Lập dân ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bài Bình Ngô đại cáo

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm đại cáo bình Ngô

– Dẫn dắt vấn đề: Đại cáo bình Ngô có nghệ thuật lập luận vô cùng đặc sắc, khiến tác phẩm mang giá trị văn chương chứ không khô khan, cứng nhắc.

II. Thân bài

Đối tượng và mục đích sáng tác

– Xét về nội dung: Đối tượng sáng tác hướng tới toàn thể nhân dân để khẳng định độc lập chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình

– Tuy nhiên, trong một tác phẩm chính luận như đại cáo bình Ngô, đối tượng và mục đích sáng tác có ý nghĩa quan trọng trong lập luận: Đối tượng hướng tới là giặc Minh, mục đích tạo nên cơ sở lí luận và thực tiễn xác đáng, ngăn chặn tận gốc mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, đây là đòn quan trọng trên mặt trận ngoại giao để giặc không còn lí do để quay lại.

Bố cục, kết cấu.

– Bài cáo được chia làm 3 phần, mỗi phần mang một nội dung và có mối liên hệ mật thiết với nhau:

+ Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ.

+ Phần 2 là cơ sở thực tiễn tạo nên từ bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến từ đó đi đến kết luận quân ta chính nghĩa giành thắng lợi, địch phi nghĩa và thất bại.

+ Phần 3 là kết luận niềm tin về một tương lai đất nước vững bền

– Kết cấu: Chặt chẽ, rõ ràng

Mở đầu là những cơ sở lí luận không thể chối cãi được, từ đó lí luận được soi chiếu vào thực tiễn hơn 20 năm chiến đấu chống giặc Minh, và cuối cùng là lời tuyên bố hòa bình.

Cách lập luận.

– Khẳng định chân lí về độc lập, chủ quyền, tác giả đã sử dụng thủ pháp liệt kê, so sánh để đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục về văn hiến, cương vực lãnh thổ phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài,….. Đó là những chân lí, là cơ sở lí luận không ai có thể chối cãi được

→Lập luận chặt chẽ bằng bằng việc kết hợp giữa những lí lẽ và dẫn chứng.

– Để làm nên bản cáo trạng về tội ác của giặc: Tác giả đã đưa ra một loạt các lí lẽ, dẫn chứng về tội ác xâm lược và tội ác đô hộ của giặc. Các tội ác đi từ khái quát đến cụ thể đó là tội ác khủng bố, sát hại đến bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động,…

→Lập luận thuyết phục với những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sâu sắc, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của địch

– Từ bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác không thể dung tha của giặc Minh khiến lòng dân căm phẫn, oán hận vì thế cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nổ ra. Mạch lập luận vô cùng phù hợp.

– Cuộc chiến đấu ban đầu gặp nhiều khó khăn, sau đó nhờ dựa vào sức dân, tinh thần đoàn kết, đồng lòng đã chiến thắng kẻ thu xâm lược

→Cách lập luận cho thấy sự trưởng thành của nghĩa quân, khẳng định sự đồng tâm đồng lòng của quân và dân sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa.

Giọng điệu.

– Nói về tư tưởng nhân nghĩa và độc lập, chủ quyền dân tộc bằng giọng điệu khẳng định chắc nịch, hùng hồn.

– Nói về tội ác dã man của giặc Minh giọng điệu căm phẫn, nhức nhối, đau đớn, uất hận.

– Nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giọng điệu đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ

– Nói về những chiến công của quân ta giọng điệu tự hào, nói về sự thất bại nhục nhã, thảm hại của kẻ thù giọng điệu mỉa mai châm biếm.

– Nói về niềm tin, ý chí về một tương lai vững bền, giọng điệu trang trọng, sâu lắng

→Mỗi giọng điệu cho thấy thái độ, cảm xúc của tác giả khi nói về mỗi vấn đề. Từ đó có thể lan tỏa những cảm xúc tới người đọc một cách dễ dàng

→Sự kết hợp nhiều giọng điệu cho thấy sự đa dạng, linh hoạt trong nghệ thuật lập luận của tác phẩm.

Ngôn ngữ, hình ảnh

– Sử dụng rất nhiều các điển tích điển cố: Trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, cỗ xe cầu hiền,…

→Tạo nên sự trang trọng trong cách nói, cách lập luận.

– Ngôn ngữ cá nhân gần gũi, bình dị: từng nghe, vừa rồi, ta đây, thế mà,…

→Tạo nên sự gần gũi, giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thuyết phục người khác

– Các hình ảnh khái quát một cách chân thực hiện thực: Nói về tội ác của giặc [nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ dưới hần tai họa], nói về sức mạnh của nghĩa quân [đánh một trận sạch không kình ngạc, tan tác chim muông,…],…

→Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh vừa đem lại hiệu quả nghệ thuật vừa khiến người đọc dễ dàng hình dung vấn đề được nói tới.

III. Kết bài

– Khái quát lại các yếu tố làm nên thành công của nghệ thuật lập luận trong đại cáo bình Ngô

– Khẳng định nghệ thuật lập luận chính là yếu tố quan trọng làm nên đặc sắc của đại cáo bình Ngô.

Hướng dẫn lập dàn ý Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10 - Chi tiết

a] Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo

+ Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

+ Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc ta.

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

b] Thân bài:Phân tích nội dung đoạn 1Bình Ngô đại cáo

*Luận điểm 1:Tư tưởng nhân nghĩa.

- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

+Nhân: người, tình người [theo Khổng Tử]

+ Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải [theo Mạnh Tử]

- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc

+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là "trừ bạo" - vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

-> Tác giảđã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.

* Luận điểm 2:Lời tuyên ngôn độc lập.

- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:

+ Nền văn hiến lâu đời

+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt

+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

- Các từ ngữ“từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia”đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

-> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.

=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

*Luận điểm 3:Lời răn đe quân xâm lược.

“Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.”

- Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí

+ Lưu Cung- vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.

+ Triệu Tiết -tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.

+ Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyêncũng phải bỏ mạng khi cầm quânxâm lược.

=> Lời cảnh cáo, răn đeđanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ đanh thép

-Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ

- Sử dụng các biện pháp so sánh,liệt kê,...

-Sử dụng những câu văn song hành,…

c] Kết bài

- Khái quát lại nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

- Cảm nhận của em về đoạn thơ.

Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10 - Hay nhất

Mở bài

+ Khái quát những nét nổi bật về tác giả Nguyễn Trãi.

+ Giới thiệu nét chính về tư tưởng chủ đề của Đại cáo Bình Ngô.

Thân bài

+ Tư tưởng nhân nghĩa soi chiếu kết nối toàn tác phẩm.

+ Đại Việt là nước độc lập chủ quyền, có văn hiến, lịch sử riêng biệt.

+ Nhấn mạnh sự thất bại theo lịch sử của kẻ thù xâm lược.

Kết bài

+ Tóm lược nội dung cùng với nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô.

+ Liên hệ đến một số áng thiên cổ hùng văn khác như Nam quốc sơn hà, Tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

+ Thể hiện những suy nghĩ của bản thân khi phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo.

Có thể thấy, Đại cáo bình Ngô đã thể hiện sắc nét tư tưởng nhân nghĩa lấy nhân dân làm trọng. Nước ta là dân tộc “nhân nghĩa” khi dùng sức mạnh của lòng dân để đánh thắng những kẻ thù tàn bạo. Với nghệ thuật đặc sắc kết hợp với giọng điệu hùng tráng đã cho thấy lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Trãi đồng thời củng cố tinh thần dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt trong mỗi người…

Dàn ý phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10 - Ngắn nhất

1. Mở bài

Qua "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu nước ở một tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp, đó là tư tưởng nhân nghĩa ở đời. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện rõ nhất điều đó.

2. Thân bài

- "Việc nhân nghĩa" chỉ những hành động chính nghĩa vì dân, lấy dân làm gốc

- Việc nhân nghĩa trước nhất là phải lo trừ bạo

- Khẳng định văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài của Đại Việt

- Đại Việt qua bao thời đại vẫn đứng vững và kiêu hãnh trên trường quốc tế

- Sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa

3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm: Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo lớp 10

Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã định nghĩa “nhân nghĩa” rất lạ. Theo ông “nhân nghĩa” tức là phải yêu dân, phải lo đặt hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì hạnh phúc đó.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” giờ đây không còn là khái niệm mà phải biến nó thành hành động, thành “việc nhân nghĩa”.

Vì cái đích rất cụ thể là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng...[Còn tiếp]

SƠ ĐỒ TƯ DUYPHÂN TÍCH ĐOẠN 1 BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

---/---

Như vậy, Top lời giảiđã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bàivăn mẫu hay nêu cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lậpđể các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh.Chúc các emhọc tốt môn Ngữ Văn !

Video liên quan

Chủ Đề