Ghép tự thân là gì

Có rất nhiều người nghĩ rằng ghép tế bào gốc tạo máu là một ca phẫu thuật, cấy ghép… Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Mỗi người bệnh ghép tế bào gốc sẽ phải trải qua một bước rất quan trọng là điều trị hóa chất/tia xạ liều cao, gọi là phác đồ “điều kiện hóa”.

Bước điều trị này không phải là những phác đồ điều trị hóa chất tiêu chuẩn thông thường mà sử dụng các loại hóa chất khác, liều cao hơn, có tác dụng mạnh hơn. Sau khi truyền hóa chất/tia xạ điều kiện hóa, người bệnh sẽ được truyền tế bào gốc.

Các y bác sĩ đang truyền tế bào gốc cho người bệnh trong phòng cách ly

Điều kiện hóa trong ghép tế bào gốc tạo máu

Điều kiện hóa trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài có nghĩa là chuẩn bị người bệnh trước khi truyền tế bào gốc tạo máu của người hiến khỏe mạnh. Điều kiện hóa trong ghép đồng loài được tiến hành nhằm 3 mục tiêu chính:

– Tạo ra “khoảng trống” trong tủy xương người nhận, giúp cho tế bào gốc của người hiến “mọc” được trong cơ thể người nhận hay chính là giúp mọc mảnh ghép.

– Ức chế miễn dịch của cơ thể người nhận, giúp ngăn ngừa thải ghép. Tác dụng ức chế miễn dịch cần phải mạnh hơn khi tiến hành ghép cho các trường hợp người bệnh và người hiến có bất đồng về HLA. Nguy cơ thải ghép cũng tăng cao ở những người bệnh đã có mẫn cảm với các kháng nguyên đồng loài như là truyền máu nhiều lần trước ghép.

– Điều kiện hóa giúp đẩy lui bệnh trong thời gian dài, tạo điều kiện cho tế bào gốc của người hiến phát triển, biệt hóa và gây ra hiệu ứng mảnh ghép chống khối u. Đây chính là mục tiêu chính của điều kiện hóa trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài cho nhóm bệnh máu ác tính.

Điều kiện hoá trong ghép tự thân: Không phải là phác đồ hóa chất tiêu chuẩn thông thường mà sử dụng các loại hóa chất khác, liều cao hơn, có tác dụng mạnh hơn, giúp tiêu diệt tối đa các tế bào ác tính nhằm mục đích bệnh lui sâu thêm, do đó lâu tái phát hơn. Sau đó có sự hỗ trợ của tế bào gốc của người bệnh.

Trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua một khoảng thời gian dài trong phòng cách ly và được chăm sóc toàn diện. 

Truyền tế bào gốc tạo máu

Tế bào gốc giúp phục hồi tạo máu: sau khi dùng hóa chất/tia xạ liều cao, khối tế bào gốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch và lan tỏa đến các khoang sinh máu ở tất cả các xương trong cơ thể.

Tại đây, chúng sẽ tăng sinh, phát triển thành các tế bào tạo máu mới, thay thế cho các tế bào vừa bị tiêu diệt bởi hóa chất/tia xạ, giúp cho người bệnh hết thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết do bệnh cũ hoặc do biến chứng của phác đồ “điều kiện hóa”.

Trong ghép đồng loài điều trị các bệnh ác tính: Có hiệu ứng ghép chống khối u hay chống lơ-xê-mi. Đó là nhờ Tế bào gốc vào cơ thể sẽ sinh ra các tế bào miễn dịch. Các tế này coi những tế bào ung thư như những “kẻ thù” và sinh ra các hiệu ứng miễn dịch để tiêu diệt chúng, giống như tiêu diệt các vi khuẩn/vi-rus lạ thông thường trong cơ thể. Nhờ đó, tế bào ung thư không có cơ hội trỗi dậy gây tái phát.

Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị những bệnh nào?

Ghép tự thân

  • Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào….

Ghép đồng loài

Ghép tế bào gốc tạo máu có thể ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh máu, bao gồm cả bệnh máu ác tính và lành tính. Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu gồm có:

  • Ghép tế bào gốc đồng loài: Là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu từ người thân cùng huyết thống hoặc người không cùng huyết thống truyền cho người bệnh.
  • Ghép tế bào gốc tự thân: Là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu của chính người bệnh [được thu gom và lưu trữ], sau đó được truyền trả lại cho người bệnh.

Các phương pháp ghép tế bào gốc đồng loài

Ghép tế bào gốc cùng huyết thống [anh/chị/ em ruột] phù hợp HLA hoàn toàn

Phương pháp ghép TBG này vẫn là một sự lựa chọn đầu tiên nhằm giảm nguy cơ ghép chống chủ [là biểu hiện do tế bào của người cho phản ứng với bệnh nhân] và là nguồn luôn sẵn sàng tự nguyện cho thêm TBG nếu cần.

Phương pháp này có nhược điểm là cơ hội có người cho TBG phù hợp có hạn, với lý do: Theo quy luật di truyền và kích cỡ gia đình thường có 2 con, thì chỉ có khoảng 30% người bệnh sẽ có người hiến là anh, chị, em ruột phù hợp hoàn toàn HLA. Hiện nay, chỉ định ghép TBG mở rộng cho người bệnh lớn tuổi, nếu người hiến TBG là anh/chị/em ruột cũng lớn tuổi thì tình trạng sức khỏe của người cho cũng là một trở ngại cho việc ghép.

Ghép tế bào gốc không cùng huyết thống [người ngoài gia đình] phù hợp HLA:

Phương pháp ghép này đang ngày càng phát triển do nhu cầu người bệnh ghép cao nhưng không có người cho cùng huyết thống, hoặc có người cùng huyết thống nhưng không phù hợp HLA hoặc có tuổi hay tình trạng sức khoẻ không cho phép lấy tế bào gốc.

Hiện nay, với kỹ thuật định typ HLA ngày càng hiện đại nên không có nhiều sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng giữa ghép cùng huyết thống và không cùng huyết thống phù hợp HLA ở cả người bệnh nhi và người bệnh lớn tuổi.

Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp [Haplotype]:

Phần lớn người bệnh có người thân hợp một nửa HLA là nguồn TBG tiềm năng, được sử dụng trong những tình huống mà nguồn người hiến không cùng huyết thống phù hợp HLA không có hoặc máu dây rốn không có sẵn.

Như vậy, ghép Haplo cũng ngày càng phát triển và được xem là một hướng có tiềm năng cho người bệnh cần ghép đồng loài khi không có người hiến là anh, chị, em ruột phù hợp HLA hoặc người bệnh cần được cân nhắc về yếu tố miễn dịch và tài chính. Hơn nữa, với ưu điểm là sự sẵn sàng có ngay người hiến cho hầu hết người bệnh và ứng dụng được liệu pháp điều trị miễn dịch tế bào nguồn gốc từ người hiến sau ghép. Do đó, ghép haplo ngày càng được các trung tâm ghép trên thế giới áp dụng rộng rãi.

Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân

Ghép tế bào gốc TBG tạo máu tự thân là hình thức ghép trong đó khối TBG tạo máu của người bệnh được thu gom và lưu trữ, sau đó được truyền trả lại cho người bệnh khi đã kết thúc điều kiện hóa nhằm phục hồi mô tạo máu.

Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu

Ghép tự thân:

  • Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào…

Ghép đồng loài:

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà H, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: 024 3782 1895, số máy lẻ 645

ĐỊA CHỈ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN:

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: [024] 37824267, 0963892551

Email: 

Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Video liên quan

Chủ Đề