Đương đơn nghĩa là gì

Đạo luật CSPA năm 2002 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” [quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực] do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực.  Để hội đủ điều kiện áp dụng CSPA, Quý vị cần phải hội đủ hai tiêu chuẩn:

  • Tuổi tính theo công thức CSPA của Quý vị phải dưới 21.
  • Quý vị phải có động thái yêu cầu CSPA trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.

Ngoài ra, Đạo Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [INA] định nghĩa “con” là người độc thân và dưới 21 tuổi.  Nếu quý vị kết hôn, quý vị sẽ mất tình trạng “con độc thân dưới 21 tuổi”.  Việc ly hôn sau sinh nhật thứ 21 của quý vị và sau thời điểm hồ sơ đến lượt giải quyết sẽ không khôi phục lại được tình trạng này.

Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ được thụ lý tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [USCIS] [tính từ ngày USCIS nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm toàn bộ thời gian xem xét hành chính].

Tuổi đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết – [Ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – Ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh] = Tuổi CSPA

Nếu đương đơn tin rằng con mình có thể đủ điều kiện áp dụng CSPA, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Mẫu đơn cho Thị thực Định cư càng sớm càng tốt.  Xin đính kèm khai sanh của tất cả các con cần tính tuổi trong mẫu đơn trực tuyến.

Tuy nhiên trong một số trường hợp như hồ sơ bảo lãnh định cư theo diện làm việc dựa theo giấp phép lao động, ngày ưu tiên sẽ không phải là ngày mở hồ sơ bảo lãnh. Ngày mở hồ sơ bảo lãnh và ngày hồ sơ được chấp thuận sẽ là những ngày được sử dụng trường hợp này. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép lao động hay thời gian chờ để hồ sơ được đến lượt giải quyết sẽ không được áp dụng khi tính tuổi đương đơn theo đạo luật này.

Chúng tôi không thể tính tuổi của đương đơn theo điều luật CSPA cho đến khi ngày ưu tiên của hồ sơ đến lượt giải quyết và hồ sơ đang ở văn phòng chúng tôi. Khi đó, đương đơn nào nghĩ rằng mình đủ tiêu chuẩn theo điều luật này có thể liên hệ với chúng tôi ít nhất 3 ngày trước ngày phỏng vấn và đính kèm một bản scan Giấy khai sinh.  Vì lượng hồ sơ rất nhiều, chúng tôi không thể tính tuổi CSPA của đương đơn vào ngày phỏng vấn.

Chúng tôi sẽ không tính tuổi theo điều luật CSPA cho tới khi nhận được đơn [bao gồm phí].  Tất cả các đương đơn phải có những giấy tờ sau:

  • Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260 [Nếu đương đơn không điền được đơn DS-260, văn phòng chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi tính tuổi theo điều luật CSPA];
  • Hộ chiếu còn hiệu lực và khai sinh;
  • Bằng chứng về tình trạng hôn nhân hiện tại của đương đơn xin tính tuổi CSPA và đương đơn chính, chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, hoặc quyết định ly hôn;
  • Lệ phí cấp xét thị thực không hoàn lại 325 đô la Mỹ [nếu lệ phí này chưa được đóng tại NVC]

Ghi chú: Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện K-1 hôn phu/hôn thê và thị thực diện trẻ lai.  Đối với thị thực bảo lãnh gia đình diện không ưu tiên và diện làm việc, thị thực trúng thưởng, và thị thực định cư đặc biệt, đương đơn phải theo đuổi hồ sơ để có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ được giải quyết. Yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm không áp dụng cho các loại thị thực ưu tiên IR hay IB. Thông thường yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm có nghĩa đương đơn phải nộp DS-260 trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết.

Để biết thêm thông tin về CSPA, vui lòng truy cập vào trang web của USCIS tại đây.

Nếu quý vị đã phỏng vấn và hồ sơ xin thị thực đã được chấp thuận, vui lòng nhấp vào đây.

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [USCIS] gửi toàn bộ hồ sơ bảo lãnh thị thực định cư tới Trung tâm Thị thực Quốc gia [NVC] để lưu trữ. NVC sau đó gửi các hồ sơ bảo lãnh này đến đúng đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài. Quý vị có thể nhấp vào đây để kiểm tra tình trạng hồ sơ xin thị thực của mình bằng cách sử dụng số hồ sơ.

* Nếu hồ sơ bảo lãnh vẫn đang ở USCIS: quý vị có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ trực tuyến tại đây. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ trực tiếp USCIS. Văn phòng chúng tôi không có vai trò gì liên quan đến hồ sơ bảo lãnh cho tới khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh.

* Nếu hồ sơ bảo lãnh đang ở NVC: quý vị cần liên hệ NVC trực tiếp nếu có câu hỏi.

Trong một số trường hợp, chúng tôi cần thêm thông tin cho hồ sơ của Quý vị, hoặc hồ sơ của Quý vị còn thiếu một số giấy tờ cần thiết.  Trong những trường hợp này, chúng tôi sẽ cấp giấy từ chối OF-194 [“giấy xanh”] ghi rõ các yêu cầu và lý do từ chối. Hầu hết các trường hợp đương đơn bị từ chối theo điều khoản 221[g], 212[a][1] của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [INA].  Đương đơn thường bị từ chối cấp thị thực vì các lý do sau:

Điều khoản 221[g]

Việc bị từ chối theo Điều khoản 221[g] có nghĩa là hồ sơ xin thị thực của quý vị còn thiếu những thông tin cần thiết hoặc còn đang chờ giải quyết thủ tục hành chính. Viên chức lãnh sự sẽ thông báo cho quý vị vào cuối buổi phỏng vấn nếu trường hợp của quý vị bị từ chối theo Điều khoản 221[g]. Viên chức sẽ báo cho quý vị biết nếu đơn xin thị thực của quý vị cần phải chờ thêm thời gian để giải quyết thủ tục hành chính hoặc sẽ yêu cầu quý vị nộp thông tin bổ sung.
Nếu cần thêm thông tin, viên chức sẽ cho quý vị biết cách bổ túc thông tin đó. Quý vị sẽ nhận được giấy từ chối [OF-194] và quý vị sẽ có 12 tháng tính từ ngày ghi trên giấy từ chối để nộp bổ sung các giấy tờ được yêu cầu mà không phải đóng lệ phí thị thực mới. Vui lòng làm theo đúng hướng dẫn trên giấy từ chối. Sau 12 tháng, hồ sơ bị từ chối theo Điều khoản 221[g] sẽ bị hủy theo Điều khoản 203[e].

Một số lý do hồ sơ bị từ chối theo điều khoản 221[g]:

  • Kết quả khám sức khỏe và/hay giấy lý lịch tư pháp bị thiếu hay hết hạn vào thời điểm phỏng vấn;
  • Hồ sơ được đề nghị xét nghiệm di truyền học [ADN] vì các giấy tờ đã nộp không thể chứng minh được các mối quan hệ trong hồ sơ.
  • Nếu thiếu Hồ sơ Bảo trợ Tài chánh [I-864/I864A] của người bảo lãnh hay người đồng bảo trợ tài chánh.
  • Nếu giấy từ chối OF-194 nêu rằng “Hồ sơ của Quý vị cần được tiến hành thêm một số thủ tục”, đương đơn không cần phải nộp thêm giấy tờ mà cần phải đợi viên chức lãnh sự xét duyệt hồ sơ. Chúng tôi sẽ liên hệ với đương đơn khi việc xét duyệt hồ sơ hoàn tất. Xin lưu ý rằng thời hạn một năm nêu trên không áp dụng cho trường hợp từ chối này.

