Form bài báo nghiên cứu khoa học

Cách viết và cấu trúc một bài báo khoa học cho hội thảo khoa học quốc tế

Hội thảo khoa học là diễn đàn cho các nhà khoa học học tập, trao đổi kinh nghiệm. Để mỗi bài viết đạt chất lượng được đăng trong các Kỷ yếu hội thảo, đặc biệt là những Kỷ yếu hội thảo mang tính quốc tế, có một số nguyên tắc bắt buộc về cách viết và cấu trúc một bài báo khoa học.

Bài báo khoa học là bản báo cáo kết quả nghiên cứu của một người hay một nhóm nào đó. Bài báo khoa học được đăng tải phải có 5 bước:    

– Lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp;

– Thiết kế nghiên cứu;

– Thu thập số liệu;

– Phân tích số liệu;

– Trình bày kết quả.

Phương pháp viết bài báo khoa học gồm 4 phần chính (theo chuẩn IMRAD)

– Giới thiệu: I (Introduction) nêu vấn đề đã được chọn lựa để nghiên cứu;

– Phương pháp: M (Method) sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao?

– Kết quả: (Result) phát hiện gì từ việc nghiên cứu;

– Và: A (And);

– Bàn luận: (Discusion) ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu.

Cấu trúc chi tiết của một bài báo gồm các phần sau:

– Tiêu đề (Title);

– Tên tác giả (Authorship);

– Tóm tắt (Abstract or Summary);

– Từ khóa (Keywords);

– Đặt vấn đề (Introduction);

– Mục tiêu nghiên cứu (Objective);

– Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods);

– Kết quả (Results/Findings);

– Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion);

– Kết luận (Conclusion), có thể ghép với thảo luận kết quả nghiên cứu;

– Lời cảm ơn (Acknowledgements);

– Tài liệu tham khảo (References);

– Phụ lục (Appendix).

Cách viết cụ thể cho bài báo gồm các phần sau:

Tiêu đề bài báo: viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở trung tâm, không gạch chân, nghiêng tựa đề, dưới tựa đề là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả. Để có một tựa đề tốt, nên xem xét đến một số khía cạnh, không viết tắt, không đặt tựa đề mơ hồ, cần có yếu tố mới, có liên quan từ khóa quan trọng sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, không dài quá 20 từ.

Tóm tắt: có thể sử dụng 1 trong 2 loại tóm tắt:

  • Tóm tắt không cấu trúc hoặc tóm tắt không tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu.
  • Tóm tắt có cấu trúc hoặc tóm tắt có tiêu đề là có nhiều đoạn văn theo các tiêu đề sau đây: hoàn cảnh và mục tiêu (Background &Aims), phương pháp thực hiện (Methods), kết quả nghiên cứu (Results), và kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm tắt khoảng 200-300 từ.

Đặt vấn đề hay phần giới thiệu: cần trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, gồm các ý: nêu bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn; tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức (tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước đã công bố); nêu các thông tin còn thiếu, mô tả các thiếu hụt hiện có về kiến thức; trình bày mục tiêu của nghiên cứu này là gì và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu.

 Lưu ý cách nêu vấn đề đảm bảo nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ rộng đến hẹp, từ chung đến cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại, chiếm khoảng ½ trang, thông tin trong phần đặt vấn đề phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có mục tiêu nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp: đây là phần quan trọng nhất vì thể hiện tính khoa học. Đây là phần mà các nhà khoa học thường quan tâm đọc trước khi đọc toàn bộ bài báo. Độ dài gấp 2-3 lần đặt vấn đề, khoảng 7 đoạn. Nội dung thể hiện là mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, khi đọc các nhà nghiên cứu khác có thể học và áp dụng được, bao gồm các thành phần như đã làm gì? Làm như thế nào? và phân tích số liệu như thế nào? Chi tiết cụ thể như sau:

– Thiết kế nghiên cứu:  mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình.

– Đối tượng nghiên cứu: thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc đánh giá khái niệm, khái quát hóa công trình nghiên cứu. Gồm đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, hôn nhân… tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ: nêu các biến số.

– Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nêu địa điểm và thời gian thực hiện.

– Cỡ mẫu và chọn mẫu: rất quan trọng trong nghiên cứu, thường có 1 câu văn mô tả cách xác định cỡ mẫu. Không nhất thiết phải là công thức tính, mà là những giả định đằng sau cách tính. Mẫu được chọn theo cách nào: ngẫu nhiên, thuận tiện, hay toàn bộ….)

– Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin: nêu bộ công cụ, các biến số, việc thử nghiệm. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu gồm các bước nghiên cứu, thu thập số liệu, can thiệp, thử nghiệm can thiệp…

– Phân tích dữ liệu: chú ý 50% số bài báo trong tạp chí quốc tế (như JAMA) bị từ chối vì sử dụng thống kê không đúng. Cụ thể lưu ý các biến số (độc lập, phụ thuộc), test thống kê, phần mềm sử dụng.

– Đạo đức nghiên cứu: nếu đã được Tổ chức duyệt (số chứng nhận), thực tế triển khai (đồng thuận, tự nguyện, có gây hại không, bảo mật).

Kết quả trình bày những điều phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Cần phải phân biệt đâu là kết quả chính và kết quả phụ, chỉ nên trình bày kết quả quan trọng. Trình bày hợp lý theo qui định, bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở dưới, hạn chế màu, chú thích rõ ràng, dễ hiểu.

Khi trình bày kết quả, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không lặp lại (lời, bảng, biểu), đặc biệt trung thực với kết quả (kể cả tiêu cực, mâu thuẫn), tuyệt đối không bình luận cao hay thấp, xấu hay tốt… mà để nội dung này ở trong phần thảo luận.

Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính.

Thảo luận kết quả nghiên cứu đây là phần khó viết nhất, bởi lẽ không biết bắt đầu như thế nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục? Viết theo cấu trúc nào? Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương đương 6 đoạn chính sau:

– Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên;

– So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước;

– Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán;

– Khả năng suy rộng (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả;

– Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)

– Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận.

* Kết luận và khuyến nghị

Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì?

Lời cảm ơn cảm ơn các cơ quan đã tài trợ nghiên cứu, hay nhà hảo tâm giúp đỡ tài chính/kỹ thuật cho tác giả. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng họ không đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả. Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia. 

Tài liệu tham khảo sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, cập nhật để chứng minh luận điểm trong đặt vấn đề, phương pháp và bàn luận. Lưu ý chỉ sử dụng tài liệu thực sự trích dẫn trong bài. Sử dụng lối trích dẫn phù hợp và nhất quán theo yêu cầu của ban tổ chức. Nên sử dụng phần mềm (Endnote) để trích dẫn và định dạng tài liệu tham khảo. Độ dài của danh mục tài liệu tham khảo dưới 10 tài liệu đối với bài báo Việt Nam và 15-30 tài liệu đối với bài báo quốc tế.

Tin: CLB Truyền Thông

Báo cáo nghiên cứu khoa học có mục tiêu truyền đạt thông tin liên quan tới vấn đề khoa học, phương pháp hay cách tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề. Vậy cấu trúc của một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh bao gồm những gì? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn 24 theo dõi bài viết sau.

Form bài báo nghiên cứu khoa học

Xem thêm:

Một bài báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên cần phải được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo được những nội dung chính bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Phần mở đầu

Ở phần này người viết cần trình bày được những ý như sau:

  • Tên đề tài nghiên cứu.
  • Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
  • Mục đích nghiên cứu.
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
  • Cơ sở và lý luận nghiên cứu.

Phần nội dung

Đây là phần trọng tâm và cơ bản nhất của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Tại phần nội dung thường được chia thành các chương mục khác nhau. Về cơ bản, một bài nghiên cứu khoa học thường được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn. 

Trình bày vấn đề có liên quan tới lịch sử của vấn đề nghiên cứu, những khái niệm cơ bản. Đồng thời chỉ ra được đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu.

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 2 chủ yếu phân tích về thực trạng, nguyên nhân chủ quan và khách quan của các thực trạng nghiên cứu. Đồng thời tiến hành thực nghiệm, so sánh kết quả thực nghiệm và đưa ra những nhận định đánh giá phù hợp.

Chương 3: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị

Ở chương 3, khi nêu giải pháp, khuyến nghị bạn cần phải dựa vào kết quả của bài nghiên cứu. Sao cho nó đảm bảo phù hợp, có tính khả thi. Đồng thời đề xuất được những vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng trong thực tế.

Phần kết luận

Ở phần này người viết sẽ kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu khoa học. Tại đây bạn cần tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, nêu ra những vấn đề nào đã được giải quyết và những vấn đề chưa được giải quyết. Sau đó khuyến nghị và đề xuất một số hướng phát triển về đề tài nghiên cứu.

Đối với phần kết luận cần được trình bày sao cho ngắn gọn, đảm bảo tính cô đọng, súc tích và không thêm bất kỳ luận điểm nào.

Form bài báo nghiên cứu khoa học

Tài liệu tham khảo

Thông thường sẽ có những cách ghi tài liệu tham khảo khác nhau trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như ghi ở cuối trang, ghi cuối chương hoặc cuối sách. Nếu bạn ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách cần phải trình bày nó theo một mẫu thống nhất và cần sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định của nhà xuất bản.

Khi ghi danh mục tài liệu tham khảo cần trình bày đầy đủ về những thông số cơ bản theo thứ tự cụ thể như: số thứ tự, họ và tên tác giả, tên tài liệu, nguồn: Tên tạp chí, tập số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang…

Cần lưu ý về trình tự sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo như sau:

  • Sắp xếp dựa theo thứ tự sách rồi đến các văn kiện và cuối cùng là tác phẩm của cá nhân.
  • Cần sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng khối tiếng khác nhau và sắp xếp dựa trên nguyên tắc ABC của họ và tên tác giả.
  • Đối với tác giả là người Việt Nam sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC theo đúng tên của tác giả và không đảo lộn về trật tự của họ và tên.
  • Đối với tác giả là người nước ngoài sắp xếp theo họ của tác giả.
  • Những tài liệu không có tên tác giả được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tài liệu.

Về trích dẫn thì những tài liệu nào được trích dẫn vào các công trình nghiên cứu, luận văn hay sách thì đánh số theo thứ tự danh mục của tài liệu tham khảo và đặt nó trong dấu ngoặc vuông.

Phụ lục (nếu có)

Đây là phần không bắt buộc trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Phần phụ lục sẽ để các câu hỏi liên quan tới điều tra, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, đồ thị, tra cứu theo đề mục hoặc tên tác giả….

Mục lục

Phần mục lục trình bày về những đề mục chính cùng với số trang tương ứng. Nó được ghi đúng như trình tự trình bày của bài báo cáo nghiên cứu khoa học. Mục lục phần lớn được đặt tại phần phía đầu và ghi ở trang tiếp bìa phụ để người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về bài báo cáo của bạn trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết.

Bạn đang hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học của mình? Bạn gặp khó khăn với việc tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, phân tích dữ liệu? Quỹ thời gian của bạn không đủ cho việc hoàn thành chỉn chu bài luận của mình, Hãy để Dịch vụ hỗ trợ luận văn của Luận Văn 24 giúp bạn nhé!

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các trang web mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM

Form bài báo nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu

1.4.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.4.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Thông tin nghiên cứu

4.2.Mô hình

4.3.Kiểm định các giả thiết của mô hình

4.3.1.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.2.Kiểm định hiện tượng phương sai không đổi

4.3.3.Kiểm định hiện tượng tựtương quan

4.4. Kiểm định mô hình hồi quy

4.5.Kiểm định các giả thuyết

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

5.2. Kiến nghị giải pháp

5.2.1. Tăng cường lợi ích tiêu dùng cho khách hàng

5.2.2. Giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến

5.2.3. Nâng cao tính dễ sử dụng cho các website mua sắm trực tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mẫu 2

Đề cương báo cáo nghiên cứu khoa học: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề sống thử.

Form bài báo nghiên cứu khoa học

Mục lục

Mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.Giả thuyết nghiên cứu

5.Phương pháp nghiên cứu

6.Dàn ý của nội dung công trình nghiên cứu

Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận

1.Tổng quan nghiên cứu về sống thử

1.1. Nghiên cứu trên thế giới

1.2. Các nghiên cứu trong nước về sống thử

2.Một số khái niệm

2.1. Khái niệm

2.2. Quan niệm về sống thử trong xã hội

Chương II: Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên  về sống thử và xu hướng sống thử

1. Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về sống thử

1.1. Yếu tố cá nhân

1.2. Yếu tố xã hội

1.3. Yếu tố gia đình

2. Xu hướng sống thử của sinh viên thông qua nhận thức của họ về sống thử

Chương III: Thực trạng và nguyên nhân sống thử của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

1. Giới thiệu vài nét vềđịa bàn nghiên cứu

2. Đặc điểm và khách thể nghiên cứu

3. Quan niệm của sinh viên  về vấn đề sống thử

4. Các nguyên nhân dẫn đến sống thử

5. Đánh giá về lợi ích và bất lợi của sống thử

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và phụ lục

1. Tài liệu tham khảo

2. Phụ lục

Ngoài hai mẫu đề cương chi tiết bài báo cáo nghiên cứu khoa học trên, bạn có thể Download MIỄN PHÍ các bài mẫu báo cáo hoàn thiện mà Luận Văn 24 đã tổng hợp tại link dưới đây:

Form bài báo nghiên cứu khoa học

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là cấu trúc và báo cáo nghiên cứu khoa học mẫu mà Luận Văn 24 muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để hoàn thiện bài báo cáo nghiên cứu khoa học được tốt nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay bạn muốn được hỗ trợ viết báo cáo nghiên cứu khoa học, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 098 855 2424 hoặc email: . Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.