Đề bài - câu 1 phần bài tập học theo sgk – trang 8 vở bài tập hoá 9

Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.

Đề bài

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2và O2.

Viết các phương trình hóa học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Hòa tan 2 chất rắn vào nước, sau đó dẫn qua khí CO2quan sát màu sắc dung dịch thu được để nhận biết ra từng chất

b) Cách 1: Dùng tàn đóm đỏ cho vào 2 khí

Cách 2: Dùng dung dịch nước vôi trong dư và quan sát hiện tượng xảy ra để nhận biết được từng khí.

Lời giải chi tiết

a)Nhận biết hai chất rắn CaO và Na2O : Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2vào mỗi dung dịch:

Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.

Các phương trình hóa học đã xảy ra:

Na2O + H2O 2NaOH

CaO + H2O Ca(OH)2

2NaOH + CO2 H2O + Na2CO3(tan trong nước)

Ca(OH)2+ CO2 H2O + CaCO3(kết tủa không tan trong nước)

b)Nhận biết hai khíO2và CO2

Cách 1: Cho tàn đóm đỏ vào từng khí.Khí nào làm tàn đóm bùng cháy trở lại là khí O2còn lại làCO2

Cách 2: Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

Ca(OH)2+ CO2 H2O + CaCO3