Dư nợ nghĩa là gì

Dư nợ là một khái niệm mà mỗi chúng ta cần phải biết để tránh sai sót cho bản thân khi giao dịch ngân hàng. Vậy dư nợ là gì? Các định nghĩa liên quan đến dư nợ được hiểu như thế nào? Cùng đi tìm hiểu với BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.

Dư nợ là gì? Dư nợ tín dụng là gì?

Khái niệm dư nợ là gì?

Dư nợ [tên tiếng Anh là Debt] là số tiền mà bạn nợ ngân hàng hoặc tổng dư nợ tất cả các khoản vay. Bất kể là khoản vay của bạn đến từ thẻ tín dụng, vay thế chấp, vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua ô tô hay chứng thư bảo lãnh đi nữa thì số tiền mà bạn đang nợ ngân hàng thì được gọi là dư nợ.

Dư nợ có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có khả năng vay vốn hay không, thậm chí đây còn là một trong những điều khoản xét duyệt của ngân hàng đối với các khoản vay của người tiêu dùng.

Với những khách hàng chủ sử dụng thẻ tín dụng thì số tiền chi tiêu bằng thẻ chính là số dư nợ phải trả cho ngân hàng. Bởi vì thẻ tín dụng chính là loại hình thanh toán trước rồi trả sau cho ngân hàng. Dĩ nhiên, nó có hạn mức cụ thể và khách hàng phải chi trả cho ngân hàng mỗi tháng.

Chỉ khi nào bạn thanh toán hết số tiền đã chi tiêu thì khi đó dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Đây được xem là thước đo đánh giá uy tín của bạn đối với các tổ chức tài chính.

Dư nợ thẻ tín dụng là gì, đây được hiểu là số tiền mà các chủ thẻ tín dụng đang nợ ngân hàng khi dùng thẻ để thanh toán hay rút tiền mặt.

Bản chất của thẻ tín dụng là chi trước trả sau, ngân hàng sẽ cấp một số tiền trong hạn mức của thẻ cho khách hàng dùng trước và phải trả lại vào ngày đến hạn thanh toán mỗi tháng. Vì thế có thể hiểu số tiền chi tiêu bằng thẻ, lãi suất và phí [nếu có] là số dư nợ thẻ tín dụng mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng.

Một số khái niệm liên quan đến dư nợ

Dư nợ gốc là gì?

Dư nợ gốc là số tiền gốc mà bạn nợ ngân hàng, số tiền này không bao gồm các khoản tiền lãi, các khoản phí phát sinh trong quá trình vay tín dụng ngân hàng.

Dư nợ margin là gì?

Margin [hay giao dịch ký quỹ] là 1 thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong đầu tư chứng khoán, đề cập đến việc nhà đầu tư có thể sử dụng khoản vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu và sử dụng chính những cổ phiếu này để đảm bảo cho khoản vay.

Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là một hình thức trả nợ mà bạn chọn khi đi vay vốn. Nếu bạn chọn dư nợ giảm dần thì nó sẽ có ý nghĩa rằng số tiền bạn góp mỗi tháng sẽ giảm dần xuống cho đến khi hết nợ.

Số tiền thanh toán mỗi tháng giảm dần là do số tiền lãi được tính dựa trên số tiền gốc dư nợ còn lại của bạn. Mỗi tháng bạn trả thì tiền gốc sẽ giảm dần nên lãi giảm theo.

Dư nợ cho vay là gì?

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng cho bạn vay, khoản vay này đã giải ngân thành công. Có thể là vay bằng thế chấp bất động sản, xe ô tô, vay tín chấp. Nói chung là tất cả các khoản tiền mà bạn nợ ngân hàng đến từ vay vốn thì được gọi là dư nợ cho vay.

Dư nợ sao kê là gì?

Dư nợ sao kê là bản thông báo chi tiết về số tiền nợ mà các khách hàng đang nợ ngân hàng từ các nguồn như: vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng…

Đối với các khách hàng chỉ sử dụng thẻ tín dụng, số tiền chi tiêu bằng thẻ là số dư nợ cần phải trả. Nguyên nhân là do bản chất thẻ tín dụng là chi trước trả sau và có hạn mức tín dụng cụ thể, khách hàng dùng trước và chỉ phải trả lại vào ngày thanh toán mỗi tháng.

Chính vì thế cứ đến kỳ hạn ngân hàng sẽ đưa cho bạn một bản dư nợ sao kê để làm minh chứng cho việc chi tiêu trước đó của khách hàng.

Dư nợ ban đầu là gì?

Dư nợ ban đầu là số tiền ban đầu của khoản vay khi bạn bắt đầu ký hồ sơ vay vốn của ngân hàng.

Nếu như dư nợ giảm dần là khoản vay lãi được tính dựa trên số tiền nợ còn lại thì dư nợ ban đầu lãi được tính dựa trên số tiền vay ban đầu của bạn. Vay theo dư nợ giảm dần giống như kiểu bạn đi vay tiền góp, cứ góp đều mỗi tháng số tiền là như nhau.

Dư nợ gốc là gì?

Dư nợ gốc là số tiền gốc mà bạn nợ ngân hàng, số tiền này không bao gồm các khoản tiền lãi, các khoản phí phát sinh trong quá trình vay tín dụng ngân hàng.

Giảm dư nợ là gì?

Giảm dư nợ là một hành động trả bớt nợ ngân hàng. Mình ví dụ bạn đang nợ ngân hàng 1 tỷ. Ngoài việc bạn trả nợ cho ngân hàng mỗi tháng ra, đến cuối năm bạn dư được 100 triệu nữa và muốn trả 100 triệu đó cho ngân hàng luôn. Thì việc trả 100 triệu đó cho ngân hàng được gọi là giảm dư nợ xuống từ 1 tỷ còn 900 triệu đồng là khoản dư nợ còn lại của bạn.

Thông thường, đối với các khoản vay thế chấp tại ngân hàng đều cho phép bạn giảm dư nợ một cục như vậy. Nhưng bù lại bạn phải chịu một khoản phí nhất định tầm 2% số tiền muốn giảm. Nếu sau 5 năm thì có thể miễn phí phí phạt 2% đó [ tuỳ từng ngân hàng]

Dư nợ đầu kỳ là gì?

Dư nợ đầu kỳ là số tiền bạn đang nợ ngân hàng khi bắt đầu một kỳ tính lãi mới. Kỳ tính lãi của ngân hàng thông thường sẽ là hàng tháng. Dư nợ đầu kỳ được dùng trong vay thế chấp, vay tín chấp và đặc biệt dùng rất nhiều trong thẻ tín dụng.

Ví dụ: Tháng 9 bạn nợ 10 triệu, cuối tháng 9 đến ngày thanh toán bạn trả lãi và gốc 1 triệu nữa. Kỳ tính lãi tiếp theo tức là đầu tháng 10, thẻ tín dụng bạn ghi nhận số tiền nợ đầu kỳ là 9 triệu đồng. 9 triệu đồng này được gọi là dư nợ đầu kỳ.

Dư nợ cuối kỳ là gì?

Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà ngân hàng ghi nhận được ở cuối kỳ sao kê của khoản vay tín dụng. Dư nợ cuối kỳ này bao gồm luôn cả tiền gốc, tiền phí, lãi phát sinh trong kỳ đó.

Ví dụ: Tháng 9 bạn sử dụng 10 triệu đồng, cuối tháng 9 đến ngày chốt sao kê của thẻ tín dụng là ngày 25 đi chẳng hạn. Ngân hàng ghi nhận được là nợ gốc 10 triệu, lãi 300 nghìn, phí 10.000 đồng thì dư cuối kỳ của bạn là 10.310.000 đồng.

Dư nợ bảo lãnh là gì?

Dư nợ bảo lãnh là khoản tiền nợ phát sinh từ các chứng thư bảo lãnh mà bạn thực hiện với ngân hàng.

Dư nợ quá hạn là gì?

Dư nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay [cá nhân hoặc tổ chức] khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Dư nợ tạm tính là gì?

Thông thường, một số ngân hàng khi bạn thanh toán tiền vào khoản vay, thường sẽ không được ghi nhận liền. Khi đó, giao dịch viên hoặc chuyên viên tín dụng chỉ tính được số tiền tạm tính của dư nợ.

Hiểu nôm na thì đây là số tiền được tính tay, chưa phải là số liệu chính xác do còn phải tính phí, lãi từng ngày nên chỉ có số liệu tạm tính mà thôi. Đây chưa phải là số dư nợ thực tế thời điểm hiện tại của bạn.

Thông thường, một số ngân hàng khi bạn thanh toán tiền vào khoản vay, thường sẽ không được ghi nhận liền. Khi đó, giao dịch viên hoặc chuyên viên tín dụng chỉ tính được số tiền tạm tính của dư nợ.

Hiểu nôm na thì đây là số tiền được tính tay, chưa phải là số liệu chính xác do còn phải tính phí, lãi từng ngày nên chỉ có số liệu tạm tính mà thôi. Đây chưa phải là số dư nợ thực tế thời điểm hiện tại của bạn.

Phân loại dư nợ thẻ tín dụng

1. Dư nợ đủ tiêu chuẩn

Đối với nhóm nợ này, các trường hợp được gom nhóm gồm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ đang trong thời hạn hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày

2. Dư nợ cần chú ý

Nhóm này là những đối tượng khách hàng có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

3. Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Là các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, hoặc các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

4. Dư nợ có nghi ngờ

Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

5. Dư nợ có nguy cơ mất vốn

Gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Nộp tiền tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng

Bạn cần thanh toán dư nợ thẻ tín dụng sau khi nhận được sao kê. Cách đơn giản và thông dụng nhất là mang tiền mặt đến nộp trực tiếp tại các chi nhánh hay phòng giao dịch phát hành thẻ, thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đến chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng mở thẻ tín dụng
  • Bước 2: Xuất trình giấy tờ cá nhân và yêu cầu nhân viên giao dịch thực hiện thủ tục thanh toán thẻ tín dụng
  • Bước 3: Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin, thông báo dư nợ cần thanh toán. Khách hàng nộp tiền, nhận và ký biên lai giao dịch

Thanh toán qua Internet Banking

Thanh toán thẻ tín dụng thông qua các kênh ngân hàng điện tử nhanh chóng, tiện lợi ngày càng được ưa chuộng. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển, rủi ro khi mang nhiều tiền mặt trong người. Khi đã cài đặt Internet Banking, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau.

  • Bước 1: Truy cập vào website ngân hàng/ ứng dụng Internet Banking, chọn mục “Dịch vụ thẻ”
  • Bước 2: Tại mục “Danh sách thẻ” chọn loại thẻ tín dụng mà bạn đang dùng
  • Bước 3: Chọn “Xem hạn mức thẻ” và chọn “Thanh toán”
  • Bước 4: Nhập số tiền thanh toán và ấn hoàn tất
  • Bước 5: Nhập mã OTP để xác thực

Ghi nợ tự động từ tài khoản thanh toán

Đây là giải pháp thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhằm tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của khách hàng khi đến hạn thanh toán trên thẻ tín dụng. Để sử dụng được dịch vụ này bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để đăng ký dịch vụ thanh toán tự động
  • Bước 2: Điền vào đơn đăng ký
  • Bước 3: Nộp lệ phí giao dịch.

Sau khi đăng ký dịch vụ thanh toán tự động thành công, hàng tháng ngân hàng sẽ tự trích một khoản tiền trong tài khoản để thanh toán dư nợ trên thẻ tín dụng cho bạn. Giao dịch thực hiện sẽ được ngân hàng báo về số điện thoại mà bạn đã đăng ký và xuất thành sao kê để gửi cho khách hàng theo nhu cầu.

Lưu ý:Nếu bạn sử dụng hình thức này thì số tiền trong tài khoản thanh toán của bạn phải bắt buộc lớn hơn hoặc bằng tối thiểu số dư nợ trong thẻ tín dụng.

Thanh toán qua ví điện tử

Để thanh toán thẻ tín dụng nhanh chóng qua ví điện tử, bạn cần thực hiện những bước sau đây:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ví điện tử >> Chọn dịch vụ ở màn hình chính [hoặc gõ tên dịch vụ trên thanh tìm kiếm]
  • Bước 2: Từ màn hình thanh toán, chọn “thay đổi” nguồn tiền
  • Bước 3: Chọn nguồn tiền thẻ tín dụng đã liên kết
  • Bước 4: Kiểm tra thông tin & nhấn “Xác nhận”
  • Bước 5: Nhập lại mật khẩu để thanh toán
  • Bước 6: Từ màn hình chọn “Xác nhận thẻ”, chọn nhận mã OTP
  • Bước 7: Nhập mã OTP để xác thực.

Thanh toán từ ngân hàng khác

Bạn hoàn toàn có thể thanh toán thẻ tín dụng từ ngân hàng khác, bằng hình thức chuyển khoản với các bước như sau:

Bước 1: Nhập đầy đủ các thông tin sau

  • Họ tên chủ thẻ
  • Số tài khoản thẻ tín dụng
  • Số tiền thanh toán thẻ tín dụng
  • Tên Ngân hàng thụ hưởng
  • Nội dụng: Thanh toán thẻ tín dụng
  • Tỉnh/Thành phố [Tỉnh thành nơi mở thẻ]
  • Chi nhánh ngân hàng nơi mở thẻ

Bước 2: Nhập mã OTP xác thực.

Thanh toán qua cây ATM

Bạn có thể thực hiện cách chuyển tiền thanh toán thẻ tín dụng qua ATM theo các bước sau:

  • Bước 1: Ra cây ATM gần nơi bạn sinh sống ATM cùng ngân hàng: 1.100 VND/1 giao dịch và ATM khác ngân hàng: 3.300 VND/1 giao dịch
  • Bước 2: Đưa thẻ vào khe đọc thẻ theo chiều mũi tên in trên thẻ
  • Bước 3: Chọn ngôn ngữ hiển thị
  • Bước 4: Nhập mã pin thẻ của bạn và ấn “Enter”
  • Bước 5: Màn hình hiển thị các lệnh: Truy vấn số dư, chuyển tiền, rút tiền, đổi pin… chọn “chuyển tiền”
  • Bước 6: Điền thông tin số tài khoản ngân hàng cần chuyển, số tiền ấn “Enter”
  • Bước 7: Hệ thống thông báo thành công => kết thúc giao dịch

Để không bị ngân hàng tính chậm thanh toán, bạn nên nhớ hạn thanh toán và thực hiện chuyển khoản trước từ 1 – 2 ngày.

Ý nghĩa của lịch sử tín dụng và hậu quả của dư nợ tín dụng quá hạn

Lịch sử tín dụng chính là bản cập nhật chi tiết các thông tin lịch sử thanh toán vay của bạn trên báo cáo nợ của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Lịch sử thanh toán gồm tổng hợp thanh toán 12 tháng gần nhất, lịch sử nợ xấu, nợ quá hạn…

Một số vai trò của lịch sử tín dụng như:

  • Lịch sử tín dụng chính là cơ sở tiêu biểu và chính thức để các ngân hàng ra quyết định có cho bạn vay tiền nhanh hay không. Nếu lịch sử tín dụng có dính nợ xấu, nợ quá hạn, bạn sẽ không thể được duyệt bởi ngân hàng. Thậm chí, cơ hội vay vốn của bạn trên thị trường ngân hàng là rất khó khăn.
  • Dựa vào lịch sử tín dụng, nhiều nước sẽ quyết định có cấp Visa cho bạn để sang các nước đó hay không. Chẳng hạn như một số nước ở châu Âu như Đức, Pháp hoặc Mỹ,…
  • Nếu bạn có ý định xin ứng tuyển vào các vị trí trong một số tổ chức ngân hàng, thì lịch sử tín dụng của bạn bắt buộc phải sạch và tốt.

Tác hại của dư nợ thẻ tín dụng quá hạn có thể kể đến như:

  • Đối với các dư nợ quá hạn, sẽ có các hình thức chế tài như phí phạt trễ hạn, phí trả chậm… Tuy nhiên, đối với các khoản nợ quá hạn trong thời gian dài sẽ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của khách hàng.
  • Khách hàng sẽ rất khó đăng ký khoản vay, mở thẻ tín dụng vì có lịch sử trả nợ không tốt.
  • Trong trường hợp khách hàng sử dụng tài sản để đăng ký vay thế chấp, nếu không trả đúng hẹn và phát sinh dư nợ quá hạn, khả năng tài sản đảm bảo sẽ bị thu hồi là rất cao.

Mất một thời gian dài để lịch sử tín dụng của bạn trở nên tốt trở lại sau khi đã đóng đầy đủ phí phạt và dư nợ gốc.

Xem thêm:

Vậy là bài viết trên đây của BachkhoaWiki đã cung cấp toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi dư nợ là gì. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.

Video liên quan

Chủ Đề