Đầu thai nghĩa là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Ngôi thai là một yếu tố quan trọng quyết định sản phụ sẽ sinh thường hay sinh mổ, là tư thế nằm của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Trong trường hợp thai ngôi đầu [thai ngôi thuận] thì sản phụ có thể sinh thường được.

Hình ảnh thai ngôi đầu

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ lần đầu làm mẹ không biết ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa và như vậy có phải là ngôi thai thuận hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

  • Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu - có thể theo dõi để sinh thường khi vào chuyển dạ.
  • Ngôi thóp: Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
  • Ngôi trán: Thai nhi cũng ngửa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.
  • Ngôi mặt: Lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.
  • Ngoài ngôi đầu hạ vị, các ngôi còn lại mặc dù là ngôi đầu, tuy nhiên, thai nhi cúi không tốt để chuẩn bị đi qua ngã âm đạo nên gây ra những khó khăn trong lúc sinh nở. Vì vậy, tùy vào tình huống khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ thích hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Khi bước sang tuần thai 28 trở đi, thai phụ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua hình dáng bụng bầu, vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi đã quay đầu, bụng mẹ sẽ có hình ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi, ở phần dưới tử cung là đầu hình tròn và cứng, hai bên sườn là lưng và tay, chân của bé.

Bên cạnh đó, thai phụ có thể để ý xem hiện tại thai nhi đạp ở phần trên hay dưới bụng. Có khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn [trước khi có dấu hiệu chuyển dạ].

Tăng áp lực bụng dưới: Khi thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận, đó là lúc mẹ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới. Bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng dày hay mỏng.

Thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29

Có thể hiểu được cảm giác vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc xen lẫn lo âu của thai phụ khi bước vào những tuần cuối thai kỳ. Nếu bác sĩ kết luận ngôi thai đầu ở từ tuần 28 trở đi như vậy là thai kỳ đang phát triển bình thường, thai nhi theo ngôi thuận và thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Nếu nói ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ một yếu tố thì không nói lên được điều gì, thai phụ nên theo dõi mình có những dấu hiệu khác như: Đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng,... để biết chính xác tình trạng của thai nhi.

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ và phương pháp sinh, ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến sinh khó và phải sinh mổ nếu như các biện pháp can thiệp không tác dụng. Vì vậy, trong những tháng cuối, thai phụ nên khám thai thường xuyên để biết được ngôi thai và có những biện pháp xoay chuyển ngôi thai, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh chính xác. Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn [áp dụng với đẻ thường], điều trị đau sau mổ [áp dụng với đẻ mổ]. Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.

Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn cuốn ổ cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ có giấc ngủ ngon

XEM THÊM:

Khi mang thai, người phụ nữ cần trang bị đầy đủ kiến thức để em bé sinh ra đời khỏe mạnh và phát triển bình thường. Trong đó, trước khi sinh, chúng ta cần xác định ngôi thai để lựa chọn hình thức sinh con phù hợp. Vậy chị em phụ nữ có biết thai ngôi đầu là gì và họ cần lưu ý những gì trong trường hợp này hay không?

1. Tìm hiểu đôi nét về ngôi thai

Chắc hẳn nhiều người còn chưa thực sự hiểu rõ về ngôi thai và ý nghĩa của việc tìm hiểu này là gì? Vậy thì bạn hãy trang bị ngay những kiến thức cơ bản này để trở thành những ông bố, bà mẹ thông thái nhé!

Phụ nữ cần trang bị đầy đủ kiến thức trước và trong khi mang thai.

Nhìn chung, ngôi thai được hiểu là phần thấp nhất của thai nhi so với khung xương chậu của người mẹ, đây cũng là phần đầu tiên đi ra khỏi cơ thể mẹ trong khi em bé được sinh ra đời. Chính vì thế, người ta rất quan tâm tới vấn đề xác định ngôi thai, dựa trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thông thường, ngôi thai nhi sẽ phụ thuộc nhiều vào sự chuyển động của thai trong bụng mẹ, có ba dạng chính thường gặp đó là ngôi ngang, thai ngôi đầu và ngôi mông. Khá nhiều bạn thắc mắc không biết thai ngôi đầu là gì?

Ngôi thai là cơ sở để lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp.

Từ khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, ngôi thai bắt đầu có sự di chuyển, chúng thường xoay ở trong buồng tử cung. Tới những tuần cuối cùng, mẹ bầu nên đi khám để biết ngôi thai hiện như thế nào. Bởi vì khi thai lớn dần lên thì chúng hạn chế chuyển ngôi, đây là thời điểm thích hợp để chẩn đoán, xác định và có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em ra sinh ra đời.

2. Thai ngôi đầu là gì?

Trong ba dạng ngôi thai kể trên, đa số chị em phụ nữ thường gặp tình trạng thai ngôi đầu, chính vì thế họ thường quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn cả. Một vài số liệu thống kê cho thấy, khoảng 90% phụ nữ mang thai ngôi đầu, chúng còn được biết tới tên gọi khác đó là ngôi thuận. Vậy đặc điểm khi phụ nữ mang thai ngôi đầu là gì?

Các bác sĩ đánh giá, đây là ngôi thai giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc điểm chính khi mang thai ngôi đầu đó là đầu của em bé hướng ra phía âm hộ của người phụ nữ. Trong khi đó, phần mông thường hướng về phía ngực người mẹ, nhờ vậy, thai phụ có thể sinh thường dễ dàng hơn.

Rất nhiều bạn thắc mắc thai ngôi đầu là gì?

Trong khi tìm hiểu về thai ngôi đầu, chúng ta sẽ khám phá thêm những dạng thường gặp của hiện tượng này. Thông thường, em bé sẽ giữ một trong 4 vị trí sau đây: ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.

Cụ thể, nếu bác sĩ xác định thai nhi dạng ngôi thóp có nghĩa là em bé ngửa đầu khá nhiều. Trong khi đó, ngôi mặt là tư thế thai nhi sẽ đưa mặt ra phía trước. Còn ngôi chỏm được hiểu là thai nhi thường xuyên cúi đầu, đây cũng là trường hợp thường gặp khi sinh nở.

3. Phụ nữ mang thai ngôi đầu sinh bằng phương pháp nào?

Bên cạnh thắc mắc thai ngôi đầu là gì, các chị em phụ nữ cũng quan tâm tới vấn đề mang thai ngôi đầu thường sinh con bằng phương pháp nào? Chắc hẳn mẹ bầu luôn mong muốn sinh thường, bởi đây là phương pháp đơn giản, người mẹ không mất quá nhiều thời gian bình phục.

Như đã phân tích ở trên, nếu thai nhi có ngôi thuận, việc sinh nở tương đối dễ dàng và thuận lợi. Chính vì thế, đa số mẹ bầu có thể chào đón em bé bằng cách sinh thường.

Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp nhất, các bác sĩ không chỉ dựa vào ngôi thai, họ còn đánh giá rất nhiều yếu tố khác. Một vài yếu tố chúng ta không thể bỏ qua đó là: thai nhi có cân nặng khoảng bao nhiêu, khung xương chậu của người mẹ có đảm bảo đủ rộng không? Như vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả phụ nữ mang thai ngôi đầu đều sinh thường.

4. Phương pháp nhận biết thai ngôi đầu

Vậy cách nhận biết, phát hiện thai ngôi đầu là gì, mẹ bầu nếu quan tâm hãy tìm hiểu ngay nhé! Để xác định chính xác ngôi thai, chị em nên đi siêu âm định kỳ, đặc biệt là từ khi thai bước vào tuần thứ 28. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo độ chính xác tương đối cao.

Đi siêu âm là cách tốt nhất để xác định ngôi thai.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể dựa vào một số đặc điểm để biết mình có mang thai ngôi đầu hay không. Đó có thể là dáng bụng bầu, thai nhi thường đạp ở vị trí nào hoặc bạn có cảm nhận tăng áp lực ở vùng bụng dưới hay không?

Đối với phụ nữ mang thai ngôi đầu, bụng bầu thường trông khá giống hình ô van. Bởi vì đầu của thai nhi ở phần dưới tử cung, trong khi phần mông nằm ở trên tử cung, tạo hình dáng bụng bầu tương đối rõ ràng.

Những yếu tố như vị trí đạp của thai nhi hoặc tình trạng tăng áp lực vùng bụng dưới không phải ai cũng cảm nhận được. Vì vậy, người ta ít khi dựa vào yếu tố trên để xác định ngôi thai.

5. Ngôi thai bất thường có đáng lo hay không?

Bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn em bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển ổn định. Họ tìm hiểu khá kĩ thai ngôi đầu là gì, mẹ bầu nên lưu ý vấn đề gì trong trường hợp này. Đặc biệt, nếu phát hiện ngôi thai bất thường, họ không thể giấu được sự lo lắng, sốt ruột. Ngôi thai bất thường xuất phát từ nguyên nhân nào và tình trạng này có đáng lo hay không?

Hiện tượng ngôi thai bất thường xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Tình trạng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tử cung hoặc xương chậu của mẹ bầu sở hữu hình dạng bất thường nên gây ra vấn đề trên. Một số trường hợp ngôi thai bất thường do thai nhi phát triển quá lớn hoặc không may bị dị tật bẩm sinh.

Thực sự, vấn đề này khiến việc sinh nở gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe, sự an toàn của cả mẹ và bé. Người phụ nữ nên đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, một số bài tập, thói quen sinh hoạt tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều chỉnh ngôi thai về vị trí thích hợp. Bạn nên tìm hiểu và thực hiện theo nhé!

Thông qua bài viết này, các ông bố, bà mẹ tương lai hẳn đã phần nào hiểu về ngôi thai, đặc biệt tình trạng thai ngôi đầu là gì? Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ, bạn nên đi siêu âm để xác định ngôi thai. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé ra đời.

Video liên quan

Chủ Đề