Giá định các yếu tố khác không đổi tiến bổ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển đường nào

Dịch chuyển [shift in]sự di chuyển của cả một đường [chứ không phải của một điểm trên một đường] về phía trái hoặc phải do có sự thay đổi của các yếu tố ngoài giá cả. Đường cung và đường cầu luôn luôn được vẽ trên cơ sở giả định những cái khác không thay đổi [ceteris paribus], nghĩa là tất cả các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới mức cung và mức cầu được coi là vẫn như cũ. Khi nới lỏng giả định này và cho các yếu tố khác thay đổi, đường cung và đường cầu sẽ dịch chuyển. Chẳng hạn, khi chi phí sản xuất giảm, đường cung dịch chuyển về bên phải và điều này hàm ý lượng cung tăng lên tại mọi mức giá hoặc giá của hàng hóa giảm nếu lượng cung như cũ.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Như đã nói ở trên, sự thay đổi trong các yếu tố liên quan đến giá sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu. Cùng phân tích rõ ràng một vài yếu tố tiêu biểu dưới đây.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến đường cung [supply curve]

Trình độ công nghệ: khi có sự cải tiến về công nghệ, chi phí sản xuất giảm dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của đường cung. 

Giá cả các yếu tố đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng khiến đường cung dịch chuyển sang trái.

Giá cả của hàng hóa có liên quan: nếu hàng hóa B có liên quan mang tính cạnh tranh với hàng hóa A đang phân tích trong việc sử dụng nguồn lực đầu vào, khi giá của hàng B tăng dẫn đến nguồn cung hàng B cũng tăng khiến cho các nguồn lực đều dồn vào B làm giảm nguồn lực để sản xuất ra hàng A dẫn đến đường cung hàng A dịch sang trái.

Giá kỳ vọng: một hàng hóa được kỳ vọng sẽ tăng giá trong tương lai sẽ dẫn đến việc sản xuất chững lại làm nguồn cung dịch sang trái.

Chính sách của nhà nước: sự tăng thuế của nhà nước làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến đường cung dịch sang trái.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến đường cầu [demand curve]

Thu nhập tăng dẫn đến chi tiêu nhiều hơn làm đường cầu dịch sang phải.

Giá cả hàng hóa liên quan: nếu hàng hóa B là hàng hóa thay thế của A là loại hàng chúng ta đang phân tích, giá hàng B giảm làm cho cầu hàng A giảm vì người mua đổ xô sang mua hàng B và ngược lại. còn nếu hàng hóa C là hàng hóa bổ sung của A, giá của C giảm làm cầu C cũng giảm theo dẫn đến sự dịch chuyển sang trái của đường cầu hàng A.

Giá kỳ vọng: nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh, họ sẽ tranh thủ đi mua luôn trong hiện tại làm đường cầu dịch sang phải.

Số lượng người mua tăng thì lương cầu cũng tăng làm đường cầu dịch sang phải.

Dịch chuyển đường cầu [tiếng Anh: Change In Demand] mô tả một sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng để mua một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, bất kể sự thay đổi về giá của hàng hóa đó.

[Ảnh minh họa: PPT online]

Khái niệm

Dịch chuyển đường cầu trong tiếng Anh Change In Demand.

Dịch chuyển đường cầu mô tả một sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng để mua một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, bất kể sự thay đổi về giá của hàng hóa đó.

Sự dịch chuyển đường cầu có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi về mức thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng hoặc giá cả của hàng hóa khác liên quan.

Đặc điểm của sự Dịch chuyển đường cầu

Cầu là một khái niệm kinh tế, đề cập đến mong muốn mua hàng của người tiêu dùng.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt, hay nói cách khác, là ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cầu:

1. Thu nhập: Sự thay đổi về thu nhập có tác động đến nhu cầu mua sắm.

2. Sở thích của người tiêu dùng: Cầu của những loại sản phẩm được ưa chuộng tại tại những thời điểm khác nhau là khác nhau.

3. Kì vọng của người mua: Người tiêu dùng kì vọng giá sẽ tăng trong tương lai nên cầu về hàng hóa đó sẽ tăng.

4. Giá: Giá cao hay thấp có tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

5. Giá của các hàng hóa liên quan: sự thay đổi giá của các hàng hóa liên quan [hàng hóa thay thế] sẽ ảnh hưởng đến giá của hàng hóa đang xét

Dịch chuyển đường cầu xảy ra khi nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ thay đổi, mặc dù giá không đổi.

Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập tăng, người tiêu dùng có thể mua nhiều thứ hơn. Giá sẽ vẫn giữ nguyên, ít nhất là trong ngắn hạn, trong khi đó lượng cầu tăng.

Ngược lại, đường cầu sẽ giảm ở mọi mức giá trong thời kỳ suy thoái. Khi tăng trưởng kinh tế giảm, các công việc có xu hướng bị cắt giảm, thu nhập giảm và mọi người lo lắng, không chịu chi tiêu tùy ý và chỉ mua những thứ thiết yếu.

Mô tả về sự Dịch chuyển đường cầu

Sự dịch chuyển đường cầu thị trường được minh họa trong hình dưới đây:

Một sự thay đổi tích cực về nhu cầu trong bối cảnh nguồn cung không đổi làm dịch chuyển đường cầu sang phải, kết quả làm tăng giá và số lượng. Nhưng nếu sự thay đổi trong đường cầu là tiêu cực thì sẽ làm dịch chuyển đường cong sang trái, dẫn đến giá và số lượng đều giảm.

Dịch chuyển đường cầu và Sự thay đổi dọc theo đường cầu

Dịch chuyển đường cầu và sự thay đổi dọc theo đường cầu là hai khái niệm khác nhau.

Khi mức giá hiện hành của hàng hóa thay đổi, chỉ có sự di chuyển dọc theo đường cầu.

Sự dịch chuyển của đường cầu không bắt nguồn từ sự thay đổi giá hiện hành của hàng hóa mà là sự thay đổi của của các yếu tố khác có liên quan. Nếu các yếu tố liên quan thay đổi [thu nhập, sở thích,…thay đổi] sẽ xảy ra sự dịch chuyển đường cầu sang trái, hoặc sang phải.

Ví dụ về Dịch chuyển đường cầu

Khi một sản phẩm trở nên hợp thời trang, có lẽ do yếu tố quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đổ xô đi mua nó. Điều này sẽ tạo ra sự dịch chuyển đường cầu.

Chẳng hạn, doanh số iPhone của Apple Inc. vẫn không đổi, mặc dù đã trải qua nhiều đợt tăng giá khác nhau trong nhiều năm qua, vì nhiều người tiêu dùng coi đây là điện thoại thông minh số một trên thị trường.

Ở nhiều nơi trên thế giới, iPhone của Apple cũng đã trở thành một hình tượng, minh họa cho việc cầu ít bị co giãn.

Tiến bộ công nghệ và xu hướng thời trang không phải là yếu tố duy nhất có thể làm thay đổi nhu cầu.

Ví dụ, nỗi sợ về bệnh bò điên ở Mỹ, khiến người tiêu dùng bắt đầu mua thịt gà thay vì thịt bò, mặc dù giá sau đó không thay đổi. Nhưng thịt gà cũng có thể được ưa chuộng hơn nếu giá của sản phẩm gia cầm cạnh tranh khác tăng đáng kể.

[Theo Investopedia]

Minh Hằng

Đường cung [tiếng Anh: Supply Curve] là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.

Hình minh họa. Nguồn: learnliberty

Định nghĩa

Đường cung trong tiếng Anh là Supply Curve. Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.

Đặc điểm

Đường cung cho biết lượng cung về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi. Vì giá của hàng hóa càng cao càng làm tăng lượng cung nên đường cung dốc lên.

Sự vận động dọc theo đường cung

Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu sự thay đổi của cung chính là sự thay đổi của lượng cung ở mọi mức giá, vì vậy nó làm cho đường cung di chuyển.

Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung nên khi lượng cung thay đổi sẽ tạo nên sự vận động [di chuyển] dọc theo đường cung.

Nếu trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi mà giá cả tăng lên thì lượng cung sẽ tăng lên nên có sự vận động lên phía trên của đường cung.

Ngược lại khi các yếu tố khác không đổi mà giá cả giảm xuống thì lượng cung sẽ giảm và có sự vận động xuống phía dưới của đường cung.

Sự dịch chuyển của cả đường cung

Trong trường hợp có sự thay đổi của bất kì yếu tố quyết định cung nào ngoài giá cả hàng hóa thay đổi nều làm dịch chuyển cả đường cung.

Giả sử nếu có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống, người sản xuất có nhiều lãi hơn. Vì vậy ở bất kì một mức giá nào, người sản xuất cũng sẵn sàng sản xuất một lượng hàng lớn hơn.

Bởi vậy, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu giá các yếu tố sản xuất đầu vào tăng lên làm cho chi phí tăng lên, người sản xuất sẽ sản xuất một lượng hàng ít hơn, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. [Hình 2.6].

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang phải và gọi là tăng cung. 

Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang bên trái gọi là giảm cung.

Kết luận

Khi giá cả hàng hóa thay đổi trong điều kiện tất cả các yếu tố khác tác động đến cung không đổi thì sẽ có sự vận động dọc theo đường cung.

Đổi lại, khi một trong các biến số như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, các kì vọng, chính sách thuế, giá cả hàng hóa liên quan thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển [sang trái hoặc sang phải] của cả đường cung.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội]

Minh Lan

Video liên quan

Chủ Đề