So sánh thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại

Dịch vụ, trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vu.Dịch vụ có các đặc tính sau:Tính đồng thời [Simultaneity]: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;Tính không thể tách rời [Inseparability]: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;Tính chất không đồng nhất [Variability]:không có chất lượng đồng nhất;Vô hình [Intangibility]:không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng;Không lưu trữ được [Perishability]: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.Dùng 7P's để Marketing cho sản phẩm dịch vụ.Product: sản phẩm dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì?Price: giá cả như thế nào?Place: hệ thống phân phối, điểm bán sản phẩm dịch vụ như thế nào?Promotion: sử dụng các công cụ tiếp thị như thế nào?People: con người trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ như thế nào?Physical evidence: những dẫn chứng xác thực là gì?Process: quy trình như thế nào?Toàn thể những người cung cấp [sản xuất] dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba của nền kinh tế. Có nhiều ngành dịch vụ:Cung cấp điện, nướcXây dựng [không kể sản xuất vật liệu xây dựng]Thương mạiTài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán, ...Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ emGiáo dục, thư viện, bảo tàngDu lịch, khách sạn, cho thuê nhàThông tin, bưu chính, internetGiao thông, vận tảiCung cấp năng lượng [không kể khai thác và sản xuất]Giải trí, thể thao, đánh bạc, dịch vụ tình dụcĂn uốngCác dịch vụ chuyên môn [tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v...]Quân sựCảnh sátCác công việc quản lý nhà nướcThương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó [bằng tiền thông qua giá cả] hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng [barter]. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng [barter], trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân [chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán]. Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.Việc phát minh ra tiền [và sau này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo [tức không phải tiền tồn tại dưới hình thức được in hay được đúc ra] như là phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động thương mại và thúc đẩy hoạt động này, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mà hoạt động thương mại thông qua hình thức hàng đổi hàng không có. Vấn đề này được xem xét cụ thể hơn trong bài Tiền. Hoạt động thương mại hiện đại nói chung thông qua cơ chế thỏa thuận trên cơ sở của phương tiện thanh toán, chẳng hạn như tiền. Kết quả của nó là việc mua và việc bán tách rời nhau.

Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực [dân số chẳng hạn] cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ. Để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, không chỉ có những sản phẩm vật chất là hàng hóa mà còn có những sản phẩm vô hình là dịch vụ được ra đời. Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ khác nhau thế nào? Hãy tham khảo bài viết.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Thương mại hàng hóa là gì ?

Thương mại hàng hóa là hoạt động của các chủ thể trên thị trường, có sự tham gia của bên bán và bên mua. Việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.

Xem thêm các vấn đề liên quan đến Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ là gì? 

Thương mại dịch vụ là tất cả các hoạt động tạo lập, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Đó là hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Thương mại dịch vụ đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ làm thay đổi về trạng thái, điều kiện của cá nhân hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.

Tìm hiểu chi tiết về Thương mại dịch vụ là gì

Điểm khác nhau giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ 

Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ 

Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.  Hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ.
Có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ. Thước đo đánh giá là sự ổn định về chất lượng sản phẩm. Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra trực tiếp, đồng thời giữa người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Do đó thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ là sự hài lòng của người nhận dịch vụ
Người cung cấp hàng hóa và người sử dụng thiết lập mối quan hệ ngắn hơn hơn thương mại dịch vụ. Do hiệu quả của việc sử dụng hàng hóa đòi hỏi quả trình ngắn hơn dịch vụ thương mại. Người sử dụng dịch vụ thương mại và người cung ứng dịch vụ thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài do hiệu quả của việc tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi một quá trình. Quá trình này đôi khi còn có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, có thể dẫn tới chi phí lớn.

Xem thêm Luật Thương mại 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề