Địa chính phường là gì

Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức địa chính – mời bạn đọc cùng tham khảo.

Cơ sở pháp lý

Công chức địa chính là gì?

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008: công chức được xác định bao gồm những công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp huyện; của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân [trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng]; của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân [trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp] và những người nằm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức là những người nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập [áp dụng đối với công chức trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập].

Và công chức địa chính là chức danh viết tắt của công chức địa chính –  xây dựng – đô thị và môi trường hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường;

Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?

Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nói chung

+ Quyền hạn:

Mực 2 Chương II Luật công chức năm 2008 quy định về quyền hạn mà công chức được hưởng gồm có:

− Được hưởng các quyền lợi đảm bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;

− Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Gồm có:

  • Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;
  • Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
  • Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao.
  • Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;

− Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;

− Được đảm bảo về các quyền theo quy định của pháp luật về công chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

+ Nghĩa vụ:

− Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ: Công chức phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác;  thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật;  báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

− Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân, cụ thể như sau:

  • Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;
  • Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;
  • Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.

− Nhiệm vụ và chức trách của công chức địa chính cấp xã

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức địa chính cấp xã có những nhiệm vụ sau đây:

“ a] Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b] Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?

 Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email:

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Bản đồ địa chính

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Bản đồ địa chính là Bản đồ tỉ lệ lớn, lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Ngoài ra, theo Điều 3 Luật đất đai 2013

    Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Bản đồ địa chính là tài liệu, hình thức chứa đựng thông tin về địa chính rất quan trọng. Định nghĩa bản đồ địa chính được quy định rõ tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”.

Bản đồ địa chính được lập với các tỷ lệ khác nhau gồm: Bản đồ tỷ lệ 1:200, bản đồ tỷ lệ 1:500, bản đồ tỷ lệ 1:1000, bản đồ tỷ lệ 1:2000, bản đồ tỷ lệ 1:5000 và Bản đồ tỷ lệ  1:10000.

Bản đồ địa chính được sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và được thể hiện qua một số nội dung như sau:

- Thống kê, kiểm kê đất đai theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

- Xác lập, ghi nhận thông tin quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất.

- Là căn cứ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi các nội dung quản lý đất đai hoặc nội dung có liên quan như: Xác định nghĩa vụ tài chính, tranh chấp đất đai,…

- Cung cấp thông tin và là cơ sở pháp lý cho các hoạt động có liên quan đến đất đai như: Thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, hoạt động kinh doanh bất động sản,…

2. Nội dung của bản đồ địa chính

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

- Khung bản đồ.

- Điểm khống chế tọa độ, điểm địa chính, độ cao quốc gia các hạng, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.

- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.

- Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng như giao thông, đê điều, thủy lợi, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác.

- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự và diện tích thửa đất.

- Nhà ở, công trình xây dựng khác không phải là nhà ở.

- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như: Đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, suối, sông, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.

- Địa vật [các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo], công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.

- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao.

- Ghi chú thuyết minh.

3. Hướng dẫn thủ tục trích lục bản đồ địa chính

3.1. Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Mặc dù pháp luật đất đai không quy định hay giải thích thế nào là trích lục bản đồ địa chính nhưng căn cứ Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có thể hiểu như sau:

Trích lục bản đồ địa chính là hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất với các nội dung như:

- Số thứ tự thửa đất; tờ bản đồ số…

- Diện tích [mét vuông].

- Mục đích sử dụng đất.

- Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú của họ.

- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

- Bản vẽ thửa đất gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.

3.2. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính

Tại Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT có nội dung dữ liệu mà người dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp đó là trích lục bản đồ.

Theo đó, khi người dân có đủ điều kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sẽ được cung cấp thông tin đất đai nói chung và trích lục bản đồ địa chính nói riêng.

Để có trích lục bản đồ trước tiên phải tại Phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC. Tại mẫu này người yêu cầu đánh dấu x vào nội dung “trích lục bản đồ”, nếu cần thông tin khác thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

- Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu.

- Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân [nếu có].

- Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

- Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.

- Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.

- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.

- Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính [không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp].

Bước 3. Trả kết quả

Thời hạn thực hiện:

- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

- Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi: Bản đồ địa chính là gì và thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Nếu còn điều gì băn khoăn hãy gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192 để được giải đáp.

>> Trích lục bản đồ địa chính là gì? Khi nào cần dùng bản trích lục?

>> Xin thông tin đất đai: Hồ sơ, thủ tục thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề