ liệu nhà ở, thị trường bất động sản

Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành nghị định 44, có hiệu lực thực hiện từ ngày 15-8 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản.

Một khu nhà ở xã hội đang xây dựng - Ảnh: ĐẶNG TUÂN

Theo đó, kể từ thời gian kể trên, hệ thống dữ liệu nhà ở, thị trường bất động sản sẽ cung cấp nhiều thông tin mới trong bộ cơ sở dữ liệu nhà ở và bất động sản [so với dữ liệu hiện tại thực hiện theo quy định năm 2015]. 

Trong đó bao gồm thông tin dư nợ tín dụng trong hoạt động kinh doanh bất động sản; phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản; thông tin dự án bất động sản đủ điều kiện giao dịch, tình hình giao dịch của dự án, chuyển nhượng qua sàn giao dịch, tình hình tồn kho, quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong kỳ...

Bệnh viện thiếu nghiêm trọng thuốc, vật tư y tế

Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 30-6, lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hiện thuốc, hóa chất trong bệnh viện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế.

Số stent sử dụng can thiệp tim mạch, bệnh viện dự trù cho 6 tháng nhưng chỉ dùng trong 2 tháng đã hết do bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên rất đông.

"Trong nhiều nguyên nhân chuyển tuyến của người bệnh, có cả nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư y tế điều trị ở tuyến dưới", Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện có 40 bệnh viện, sở y tế trong cả nước báo cáo thiếu thuốc và nhiều bệnh viện thiếu vật tư, trang thiết bị y tế...

Bộ Y tế tiếp tục nhắc các tỉnh thành tiêm vắc xin COVID-19 chậm 

Bộ Y tế sáng nay 1-7 đã "nhắc" hiện còn 5 tỉnh tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt dưới 50%, gồm Khánh Hòa 41,9%, Bình Thuận 35,4%, Sóc Trăng 40%, Cà Mau 38,1%, Hậu Giang 35,1%. 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chiều 30-6 - Ảnh: DUYÊN PHAN

6 tỉnh thành tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt dưới 40%, gồm Hà Nội 26%, Vĩnh Phúc 32,5%, Đà Nẵng 26,6%, Quảng Nam 25,9%, Khánh Hòa 25,7%.

Bộ Y tế cho biết những ngày gần đây tiến độ tiêm đã nhanh hơn giai đoạn đầu tháng 6, mỗi ngày tiêm trên 1 triệu mũi, tỉ lệ tiêm mũi 3 tăng lên mức trên 67% [vài ngày trước chỉ đạt trên 64%], tuy nhiên các tỉnh thành kể trên vẫn rất chậm.

Hôm nay 1-7, Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Theo thông cáo phát đi sáng sớm nay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chính sách bảo hiểm y tế thực hiện từ năm 1992, cách đây tròn 30 năm, đã góp phần thay đổi hiệu quả cơ chế tài chính y tế.

Đến hết năm 2021, đã có 91% người dân tham gia bảo hiểm y tế [trong khi các năm 2009 và 2015 độ bao phủ bảo hiểm y tế lần lượt là 57% và 74,7%]. Hằng năm hiện có trên 100 triệu lượt người khám chữa bệnh được chi trả quyền lợi bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết hiện danh mục thuốc bảo hiểm y tế có trên 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm, hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. 

Bảo hiểm y tế cũng đang chi trả cho người sử dụng hơn 9.000 dịch vụ kỹ thuật, 337 vật tư y tế, trong đó có những phẫu thuật, thủ thuật chi phí cao như mổ robot, thay khớp, thay đĩa đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim...

TUỔI TRẺ ONLINE

Video liên quan

Chủ Đề