De tài nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành kế toán

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế - Tài chính

1. Đặtvấn đề

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo hội nhập quốc tế, Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế - Tài chính (HUFLIT) luôn quan tâm đến việc đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ vào công việc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Bộ môn Kế toán Khoa Kinh tế - Tài chính để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là cần thiết.

2. Cơsở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Một số khái niệm cơ bản

Cheng và Tam (1997) cho rằng, chất lượng đào tạo là đặc trưng của một loạt yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu sinh viên và nhu cầu của xã hội về đào tạo, chất lượng đào tạolà kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều chỉ số khác nhau để đo lường chất lượng đào tạo bao gồm chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên, kết quả thi cử, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ sinh viên bỏ học, số sinh viên đăng ký nhập học, số tiền đầu tư cho mỗi sinh viên, tỷ lệ giảng viên so với sinh viên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Tìm hiểu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xây dựng bộ câu hỏi, phiếu khảo sát phỏng vấn ý kiến của bạn sinh viên Kế toán. Tiến hành thảo luận nhóm với các sinh viên nhằm thu thập thông tin góp phần định hướng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện mô hình và các thang đo của đề tài nghiên cứu.

Phương pháp định lượng: Tiến hành khảo sát sinh viên kế toán về đề tài nghiên cứu. Phân tích dữ liệu khảo sát thông qua phần mềm SPSS. Kiểm định mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo. Kiểm định T-Test và ANOVA để kiểm định sự khác biệt trung bình của từng nhóm đối tượng đánh giá.

3. Môhình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu sơ bộ của tác giả gồm 10 biến độc lập (independent) tác động đến Chất lượng đào tạo: Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Đội ngũ giảng viên; Môi trường học tập; Dịch vụ tư vấn hỗ trợ; Năng lực sinh viên; Tổ chức quản lý đào tạo; Các phương pháp kiểm tra; Văn hóa sinh viên; Giới tính sinh viên. Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành điều tra thu thập số liệu.

4. Kết quả nghiên cứu

Tác giả phát ra 200 phiếu khảo sát sinh viên TK1301, TK1302, TK1401, TK1402. Trong đó, có 130 sinh viên đang học năm 1 (chiếm tỷ lệ 65%), và 70 sinh viên đang học năm 2 (chiếm tỷ lệ 35%).

Sau khi phân tích thống kê mô tả, tác giả thực hiện phương pháp làm sạch dữ liệu bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha cho các biến độc lập. Kết quả phân tích đối với 10 biến độc lập cho thấy các quan sát 01, 02, 03 không đạt yêu cầu, còn các biến còn lại đáp ứng yêu cầu và được đưa vào phân tích EFA kế tiếp.

Sau khi loại bỏ các biến có Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 ở trên gồm: 01, 02, 03, ta chạy mô hình để lấy hệ số KMO. Kết quả phân tích hệ số KMO = 0.952, cho ta thấy các biến đưa vào phân tích nhân tố là thích hợp. Tiếp theo tác giả thực hiện giải thích nhân tố. Cụ thể, giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố. Các nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó.

Sau khi phân tích EFA, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 7 biến độc lập tác động đến Chất lượng đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Môi trường học tập; Dịch vụ tư vấn hỗ trợ; Năng lực sinh viên; Cơ sở vật chất; Các phương pháp kiểm tra.

Phân tích hệ số tương quan Pearson: Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John and Benet-Martinez, 2000). Đối với nghiên cứu kết quả cho thấy hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến dao động từ 0,168 đến 0,381, nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,85. Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt yêu cầu. Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.

Phân tích hồi quy bội:Kết quả các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy cho thấy giá trị Sig của 7 biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, có thể nói rằng, 7 biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác đều có ảnh hưởng nhất định đến Chất lượng đào tạo.

Phương trình hồi quy: Chất lượng đào tạo = -0.075 + 0.381 * Đội ngũ giảng viên + 0.347 * Cơ sở vật chất + 0.273 * Môi trường học tập + 0.219 * Các phương pháp kiểm tra + 0.317 * Chương trình đào tạo + 0.216 * Dịch vụ tư vấn hỗ trợ + 0.168 * Năng lực sinh viên

5. Kiếnnghị

Đội ngũ giảng viên:nâng cao chất lượng giảng viên bằng bộ tiêu chuẩn yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp. Xây dựng mức lương thưởng phù hợp theo năng lực, đào tạo nâng cao tay nghề hằng năm, tham gia khóa học ngắn hạn

Cơ sở vật chất: phát triển mạng lưới thư viện, phòng máy tính, phòng học nhóm, nghiên cứu, tạo thêm nhiều không gian học tập

Môi trường học tập:Môi trường học tập phải hiện đại cùng với cơ sở vật chất giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm

Các phương pháp kiểm tra:đa dạng các hình thức, phương pháp đánh giá kiểm tra khác nhau

Chương trình đào tạo:tập trung sâu vào các môn chuyên ngành, bổ sung nhiều môn quốc tế đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng của nội dung thực hành, ứng dụng công nghệ phần mềm để giúp sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay.

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ: cần có thêm giảng viên hỗ trợ hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp và nghiên cứu cho sinh viên.

Năng lực sinh viên:năng lực học tập của sinh viên. Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học sinh viên hằng năm, định hướng các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực sinh viên, tổ chức bộ máy phụ trách công tác nghiên cứu khoa học sinh viên. Hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật.