Elasticity la gi

Định nghĩa Elasticity là gì?

ElasticityĐàn hồi. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Elasticity - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

1. Kinh tế: Đo các đáp ứng của cung và cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ để tăng hoặc giảm giá của nó.

Definition - What does Elasticity mean

1. Economics: Measure of the responsiveness of demand and supply of a good or service to an increase or decrease in its price.

Source: Elasticity là gì? Business Dictionary

Điều hướng bài viết

(Ảnh minh họa: IBM)

Mục lục

  • 1 Độ co giãn
    • 1.1 Đặc điểm của Độ co giãn
    • 1.2 Ví dụ thực tế về Độ co giãn của hàng hóa

Khái niệm

Quảng Cáo

Độ co giãn trong tiếng Anh Elasticity.

Độ co giãn là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Quảng Cáo

Nói cách khác, độ co giãn của cầu (Demand elasticity) hoặc tính không co giãn (Inelasticity) đối với sản phẩm hoặc hàng hóa được xác định bởi mức độ cầu của sản phẩm thay đổi khi giá tăng hoặc giảm.

Sản phẩm không co giãn là sản phẩm mà người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua sau khi giá thay đổi.

Quảng Cáo

Độ co giãn của hàng hóa có thể thay đổi tùy theo sự có sẵn số lượng hàng thay thế, chi phí liên quan và lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi thay đổi giá xảy ra.

Đặc điểm của Độ co giãn

Các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp cạnh tranh sẽ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có độ co giãn vì các công ty này có xu hướng là người chấp nhận giá (Price taker).

Khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đạt đến độ co giãn, người bán và người mua nhanh chóng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Ngược lại với độ co giãn là tính không co giãn. Khi một hàng hóa hoặc dịch vụ không co giãn, người bán và người mua không có khả năng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá thay đổi.

Độ co giãn là một biện pháp kinh tế quan trọng, đặc biệt đối với người bán, bởi vì nó cho biết người mua sẽ tiêu thụ như thế nào khi giá thay đổi.

Khi một sản phẩm co giãn, sự thay đổi về giá sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi về lượng cầu. Khi một hàng hóa không co giãn, lượng cầu sẽ ít thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi.

Độ co giãn cũng giúp truyền đạt thông tin quan trọng đến người tiêu dùng.

Nếu giá thị trường của hàng hóa co giãn giảm, các công ty có khả năng giảm số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ dự định cung cấp. Nếu giá thị trường tăng lên, các công ty có khả năng tăng số lượng hàng hóa bán ra. Điều này rất quan trọng đối với người tiêu dùng, là những người cần sản phẩm và quan tâm đến sự khan hiếm hàng hóa.

Ví dụ thực tế về Độ co giãn của hàng hóa

Thông thường, hàng hóa có độ co giãn là hàng hóa hoặc dịch vụ không cần thiết hoặc là hàng hóa có thể thay thế được.

Ngành hàng không có độ co giãn vì đây là ngành có tính cạnh tranh. Nếu một hãng hàng không quyết định tăng giá vé, người tiêu dùng có thể sử dụng một hãng hàng không khác, và hãng hàng không tăng giá vé sẽ thấy cầu về dịch vụ của họ giảm.

Trong khi đó, xăng là một ví dụ về hàng hóa tương đối không co giãn vì nhiều người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua nhiên liệu này cho phương tiện của họ, bất kể giá thị trường tăng hay giảm.

(Theo Investopedia)

Bạn thấy bài viết thế nào?

Độ co giãn (tiếng Anh: Elasticity) là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ.

  • 12-04-2020Tính không co giãn (Inelasticity) trong kinh tế là gì? Đặc điểm
  • 23-09-2019Độ co giãn của cầu (Elasticity of Demand) là gì? Phân loại và công thức xác định
  • 17-09-2019Độ co giãn của cung theo giá (Price Elasticity of Supply) là gì?

(Ảnh minh họa: IBM)

Độ co giãn

Khái niệm

Độ co giãn trong tiếng Anh Elasticity.

Độ co giãn là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Nói cách khác, độ co giãn của cầu (Demand elasticity) hoặc tính không co giãn (Inelasticity) đối với sản phẩm hoặc hàng hóa được xác định bởi mức độ cầu của sản phẩm thay đổi khi giá tăng hoặc giảm.

Sản phẩm không co giãn là sản phẩm mà người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua sau khi giá thay đổi.

Độ co giãn của hàng hóa có thể thay đổi tùy theo sự có sẵn số lượng hàng thay thế, chi phí liên quan và lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi thay đổi giá xảy ra.

Đặc điểm của Độ co giãn

Các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp cạnh tranh sẽ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có độ co giãn vì các công ty này có xu hướng là người chấp nhận giá (Price taker).

Khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đạt đến độ co giãn, người bán và người mua nhanh chóng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Ngược lại với độ co giãn là tính không co giãn. Khi một hàng hóa hoặc dịch vụ không co giãn, người bán và người mua không có khả năng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá thay đổi.

Độ co giãn là một biện pháp kinh tế quan trọng, đặc biệt đối với người bán, bởi vì nó cho biết người mua sẽ tiêu thụ như thế nào khi giá thay đổi.

Khi một sản phẩm co giãn, sự thay đổi về giá sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi về lượng cầu. Khi một hàng hóa không co giãn, lượng cầu sẽ ít thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi.

Độ co giãn cũng giúp truyền đạt thông tin quan trọng đến người tiêu dùng.

Nếu giá thị trường của hàng hóa co giãn giảm, các công ty có khả năng giảm số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ dự định cung cấp. Nếu giá thị trường tăng lên, các công ty có khả năng tăng số lượng hàng hóa bán ra. Điều này rất quan trọng đối với người tiêu dùng, là những người cần sản phẩm và quan tâm đến sự khan hiếm hàng hóa.

Ví dụ thực tế về Độ co giãn của hàng hóa

Thông thường, hàng hóa có độ co giãn là hàng hóa hoặc dịch vụ không cần thiết hoặc là hàng hóa có thể thay thế được.

Ngành hàng không có độ co giãn vì đây là ngành có tính cạnh tranh. Nếu một hãng hàng không quyết định tăng giá vé, người tiêu dùng có thể sử dụng một hãng hàng không khác, và hãng hàng không tăng giá vé sẽ thấy cầu về dịch vụ của họ giảm.

Trong khi đó, xăng là một ví dụ về hàng hóa tương đối không co giãn vì nhiều người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua nhiên liệu này cho phương tiện của họ, bất kể giá thị trường tăng hay giảm.

(Theo Investopedia)

Độ co giãn của cầu theo thu nhập (Income Elasticity of Demand) là gì?                                          27-08-2019                                        Độ co giãn chéo của cầu (Cross Elasticity of Demand) là gì?                                          27-08-2019                                        Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) là gì?