Điều khoản 212[a][1]

Điều khoản 212[a][1][A][i] ngăn cấm việc cấp thị thực cho đương đơn bị nhiễm các bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Đương đơn cần quay lại đơn vị đã tiến hành khám sức khỏe định cư cho đương đơn để tiến hành điều trị. Khi tình trạng sức khỏe của đương đơn đã cải thiện, đương đơn có thể đủ điều kiện được cấp thị thực. Lúc đó, văn phòng chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với đương đơn và hướng dẫn các bước tiếp theo. Vui lòng không quay lại Lãnh sự quán nếu chưa nhận đương thông tin gì từ chúng tôi.

Viên chức trả hồ sơ của tôi về Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [USCIS], bây giờ tôi phải làm gì?

Hồ sơ bị chuyển trả về Sở di trú để đóng hoặc hủy bỏ trong một số trường hợp. Trong trường hợp này, đương đơn sẽ được thông báo và chúng tôi sẽ chuyển trả tất cả các giấy tờ bản chính. Phải mất vài tháng thì Sở Di trú mới nhận được hồ sơ bị trả về từ Lãnh sự quán. Một khi hồ sơ đã bị chuyển trả về Sở Di trú, chúng tôi không thể cứu xét hồ sơ nữa vì hồ sơ xem như đã bị đóng tại văn phòng chúng tôi. Nếu Quý vị có thắc mắc hay yêu cầu gì đối với hồ sơ đã bị trả về Sở Di trú, vui lòng liên hệ trực tiếp với văn phòng Sở Di trú nơi trước đây Quý vị mở hồ sơ bảo lãnh theo thông tin tại đây.

Tôi đã không theo đuổi hồ sơ thị thực trong vòng một năm.

Điều khoản 203[g] của luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ qui định rằng các đương đơn xin thị thực phải nộp đơn xin thị thực trong vòng một năm kể từ ngày được thông báo chính thức. Nếu đương đơn không liên lạc với chúng tôi trong vòng một năm kể từ những ngày nêu trên, hồ sơ xin thị thực sẽ tạm thời bị đóng. Thông báo về việc tạm đóng hồ sơ [TERMLT-1] sẽ được gởi đến đương đơn trong các trường hợp sau:

  • Không nộp đơn xin Thị thực định cư và đăng ký Ngoại kiều DS-260;
  • Không đến phỏng vấn mà không có một thông báo bằng văn bản nào gởi đến Bộ phận Thị thực định cư; hay
  • Không phản hồi về hồ sơ sau khi đơn xin thị thực bị từ chối theo điều khoản 221[g] của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ do hồ sơ còn thiếu giấy tờ cần phải bổ túc.

Hồ sơ xin thị thực có thể được mở lại và đơn xin bảo lãnh tiếp tục có hiệu lực nếu trong vòng một năm kể từ khi được gởi thông báo về việc đóng hồ sơ, đương đơn có thể chứng minh việc không thể theo đuổi hồ sơ xin thị thực là vì lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát của đương đơn. Đương đơn hoặc người bảo lãnh nên liên hệ chúng tôi và cung cấp bằng chứng để trình bày lý do không thể theo đuổi hồ sơ.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, sau khi hồ sơ được mở lại, đương đơn có hồ sơ bị từ chối theo điều khoản 221[g] của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ sẽ phải đóng lại phí xin thi thực nếu không theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm.

Nếu đương đơn không có phản hồi trong vòng một năm kể từ ngày được gởi thư thông báo tạm đóng hồ sơ, chúng tôi sẽ gởi Thông báo đóng hồ sơ chính thức [TERMLT-2].  Tại thời điểm hồ sơ bị đóng chính thức, hồ sơ bảo lãnh xin thị thực và tất cả các giấy tờ trong hồ sơ đó sẽ bị hủy bỏ.

Người bảo lãnh, đương đơn, và đại diện hợp pháp của hồ sơ có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ chính xác hiện thời của mình cho Trung tâm Thị thực Quốc gia [NVC] và Lãnh sự quán Hoa Kỳ để đảm bảo những thông báo về hồ sơ xin thị thực được gởi đến đương đơn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề