Ce nghĩa là gì

Với những ai tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán thì chắc chắn sẽ biết về Ce, nó mang ý nghĩa là giá trần trong chứng khoán. Vậy chính xác Ce trong chứng khoán là gì và cách tính Ce như thế nào thì xin mời các bạn cùng với Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tổng quan về Ce

Ce trong chứng khoán là gì?

>>> Xem ngay: Tìm hiểu về giờ giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Ce trong chứng khoán là gì?

Chúng ta thường thấy Ce xuất hiện trên bảng điện tử chứng khoán. Đây chính là từ viết tắt của Ceiling - có nghĩa là Giá trần [thường ghi kèm với giá]. Trong mỗi phiên giao dịch đều sẽ giới hạn biên độ về giá, khi giá của cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần. Hay nói cách khác thì Ce chính là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán trong một ngày giao dịch.

Ví dụ là: Trên sàn HOSE, giá đóng cửa phiên giao dịch vào thứ 5 ngày 1/1 của cổ phiếu ngân hàng Vietcombank sẽ là 40,200 VNĐ/ cổ phiếu. 

- Giá tham chiếu vào ngày thứ 6 tiếp theo là 40,200 đồng

- Giá trần của Vietcombank của thứ 6  sẽ là 40,100 đồng [+7%]

- Giá sàn của Vietcombank tại thứ 6 là 37,300 đồng [-7%]

Như vậy trên sàn giao dịch HOSE vào ngày thứ 6 mua bán sẽ dao động từ 37,300 đồng/ cổ phiếu – 43,100 đồng/ cổ phiếu.

CE xuất hiện trong bảng giá chứng khoán – chính là bảng thống kê và chốt lại giá của các loại cổ phiếu. Trên bảng giá chứng khoán sẽ xuất hiện các thông số cụ thể như sau:

+ Đầu tiên là mã chứng khoán hay còn gọi là cổ phiếu, là những sản phẩm mà nhà đầu tư dùng để giao dịch, trao đổi mua và bán

+ Tiếp theo là mã tham chiếu

+ Giá trần - chính là Ce

+ Và giá sàn

+ Thêm nữa là tổng khối lượng của cổ phiếu

+ Ngoài ra có bên mua và bên bán

+ Khớp lệnh và giá khớp

+ Cuối cùng là các mức giá

Tóm lại Ce chính là giá trần và được viết tắt của thuật ngữ Cell. Màu sắc biểu hiện của giá trần này sẽ là màu tím. Khi các nhà đầu tư nhìn vào bảng giá chứng khoán thì cột nào các chỉ số hiện lên màu tím thì đó chính là Ce – giá trần.

Đồng thời thì Ce sẽ là mức giá cổ phiếu cao nhất mà các nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán ở trong mỗi ngày giao dịch.

Cách tính Ce trong chứng khoán

Sau khi nắm được khái niệm về Ce trong chứng khoán là gì thì dưới đây là công thức tính Ce chính xác nhất trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần nắm được:

CE [hay giá trần] được tính = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó:

- Giá tham chiếu: Chính là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó [trừ những trường hợp đặc biệt] và nó sẽ được hiển thị bằng màu vàng trên bảng giá chứng khoán

- Biên độ dao động: Đây là số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch bất kỳ. Mức biên độ dao động này sẽ do bên sàn giao dịch quy định như là sàn Hose có biên độ là 7% còn những sàn khác như sàn HNX là 10% và Upcom thường là 15%

Quy tắc làm tròn giá trần Ce

Để có thể làm tròn giá trần Ce, bạn cần thực hiện theo những nguyên tắc dưới đây:

- Giá trị của biên độ phải phù hợp với quy định của các bước giá chia hết

- Giá trị biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với tỷ lệ % biên độ theo quy định của từng sàn giao dịch

Ý nghĩa của Ce trong chứng khoán 

Nếu bạn đã biết Ce là gì trong chứng khoán rồi thì tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của nó trong chứng khoán là gì nhé.

Giá Ce sẽ có quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch. Nhờ vào những biến động này của giá cổ phiếu và giá trần mà nhà đầu tư có thể biết được nên mua hay nên bán loại cổ phiếu nào, điều này cũng quyết định khả năng thắng thua trong suốt quá trình giao dịch cổ phiếu. Thêm một ý nghĩa quan trọng hơn của nó là đặt ra một giới hạn về giá của cổ phiếu, không để nó chịu ảnh hưởng bởi các tác động của thị trường mà có sự thay đổi quá nhiều.

Phân tích và vận dụng Ce trong chứng khoán

>>> Xem ngay: Tổng quan về phí giao dịch chứng khoán của các công ty

Phân tích và vận dụng Ce trong chứng khoán

Ngoài việc nắm được khái niệm cũng như cách tính Ce ra thì các nhà đầu tư cũng phải nắm được việc phân tích giá trần vì Ce rất quan trọng trong chứng khoán, do nó giúp đưa ra các quyến định mua bán đúng thời điểm hơn cho nhà đầu tư.

Căn cứ vào sự so sánh giá trần so với giá tham chiếu bạn có thể đặt các lệnh mua bán trong ngày thích hợp tránh những trường hợp bị cháy tài khoản chỉ trong một ngày. Bên cạnh đó dựa vào Ce người mua có thể biết được mình có nên mua cổ phiếu này hay không, hay hôm nay có phải là thời điểm thích hợp để mua không. Còn nếu là bán thì sẽ dựa trên giá trần so với giá tham chiếu xem giá lúc này đang lên hay xuống để có thể bán đúng thời điểm, cơ hội thu về lợi nhuận cao trong ngày.

Trong mỗi phiên giao dịch đều sẽ có giới hạn biên độ về giá, khi giá của cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần.

Cụ thể:

- Sàn HOSE thường có mức biên độ dao động khi đạt đến tối đa 7% thì được gọi là tăng trần và với tất cả các phiên giao dịch đều vậy duy nhất có phiên giao dịch đầu tiên là có mức biên độ dao động tối đa là 20%

- Còn với sàn HNX thì biên độ giao động tối đa đạt là 10%, khi chạm đến mức 10% thì gọi là quá trình tăng trần, với phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ giao dịch tối đa sẽ là 30%

- Ngược lại với sàn Upcom thì biên độ dao động tối đa bình thường chỉ là 15% và phiên đầu tiên là 40%

Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về giá trần để có thể biết được bản thân có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không, đây là một trong những kiến thức cơ bản cho những người mới đang học đầu tư chứng khoản. Đồng thời bạn phải hiểu mỗi ngày mình giao dịch như thế nào để có lợi nhất.

Ví dụ cụ thể:

Tại sàn chứng khoán HOSE có biên độ dao động đạt tối đa là 7% thì lúc này được gọi là tăng trần. Theo các chuyên gia phân tích thì các phiên giao dịch đều có biên độ xấp xỉ con số này, ngoài ra có một trường hợp ngoại lệ đó là với phiên giao dịch đầu tiên ở HOSE thì biên độ dao động có thể đạt tới ngưỡng 20%.

Tiếp theo là sàn chứng khoán HNX có biên độ dao động tối đa là 10%, phiên giao dịch đầu tiên ở HNX thì biên độ dao động có thể đạt tới mức kịch trần là 30%.

Sàn chứng khoán Upcom có biên độ giao động trung bình là 15% và trong phiên giao dịch đầu tiên thì kịch trần đạt 40%.

Nếu tìm hiểu kỹ về giá trần Ce sẽ giúp cho nhà đầu tư biết cách lựa chọn cổ phiếu phù hợp ở thời điểm hiện tại. Đối với nhiều nhà đầu tư mới, đang thực hành việc mua bán cổ phiếu thì cần phải tìm hiểu kỹ các chỉ số cơ bản trên bảng chứng khoán. Những tỷ lệ mua cổ phiếu thành công sẽ tỷ lệ thuận với sự hiểu biết của nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán nên bạn tuyệt đối không nên bỏ qua, dù chỉ là một vài những chi tiết nhỏ nhất.

Tổng kết

Những thông tin tin về giá trần này Unica mong rằng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm được để có thể đạt hiệu quả cao trong mỗi lần giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cũng như những hiện tượng về giá thông thường khác trong chứng khoán, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao dịch mua bán chứng khoán của mỗi người. Do vậy mà mọi người cần hiểu Ce trong chứng khoán là gì cũng như cách tính chính xác để có thể dễ dàng thực hiện phân tích một cách tốt nhất. 


Tags: Chứng khoán

Trên các sản phẩm điện tử, ta vẫn thường hay thấy biểu tượng CE. Vậy ký hiệu CE là gì? Hãy cùng máy đóng gói tự động Đức Phát tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tham khảo:

CE là gì? Kiến thức đầy đủ chính xác về CE

1. CE là viết tắt của từ gì?

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne”. Nó có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. 

2. Ý nghĩa của CE marking là gì?

Chứng nhận CE Marking cho biết sản  phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu [EU] và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng: sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp  lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.

Ngoài ra, chức năng của giấy chứng nhận CE là gì nữa không? Chứng nhận CE còn được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking. 

Ý nghĩa của CE marking là gì?

3. Yêu cầu để đáp ứng được tiêu chuẩn CE là gì?

Trước hết, CE chú trọng đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ thiên nhiên hơn là đến chất lượng của sản phẩm. CE là bắt buộc đối với các sản phẩm, được quy định tại 25 nước EU thậm chí tại cả các nước Ailen, Liechtenstein và Na Uy. 

Ý nghĩa của dấu CE không phải là chất lượng sản phẩm mà chỉ là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu [các yêu cầu tối thiểu] mà luật định của Châu Âu quy định. Các yêu cầu thiết yếu đó đối với sản phẩm điện – điện tử là các yêu cầu về an toàn và có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường.

4. Quy định dán lên sản phẩm nhãn CE certificate là gì?

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu [EU] quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau.

Một số quy định chung như sau: 

– Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên

– Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm

– Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất

5. Lợi ích của chứng chỉ CE là gì?

– Dấu “CE Marking” trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là “Giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA [European Free Trade Association] 

– Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng 

– Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm

– Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến 

– Mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới

6. Hồ sơ đánh giá CE là gì?

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm có:

– Mẫu giấy chứng nhận CE

– Sơ đồ tổ chức của công ty

– Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

– Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.

– Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.

– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định [nếu có].

Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

7. Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF [Technical File]

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

8. CE trong lĩnh vực khác

Những người chơi chứng khoán thường bắt gặp từ CE. Vậy ce là gì trong chứng khoán?

CE là viết tắt của từ Cell, có nghĩa là giá trần [thường đi kèm với giá] trong bảng điện tử. Mỗi phiên giao dịch đều giới hạn biên độ giá, khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì gọi là tăng trần [CE].

Video liên quan

Chủ Đề