Giá FOB Hải Phòng là gì

Trang chủ / Incoterms / Giá FOB là gì? Giá CIF là gì? Xuất FOB nhập CIF hay ngược lại?

Giá FOB và giá CIF là 2 khái niệm mà bạn sẽ gặp phải trong các bài viết/ câu hỏi hoặc bài tập gần như ngay khi bắt đầu tìm hiểu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Vậy thật ra giá FOB là gì, giá CIF là gì, chúng quy định trách nhiệm của người xuất khẩu và người nhập khẩu như thế nào?

Giá FOB là gì?

FOB là viết tắt của Free on Board, là 1điều kiện thuộc Incoterms 2020 [bộ điều kiện thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi bởi mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu]. Nó cũng là 1 điều điều kiện phổ biến của các phiên bản Incoterms trước đó.

Theo định nghĩa, điều kiện FOB quy định nếu công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu ký hợp đồng mua bán 1 lô hàng với giá FOB nghĩa là:

  1. Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu sẽ lấy boong tàu [tàu biển chở hàng] làm điểm chuyển giao rủi ro đối với lô hàng từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu;
  2. Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu cũng lấy boong tàu tại cảng đi làm điểm phân chia chi phí phải trả cho lô hàng; cụ thể: mọi chi phí phát sinh trước khi hàng đặt trên boong tàu tại cảng đi do người xuất khẩu chịu và mọi chi phí phát sinh sau khi hàng đặt trên boong tàu tại cảng đi do người nhập khẩu chịu.

Ví dụ hợp đồng giá FOB

Công ty A [Việt Nam] xuất khẩu lô hàng giày da cho công ty B [Mỹ] theo giá FOB và hàng sẽ lên tàu ở cảng Hải Phòng, trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên sẽ được phân chia như sau:

  1. Rủi ro đối với lô hàng sẽ được chuyển giao từ công ty Việt Nam sang cho công ty Mỹ khi hàng được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng Hải Phòng [để chuẩn bị được vận tải đến Mỹ]. Nếu trên đường vận tải con tàu gặp bão dẫn đến lô hàng bị thiệt hại thì công ty Mỹ phải tự chịu trách nhiệm về mất mát đó dù cho lô hàng chưa hề đến Mỹ.
  2. Chi phí phải trả cho lô hàng được phân chia cũng tại thời điểm hàng được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng Hải Phòng [để chuẩn bị được vận tải đến Mỹ]. Công ty Việt Nam chi trả các phí như thuế xuất khẩu, tiền thuê xe chở hàng từ nhà máy ra cảng, phí bốc hàng lên tàu…, công ty Mỹ chi trả các phí như thuế nhập khẩu, tiền cước vận tải biển, phí bảo hiểm nếu có mua, tiền thuê xe chở hàng từ cảng đến ở Mỹ tới kho nhập khẩu…

Giá CIF là gì?

CIF là viết tắt của Cost, Insurance and Freight cũng là 1 điều kiện Incoterms 2020 được nhắc đến nhiều tương đương với FOB. Theo định nghĩa, điều kiện CIF quy định nếu công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu ký hợp đồng mua bán 1 lô hàng với giá CIF nghĩa là:

  1. Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu sẽ lấy boong tàu [tàu biển chở hàng] làm điểm chuyển giao rủi ro đối với lô hàng từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu;
  2. Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu lấy boong tàu tại cảng đến làm điểm phân chia chi phí phải trả cho lô hàng; cụ thể: mọi chi phí phát sinh trước khi hàng đặt trên boong tàu tại cảng đến do người xuất khẩu chịu và mọi chi phí phát sinh sau khi hàng đặt trên boong tàu tại cảng đến do người nhập khẩu chịu. Ngoài ra, điều kiện CIF quy định người xuất khẩu có trách nhiệm mua bảo hiểm và phải trả phí bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ hợp đồng giá CIF

Công ty A [Việt Nam] xuất khẩu lô hàng giày da cho công ty B [Mỹ] theo giá CIF và hàng sẽ lên tàu ở cảng Hải Phòng, trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên sẽ được phân chia như sau:

  1. Rủi ro đối với lô hàng sẽ được chuyển giao từ công ty Việt Nam sang cho công ty Mỹ khi hàng được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng Hải Phòng [để chuẩn bị được vận tải đến Mỹ]. Nếu trên đường vận tải con tàu gặp bão dẫn đến lô hàng bị thiệt hại thì công ty Mỹ phải tự làm việc với công ty bảo hiểm để được bồi thường dù cho người mua bảo hiểm là công ty Việt Nam.
  2. Chi phí phải trả cho lô hàng được phân chia tại thời điểm hàng được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng đến ở Mỹ. Công ty Việt Nam chi trả các phí như thuế xuất khẩu, tiền thuê xe chở hàng từ nhà máy ra cảng, phí bốc hàng lên tàu, cước vận tải biển.., công ty Việt Nam phải mua bảo hiểm cho lô hàng và trả phí bảo hiểm này, công ty Mỹ chi trả các phí như thuế nhập khẩu, tiền thuê xe chở hàng từ cảng đến ở Mỹ tới kho nhập khẩu…

Tạm kết

FOB và CIF là 2 điều kiện phổ biến nhất của Incoterms và được sử dụng thường xuyên trong các hợp đồng xuất nhập khẩu. Đặc biệt xảy ra tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam rất thích xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF do cả 2 trường hợp này đều quy định ít nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam đối với lô hàng.

Tuy nhiên nếu hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu doanh nghiệp nên cân nhắc lại việc sử dụng giá FOB và giá CIF. Nếu có đủ điều kiện và khả năng, bạn nên giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm [nghĩa là nên xuất theo giá CIF và nhập theo giá FOB] để tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu.

[2009-2022] Kinh nghiệm 13 năm làm việc, đào tạo, tư vấn nghiệp vụ Xuất nhập khẩu.

[2014-2017] Sáng lập công ty TNHH Đào tạo Nhân sự Xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu LAPRO.

[2017-2022] Tác giả sách Xuất Nhập Khẩu Thực Chiến – NXB Tài chính.

  • 1,905,000 VNĐ 890,000 VNĐ

  • 1,545,000 VNĐ 790,000 VNĐ

  • 1,185,000 VNĐ 590,000 VNĐ

FOB là một điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 được sử dụng rất phổ biến. Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên boong tàu và sẽ chuyển rủi ro cho người mua khi hàng đã lên tàu.Thông thường khi hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện giao hàng FOB thì thường được gọi là hợp đồng FOB, giá FOB. Mặc dù cách gọi này là hoàn toàn chưa chính xác thuật ngữ thương mại quốc tế, nhưng giúp nhấn mạnh đến vấn đề thanh toán. Điều kiện FOB khuyến cáo nên được sử dụng trong vận chuyển đường thuỷ [vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa]

Nhìn vào hình chúng ta chú ý đến vị trí chuyển rủi ro và trách nhiệm của người bán sang người mua tại vị trí boong tàu. Tất cả chi phí trước khi hàng lên tàu người bán phải trả như thuế xuất khẩu, phí hải quan, phí làm hàng tại cảng [THC]. Phí cước tàu và bảo hiểm thuộc về người mua.

Điều Kiện Giao Hàng FOB – Incoterms 2010

Mục phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại thương cần ghi rõ FOB + Cảng xếp hàng + Incoterms 2010

Tuy FOB là điều kiện giao hàng phổ biến nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo nên dùng FCA khi hàng hoá được đóng bằng container.

Trong Incoterms 2010 nên rõ 10 nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua và người bán. Sau đây là 10 nghĩa vụ của người mua và người bán với điều kiện giao hàng FOB:

TRÁCH NHIỆM NGƯỜI BÁN TRÁCH NHIỆM NGƯỜI MUA
Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán giao hàng [lên tàu], cung cấp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử tương đương, cung cấp bằng chứng giao hàng [vận đơn đường biển] Thanh toán: Người mua thanh toán cho người bán tiền hàng theo đúng như cam kết trên hợp đồng
Giấy phép và các thủ tục: Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép [xuất khẩu] cho lô hàng được xuất đi. Giấy phép và thủ tục: Người mua phải chuẩn bị giấy phép xuất khẩu [có từ người bán] và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào quốc gia họ.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Hợp đồng vận chuyển có phạm vi vận tải từ kho nội địa đến cảng chỉ định dưới chi phí và rủi ro của người bán. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận . Hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong trường hợp này không bắt buộc đối với người bán. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người mua chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng đi chỉ định đến điểm đích cuối cùng [Cảng dỡ hàng hoặc kho nội địa] Đối với hợp đồng bảo hiểm, người mua không bắt buộc mua trong trường hợp này, trừ khi người mua muốn hàng hóa của mình được đảm bảo an toàn hơn.
Giao hàng: Người bán vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất chỉ định và chịu các chi phí cho việc đưa hàng lên tàu. Sau thời điểm này, việc giao hàng xem như hoàn tất. Nhận hàng: Người mua nhận hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình sau khi hàng được bốc lên tại cảng đích quy định.
Chuyển giao rủi ro: Sau khi hoàn tất giao hàng lên tàu [On board], mọi chi phí và rủi ro của người bán được chuyển sang người mua. Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng được giao xong qua lan can tàu. Rủi ro này là các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại [delay], người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.
Cước phí: Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao lên tàu, kể cả chi phí khai quan, thuế và phụ phí phát sinh. Cước phí: Người mua trả cước phí vận chuyển hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao qua lan can tàu. Các chi phí người mua phải trả để vận chuyển hàng hóa tới đích đến cuối cùng bao gồm Cước tàu, bảo hiểm [nếu có], thuế và các loại phụ phí phát sinh.
Thông tin cho người mua: Người bán thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao hoàn tất qua lan can tàu bằng sự chi trả của người bán. Thông báo cho người bán: Người mua thông báo cho người bán hàng hóa đã được chất lên trên con tàu có tên cụ thể, tại cảng chỉ định quy định trong hợp đồng mua bán.
Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các tài liệu điện tử tương đương [EDI]: Người bán cung cấp cho người mua bằng chứng về việc đã giao hàng lên tàu – tức chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI - Electronic Data Interchange – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán được nhanh chóng và hiệu quả. Cung cấp bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận chuyển hoặc các văn bản điện tử tương đương:Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán bằng chứng của việc vận chuyển hàng hóa [Thông thường là vận đơn đường biển Bill of Lading hoặc Sea way bill]
Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hóa: Người bán chịu mọi chi phí cho việc kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa. Nếu hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán phải thông báo cho người mua và chỉ đóng gói với phần chi phí tăng thêm do người mua trả hoặc được tính thêm vào giá bán. Kiểm tra hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra bởi hải quan [nước xuất khẩu], người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh.
Hỗ trợ khác : Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ kịp thời trong việc bảo đảm thông tin và các tài liệu cần thiết để vận chuyển và giao hàng đến điểm đến cuối cùng. Nghĩa Vụ Khác: Người mua trả mọi chi phí phát sinh [bao gồm cước phí và phụ phí] để có được các chứng từ cần thiết [kể cả các chứng từ dưới dạng điện tử]

Trong Incoterms chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro chứ không quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó để xác định được hậu quả pháp lý mà bên mua phải chịu thì tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng cũng như tùy thuộc vào luật áp dụng.

Điều kiện giao hàng FOB là điều kiện rất thường được sử dụng. FOB nên dùng trong vận chuyển đường thuỷ bao gồm đường biển và đường thuỷ nội bộ. Khuyến cáo nếu vận chuyển đường biển bằng container thì nên dùng điều kiện FCA. FOB được sử dụng khá nhiều thì đã trở thành thói quen và tập quán thương mại ở nhiều quốc gia.

Điều kiện thường được nhắc đến với FOB là điều kiện CIF. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa FOB và CIF về địa điểm chuyển gia rủi ro.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Chúc bạn sức khoẻ, thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

Video liên quan

Chủ Đề