Đọc hiểu văn bản Điện biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đọc hiểu văn bản “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ” được học trong chương trình sách Cánh Diều, bài 5 văn bản thông tin. Văn bản đã cung cấp đầy đủ thông tin về trận chiến lịch sử của dân tộc ta. Chúng ta cùng nhau đọc hiểu văn bản “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Đọc hiểu văn bản
“Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”


I. Tìm hiểu chung 1 Xuất xứ:

-

Theo infographics.vn

2. Thể loại

Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử [theo trật tự thời gian]

3. Phương thức biểu đạt chính:

Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

4. Bố cục

Bố cục được chia giống như sách giáo khoa + Phần 1: Đợt 1 [13 đến 17/3] + Phần 2: Đợt 2 [30/3 đến 30/4] + Phần 3: Đợt 3 [1 đến 7/5]

II. Đọc hiểu văn bản “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ” 1. Nhan đề và sapo

a. Nhan đề:

Nêu lên sự kiện thông tin: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

b. Sapo:

Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung sapô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

2. Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. + Đợt 1 [13 đến 17/3]: Tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc + Đợt 2 [30/3 đến 30/4]: Kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần + Đợt 3 [1 đến 7/5]: Tổng công kích, 7/5 toàn thắng. - Cách trình bày các thông tin chính về từng đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: + Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian. + Cách trình bày này ngắn gọn, dễ theo dõi, dễ dàng nắm bắt được thông tin và các sự kiện chính. Hình ảnh minh họa kèm theo sinh động, chân thực. =>Sự kiện này khẳng định tinh thần quả cảm, đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta; là nguồn động lực, cổ vũ to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt.

2. Nội dung


Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử của dân tộc ta.

IV. Luyện tập

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt tiến công?

A. 1 đợt tiến công B. 2 đợt tiến công C. 3 đợt tiến công D. 4 đợt tiến công

2. Hai cứ điểm của địch bị quân ta tiêu diệt trong đợt 1 là gì?

A. Him Lam và Điện Biên Phủ. B. Him Lam và Độc Lập. C. Mường Thanh và Độc Lập. D. Điện Biên Phủ và Mường Thanh.

3. Đâu là đợt tiến công dai dẳng và quyết liệt nhất Chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Đợt 2 và 3. B. Đợt 3. C. Đợt 1. D. Đợt 2.

4. Chiến thắng Điện Biên Phủ, gắn liền với tên tuổi của vị tướng nào sau đây?

A. Nguyễn Chí Thanh B. Võ Nguyên Giáp C. Hoàng Văn Thái D. Trần Hưng Đạo

Xem thêm: //vnkienthuc.com/threads/ho-chi-minh-va-tuyen-ngon-doc-lap-canh-dieu-ngu-van-6.89419/

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”. Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình tại vnkienthuc.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ [ngắn nhất] - Cánh diều

Với soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Tóm tắt

Xem thêm Tóm tắt bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bố cục

Xem thêm Bố cục bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

1. Chuẩn bị 

Hiển thị nội dung

- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh [trình bày, miêu tả, kể lại] một sự kiện [lịch sử, văn hoá, khoa học,…]. 

- Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian:

+ Thời điểm xuất hiện của văn bản: 6-5-2019

Nơi xuất hiện của văn bản: Trang tin đồ họa – Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn

Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biện Phủ [7-5-1954 – 7-5-2019]

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Thông tin ấy được nêu ở nhan đề văn bản.

+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:

Ÿ Đợt 1 [13 đến 17/3]: Tiêu diệt 2 cứ điểm của địch là Him Lam và Độc Lập, mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

Ÿ Đợt 2 [30/3 đến 30/4]: Đợt tấn công quyết liệt nhất, kiểm soát được tình thế khiến địch rơi vào thế bị động.

Ÿ Đợt 3 [1 đến 7/5]: Tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của giặc – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Sự kiện được thuật lại là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện là giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng, đầy đủ cả một quá trình dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Đồ họa thông tin [infographic] thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin [dữ liệu, kiến thức,…] một cách ngắn gọn và rõ ràng.

- Ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin như đồ họa thông tin,…

Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian:

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Hiển thị nội dung

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

Trả lời: 

Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian, từ mở đầu đến diễn biến và cuối cùng là kết thúc.

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.

Trả lời: 

- Đợt 1 [13 đến 17/3]: 

+ Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập.

+ Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

- Đợt 2 [30/3 đến 30/4]: 

+ Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất.

+ Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta.

+ Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.

- Đợt 3 [1 đến 7/5]: 

+ Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

Trả lời: 

Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

 - Người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy dựa vào dòng chữ màu đỏ in hoa 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dưới sa pô của tờ đồ họa thông tin.

Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Trả lời: 

Nội dung sa pô nêu ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ – nhan đề của văn bản.

Câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy [màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,…]?

Trả lời: 

- Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch trong ba đợt tiến công của quân ta:

+ Đợt 1 [13 đến 17/3]: 

Ÿ Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập.

Ÿ Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

+ Đợt 2 [30/3 đến 30/4]: 

Ÿ Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất.

Ÿ Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta.

Ÿ Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.

+ Đợt 3 [1 đến 7/5]: 

Ÿ Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ÿ Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

- Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ là ngắn gọn theo trình tự thời gian, có hình ảnh minh họa đi kèm, nêu những nét chính, tiêu biểu.

- Nhận xét cách trình bày ấy: Màu sắc dễ dàng phân biệt từng phần, không trùng lặp; kí hiệu đồng nhất, người đọc dễ quan sát; hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công; cỡ chữ vừa phải dễ đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt, ghi nhớ được nội dung quan trọng. Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của các đợt.

Câu 4 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?

Trả lời: 

Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm vì đó là thông tin quan trọng nhất, kết quả cuối cùng của 3 đợt tổng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Câu 5 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Trả lời: 

Cách trình bày thông tin của văn bản:

- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày theo hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin [dữ liệu, kiến thức,…] một cách ngắn gọn và rõ ràng, triển khai theo trình tự mở đầu đến diễn biến và kết thúc.

- Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Trình bày theo các dấu mốc sự kiện lịch sử dẫn tới ngày 2-9-1945, đem đến cái nhìn chi tiết cụ thể, theo dốc mốc thời gian dẫn tới sự kiện lịch sử đó. Bên cạnh đó là hình ảnh minh họa thu hút người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều [NXB Đại học Sư phạm]. Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề