Thế nào là trường đạt chuẩn quốc gia

Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại TP Hồ Chí Minh hiện đang gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất khó đạt liên quan đến yêu cầu về chuẩn trình độ đào tạo giáo viên [GV]. “Xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng quan trọng nhưng việc đảm bảo cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường mới là điều quan trọng nhất!”, lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố bày tỏ quan điểm.

55% giáo viên trong trường phải là thạc sĩ?

Tại một số địa phương vùng ven của TP Hồ Chí Minh như Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và quận 12, từ nhiều năm nay đã phải chịu áp lực rất lớn về sĩ số học sinh [HS] trên một lớp. Nhiều trường phải chấp nhận tình trạng trên 50 HS/lớp. Mọi diện tích sân chơi, bãi tập, diện tích nhà đa năng đều phải tinh giản tối thiểu dành ưu tiên cho phòng học. Thậm chí, năm học 2020-2021, ở quận 12 và  Bình Tân đã phải “phá chuẩn” tại một số trường để giải quyết chỗ học cho HS.

Theo Luật Giáo dục 2019, Thông tư 28 quy định trình độ chuẩn của GV tiểu học là có bằng Cử nhân đào tạo GV tiểu học hoặc bằng Cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.

Nhiều trường chuẩn quốc gia thực tế đã phải phá “chuẩn” khi đánh giá lại theo các thông tư, nghị định mới. Ảnh: minh họa

Trước đó, Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018, quy định trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia khi đạt kiểm định chất lượng giáo dục và có kết quả đánh giá ngoài đạt từ mức độ 2 trở lên. Để trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, yêu cầu đối với GV phải đạt là: Tỷ lệ GV đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; Mức độ 2: tỷ lệ GV đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%. Điều này có nghĩa là một trong những tiêu chí để trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia phải có ít nhất 55% GV đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên.

Căn cứ vào tình hình thực tế khi hiện tại các cơ sở giáo dục tiểu học đang phải rà soát để nâng chuẩn trình độ đại học GV theo Luật Giáo dục 2019, nhiều ý kiến của các nhà quản lý tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc phát triển GV đạt trên chuẩn đào tạo tương đương với trình độ từ thạc sĩ trở lên là điều rất khó khăn và cần phải có một lộ trình cụ thể.

Rất khó thực thi

Trong khi đó, ngay từ Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất cơ sở giáo dục [từ mầm non đến THPT] chỉ rõ, đối với trường tiểu học, diện tích trường học tại các khu vực trung tâm đô thị có quỹ đất hạn chế thì phải đạt tối thiểu 8m2/HS. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường tiểu học ngoài phòng học phải đảm bảo có các phòng bộ môn, bao gồm: Âm nhạc, mỹ thuật, khoa học - công nghệ, tin học, ngoại ngữ, phòng đa chức năng. Bên cạnh đó phải có các khối phòng hỗ trợ học tập như: Thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng tư vấn học đường… Ngoài ra, theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất với phòng học bộ môn tin học, ngoại ngữ, đa chức năng... diện tích làm việc tối thiểu là 1,5m2/HS.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục tiểu học khi tiến hành xây dựng chuẩn quốc gia, đánh giá lại chuẩn quốc gia phải căn cứ vào các quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất nêu trên.

Được biết, tại quận 1, tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia [công nhận trước thời điểm Luật Giáo dục 2019 và điều lệ trường tiểu học]. Theo lộ trình năm học 2020-2021, quận 1 sẽ tiếp tục xây dựng Trường Tiểu học Phan Văn Trị chuẩn quốc gia. 

Tuy nhiên, căn cứ theo các thông tư, điều lệ mới, cô Nguyễn Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trường đang “vướng” quy định về diện tích và quy định về trên chuẩn trình độ GV. Đặc biệt, với quy định tối thiểu 8m2/HS thì rất khó đạt. Còn toàn trường đang có 36 GV, trong đó đạt chuẩn ĐH là 29 GV, 7 GV đang trong lộ trình nâng chuẩn. Nếu 55% thạc sĩ tương đương khoảng 20 GV thì rất khó để đạt được.

Ngay ở quận trung tâm nhất của thành phố mà còn khó khăn như vậy, thử hỏi các trường vùng ven hoặc các huyện ngoại thành sẽ còn khó đáp ứng các điều kiện chuẩn quốc gia cỡ nào! Không ít cán bộ quản lý cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải điều chỉnh lại thông tư kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục tiểu học cho phù hợp với Luật Giáo dục 2019 cũng như nhiều thông tư, điều lệ mới. 

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh trong một cuộc họp gần đây đã nhận định, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT thành phố vừa qua cũng đã “bỏ” luôn chuẩn quốc gia. Trong bối cảnh sĩ số HS ngày càng gia tăng, đặc biệt là các quận, huyện vùng ven thì việc đầu tiên quan trọng nhất là phải đảm bảo chỗ học cho HS, vấn đề “giữ chuẩn” phải đứng sau. 

“Xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng quan trọng, nhưng chúng tôi cho rằng, việc đảm bảo cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường mới là điều quan trọng nhất!”, ông Hiếu nói.

Huyền Nga

Các tiêu chí chuẩn quốc gia. Để được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì các trường đại học cần phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Các tiêu chí chuẩn quốc gia. Để được công nhận là trường chuẩn quốc gia thì các trường đại học cần phải đáp ứng các tiêu chí nào? 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Hiện em đang là sinh viên của một trường đại học tại Hà Nội. Luật sư có thể cho em biết, các trường đại học có được công nhận chuẩn quốc gia không ạ? Nếu được thì trình tự, thủ tục để các trường đại học được công nhận là chuẩn quốc gia như thế nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo nội dung của Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11 năm 2015 tới đây. Như vậy, các trường đại học đều được xét duyệt công nhận chuẩn quốc gia giống như các cơ sở giáo dục hệ trung học và tiểu học, cũng như là mầm non. Theo đó, các tiêu chí của việc đề nghị công nhận chuẩn quốc gia của các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 3, Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT bao gồm: Đất đai, cơ sở vật chất và thiết bị; Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý; Chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo; Hoạt động khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế; Về Tài chính; Kiểm định chất lượng giáo dục; Kết quả xếp hạng trên cơ sở giáo dục đại học hiện hành; Sự hài lòng của sinh viên và của người sử dụng lao động.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Về trình tự, thủ tục để đề nghị công nhận chuẩn quốc gia thì các cơ sở giáo dục đại học phải chuẩn bị hồ sơ theo nội dung của Điều 5, Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT. Cụ thể bao gồm:

a] Tờ trình của cơ sở giáo dục đại học đề nghị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó ghi rõ đề nghị việc công nhận đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực hành;

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 14007:2019 là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng

b] Các tài liệu minh chứng về sứ mạng, mục tiêu phù hợp với đề nghị trong Tờ trình; cơ cấu tổ chức và các văn bản do cơ sở giáo dục đại học ban hành theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các quy định của pháp luật liên quan;

c] Báo cáo kết quả tự đánh giá đạt chuẩn của cơ sở giáo dục đại học được Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị thông qua.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cơ sở giáo dục đại học sẽ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào Tạo gửi công văn kèm theo một bộ hồ sơ của cơ sở đào tạo đến Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia. Trong thời gian 60 ngày tiếp theo, Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học và gửi kết quả đánh giá về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, trong thời hạn 10 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 20 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra Quyết định công nhận hoặc không công nhận.

Một vấn đề mà bạn phải lưu ý, đó là Quyết định công nhận chuẩn quốc gia của các cơ sở giáo dục đại học chỉ có giá trị hiệu lực trong vòng 5 năm.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề