Đề thi đại học năm 2023 môn văn

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn Sở GD Thanh Hoá – Đáp án gồm các nội dung sau đây: Đối với bài thi Ngữ Văn, cấu trúc đề sẽ bao gồm các câu hỏi ở nhiều cấp độ khác nhau phục vụ xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt nội dung thi chủ yếu là kiến thức lớp 12. Hình thức thi vẫn là tự luận với thời gian làm bài 120 phút, với 2 phần là Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).

Hình thức thi: Tự luận.

Thời gian thi: 120 phút.

Gồm có hai phần, ba câu, phần Đọc hiểu 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Phần này sẽ bao gồm một đoạn văn hoặc đoạn thơ cùng với 4 câu hỏi nhỏ liên quan đến nó. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ cấp độ nhận biết, thông hiểu cho đến vận dụng như: 

– Thể thơ

– Nội dung chính

– Nhan đề

– Phong cách ngôn ngữ

– Phương thức biểu đạt/ Nghệ thuật

– Thao tác lập luận 

– Các hình thức thể hiện của văn bản

– …

Đặc biệt, cần nhận diện được một số biện pháp tu từ quen thuộc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, phép điệp,…và sau đó nêu tác dụng của nó. Vì vậy, học sinh phải căn cứ vào nội dung đoạn văn và đưa ra câu trả lời chính xác, đúng trọng tâm, tránh viết lan man kiểu “gợi hình, gợi cảm, mang tính chất văn chương”.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Phần này bao gồm 2 câu hỏi:

1. Viết bài nghị luận ngắn (khoảng 200 từ) về một hiện tượng xã hội hay một tư tưởng đạo lý.

2. Viết bài nghị luận văn học về các tác phẩm nằm trong chương trình.

Đối với bài nghị luận xã hội:

Trong dạng này, các thí sinh cần nắm vững cấu trúc của một đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng xã hội như chỉ ra nguyên nhân, thực trạng, đưa ra luận điểm, lấy dẫn chứng thực tế, nêu lên các giải pháp và cuối cùng là áp dụng vào bản thân mình như thế nào. Cần lưu ý về số lượng chữ, đoạn văn không nên quá dài để có thể dành thời gian làm các câu khác.

Đối với bài nghị luận văn học:

Học sinh cần nắm vững nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Lưu ý rằng, trong đề chính thức, đề minh họa hay các đề thi dự trữ của môn học này năm 2022 không xuất hiện các tác phẩm lớp dưới. 

Các dạng bài của câu này thường là cảm nhận về một đoạn văn được trích ra từ văn bản, sau đó phân tích, nhận xét về nội dung được nói đến hay bút pháp nghệ thuật của tác giả. Ngoài ra còn nhiều cách ra đề khác nhau nên, các em không nên chủ quan ôn tủ, học vẹt.

B. Các tác phẩm trọng tâm bao gồm:

– Văn xuôi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Ngọc Phủ Tường), “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)

– Thơ: “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm), “Sóng” (Xuân Quỳnh)

C. Những sai sót học sinh hay gặp phải:

– Thứ nhất là kĩ năng trả lời câu hỏi Đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, nhiều khi chưa phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết, nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu, hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng…;

– Thứ hai là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy…;

– Cuối cùng là kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học, học trò nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng, phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.

Những sai sót đó cũng là những kiến thức, kĩ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục – quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kĩ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn Sở GD Thanh Hoá – Đáp án.

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số dày đặc trong đề thi Ngữ văn như thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tốt nghiệp năm 2020, thi Đại học khối C năm 2005… Có rất nhiều đoạn thơ được trích ra và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình là đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học cũng vào tác phẩm này. Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…

Năm nay, tác phẩm này xuất hiện trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD&ĐT, chắc hẳn nhiều thí sinh băn khoăn không biết liệu có xuất hiện trong đề thi chính thức hay không.

Việt Bắc (Tố Hữu)

“Việt Bắc” tác phẩm rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp nhiều năm qua. Điển hình như đề thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 đã vào bài Việt Bắc với yêu cầu phân tích cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn trích: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Nhiều năm trước, nội dung đề thi yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

“Người lái đò sông Đà” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

Tây tiến (Quang Dũng)

“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên góp mặt trong đề thi Ngữ Văn . Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C với yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Ngoài ra, “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005…

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

“Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Đề bài chủ yếu xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Những năm gần đây, “Chiếc thuyền ngoài xa” được ra thường xuyên . Gần nhất là thi THPT quốc gia 2018, thi THPT quốc gia 2015. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện.

Chí Phèo (Nam Cao)

Tác phẩm lớp 11 này cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. “Chi Phèo” từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004…

5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ Văn chỉ mang tính chất tham khảo.