Vì sao nói cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân triết học

Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

Con người sáng tạo ra lịch sử của mình, song vai trò quyết định sự phát triển xã hội là thuộc về quần chúng nhân dân hay của các cá nhân có phẩm chất đặc biệt – vĩ nhân, lãnh tụ là câu hỏi được đặt ra nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau. Qua nội dung bài viết này, chúng tôi xin giải đáp vấn đề vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đến bạn đọc quan tâm

Quần chúng nhân dân là gì?

Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại mà quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau.

Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại, luôn thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội.

Quần chúng nhân dân được xác định bởi các nội dung sau đây:

+ Đây là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân.

+ Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.

+ Những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong trong tiến trình phát triển của lịch sử. Phải đến khi Mác nhận thức và chỉ rõ vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân là hết sức quan trọng. Quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba góc độ sau đây:

Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai: Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Thứ ba: Cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật và động lực của mọi cuộc cách mạng thì quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức… của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại.

Tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đến bạn đọc.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

15:55, 10/12/2007

[HGĐT]- Cùng với việc khẳng định một cách duy vật rằng, vật chất quyết định ý thức, “lực lượng vật chất chỉ được đánh đổ bằng lực lượng vật chất”; Học thuyết Mác-Lênin còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn mà “tính độc lập tương đối của ý thức” vốn có. áp dụng vào thực tiễn đấu tranh giai cấp nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong xã hội loài người, điều đó có nghĩa: Lý luận cách mạng, một khi đã xâm nhập vào quần chúng, sẽ trở thành sức mạnh vật chất.


Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi ra đời, Đảng ta luôn coi trọng và vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam . Đến tháng 10.1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận của Đảng đã được xác định, bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận Phản đế. Trải qua các thời kỳ thăng trầm của cách mạng, quan điểm “Lấy dân làm gốc” luôn là một trong những yếu tố quyết định đưa cuộc đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ghi nhận sự đóng góp to lớn của công tác vận động quần chúng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; ngày 9.8.2002, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Sao vàngcho Ban Dân vận T.Ư. Khẳng định vị trí và thường xuyên phát huy vai trò của công tác dân vận cũng như tổ chức của những người làm công tác này, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành cùng toàn xã hội; ngày 14.10.1999, BCH T.Ư Đảng ra Thông báo số 293-CV/TW về việc Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 15.10 hàng năm làm Ngày Dân vận của cả nước.

Tổ quốc thân yêu sau 20 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ hội nhập WTO, đòi hỏi nội lực toàn dân phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 77 năm công tác Dân vận của Đảng [15.10.1930 - 2007] còn để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu và nguyên tính thời sự:

1. Đảng luôn tin vào lực lượng, sức mạnh của nhân dân, gắn bó máu thịt và một lòng một dạ phục vụ nhân dân.

2. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong tổ chức và tập hợp hoạt động phù hợp với từng giai đoạn của nhiệm vụ cách mạng.

3. Công tác Dân vận phải bám chặt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng gắn với chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; động viên nhân dân xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.

4. Công tác Dân vận luôn gắn chặt với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thường xuyên chăm lo xây dựng bộ máy và đội ngũ làm công tác Dân vận “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.


Phan Thiết

Video liên quan

Chủ Đề